Theo chia sẻ của bác sĩ Ngô Chiêu Khoan - một bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng nổi tiếng ở Trung Quốc, mới đây, anh đã tiếp nhận một trường hợp ung thư vô cùng đáng tiếc. Bệnh nhân là nam, 30 tuổi, bị ung thư lưỡi giai đoạn đầu. Thông thường, với giai đoạn này, chỉ cần can thiệp phẫu thuật, cắt bỏ khối u là được.
Thế nhưng không hiểu vì sao, nam bệnh nhân luôn lo sợ, nghĩ rằng phẫu thuật sẽ xấu, ảnh hưởng đến ngoại hình, chức năng của lưỡi. Chính vì thế, ngay cả khi tiếp nhận điều trị, nam bệnh nhân vẫn vô cùng miễn cưỡng, không chịu hợp tác. Dù bác sĩ có thuyết phục, động viên thế nào cũng vô ích.
Ảnh minh họa. |
Sau một thời gian, tình trạng của nam bệnh nhân ngày càng xấu đi. Thế nhưng đến lúc này, anh vẫn không sẵn sàng chấp nhận điều trị chính thức.
Phải đến lúc bệnh nhân không thể nằm xuống, không thể ngủ được nữa mới chịu phẫu thuật. Thế nhưng, thật không may, sau khi kiểm tra chi tiết, bác sĩ phát hiện phổi của nam bệnh nhân đã nổi đầy khối u, phần cổ cũng vẹo hết cả, thở khó khăn, nói chung đã di căn không thể can thiệp phẫu thuật. Bác sĩ lúc này mắng to: "Cứu cũng không kịp nữa!".
Kết quả, sau lần khám cuối cùng, chưa đầy một tháng sau, nam bệnh nhân qua đời trong sự tiếc thương của gia đình. Sau đó, bác sĩ Ngô cũng chỉ ra rằng do lưu thông bạch huyết phong phú ở cổ, một khi ung thư lưỡi hay ung thư trong miệng được chẩn đoán, nó sẽ dễ dàng di căn sang các cơ quan khác thông qua bạch huyết, khiến nạn nhân không kịp phòng bị.
Điều đáng sợ thực sự của bệnh ung thư miệng không chỉ là tỷ lệ tử vong đang dần tăng cao mà người bệnh khó có thể đối mặt với những di chứng do ca mổ gây ra, chẳng hạn như thay đổi đường nét khuôn mặt, ảnh hưởng sức năng sinh hoạt.
Bên cạnh đó, ung thư miệng có diễn biến nhanh, tỷ lệ mắc bệnh cao và ngày càng trẻ hóa, nếu phát hiện sớm thì có thể thu xếp điều trị nhưng muộn thì cực khó chữa.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)