Ước lỗ âm vốn năm 2020, Vietnam Airlines cần Nhà nước hỗ trợ 12.000 tỷ

Vietnam Airlines cần Nhà nước hỗ trợ 12.000 tỷ đồng và phải bắt đầu giải ngân từ tháng 4 nhằm đảm bảo khả năng thanh toán. 

Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước gửi Thủ tướng, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – HoSE: HVN) là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19.

Theo đó, trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu hợp nhất ước đạt 19.212 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2019; lỗ 2.383 tỷ đồng. Dự kiến cả năm 2020, nếu dịch kéo dài và kết thúc trong quý IV, tổng doanh thu ước đạt 38.140 tỷ đồng, giảm 34% so với kết hoạch, ước lỗ 19.651 tỷ đồng.

Uoc lo am von nam 2020, Vietnam Airlines can Nha nuoc ho tro 12.000 ty
 

Tính đến cuối năm 2019, Vietnam Airlines có vốn điều lệ 14.183 tỷ đồng, trong đó, "siêu Ủy ban" nắm giữ 86,2%. Vốn chủ sở hữu là 18.588 tỷ đồng. Với con số ước lỗ năm 2020, hãng hàng không quốc gia thậm chí âm vốn chủ sở hữu tới hơn 1.000 tỷ đồng.

Vietnam Airlines hiện đã dừng toàn bộ các đường bay quốc tế và duy trì khai thác các đường bay nội địa ở mức tối thiểu. Ngay từ tháng 3, doanh nghiệp buộc phải đơn phương chậm thanh toán một số khoản nợ đến hạn.

Báo cáo cho biết vào đầu năm 2020, Vietnam Airlines có lượng tiền dự trữ khoảng 3.500 tỷ đồng nhưng đến nay đã cạn kiệt. Doanh nghiệp đang phải gia tăng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Tuy nhiên, dư nợ vay ngắn hạn tính đến ngày 20/3 đã lên tới 3.568 tỷ đồng, trong khi nhiều khoản đến hạn thanh toán đang bị tạm dừng. Dòng tiền dự kiến sẽ thiếu hụt lũy kế xấp xỉ 15.000 tỷ đồng trong năm 2020.

Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cho biết nguy cơ các ngân hàng sẽ không tiếp tục cho doanh nghiệp và các công ty con vay, ngoài số vay ngắn hạn đến cuối năm 2020 là 3.517 tỷ đồng. Nhằm đảm bảo khả năng thanh toán trong năm 2020, Vietnam Airlines cần Nhà nước hỗ trợ 12.000 tỷ đồng và phải bắt đầu giải ngân từ tháng 4.

Ngoài ra, Ủy ban cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm có hướng dẫn về trình tự, thủ tục khơi thông nguồn vốn, để các tập đoàn, tổng công ty sớm tiếp cận được gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng, thời hạn cho vay tối thiểu 3 năm với lãi suất 0% phục vụ nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, thanh toán lương cho người lao động. Uỷ ban nhấn mạnh việc Vietnam Airlines đang rất khó khăn và đề nghị được hỗ trợ khoảng 12.000 tỷ đồng, bắt đầu giải ngân từ tháng 4 để duy trì hoạt động, bảo đảm thanh khoản cho doanh nghiệp.

Đứng trước tình hình khó khăn, Hãng hàng không quốc gia mới đây cũng đã công bố kế hoạch cắt giảm 10.000 nhân sự, giảm lương toàn bộ lao động, thậm chí cán bộ từ cấp ban trở lên tự nguyện không nhận lương.

Ủy ban quản lý vốn NN muốn Vietnam Airlines lãi trước thuế 2.358 tỷ năm 2020

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đặt mục tiêu cho Vietnam Airlines phải đạt doanh thu 110.560 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 2.358 tỷ đồng trong năm 2020.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines – HoSE: HVN) vừa nhận được ý kiến của cổ đông chi phối liên quan đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2020.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - cổ đông đang năm 86,19% vốn điều lệ vừa thông qua đề xuất của người đại diện tại Vietnam Airlines về kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư năm 2020, bao gồm các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu.

Uy ban quan ly von NN muon Vietnam Airlines lai truoc thue 2.358 ty nam 2020
 

Theo đó, cơ quan đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đặt mục tiêu cho Vietnam Airlines phải đạt doanh thu 110.560 tỷ đồng, trong đó Công ty mẹ đạt 83.842 tỷ đồng; lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 2.358 tỷ đồng, trong đó Công ty mẹ đạt 1.512 tỷ đồng. Tổng số lao động của Vietnam Airlines được ấn định là 6.024 người (đã bao gồm người quản lý nhưng không bao gồm: lao đọng nước ngoài; lao động cung ứng theo hợp đồng hỗ trợ khai thác, hợp đồng dịch vụ; lao động là người Việt Nam tại Cambodia Angko Air và JPA.

Trong năm 2020, tổng vốn đầu tư của Vietnam Airlines được giới hạn không quá 2.490 tỷ đồng, không bao gồm đầu tư bổ sung 833 tỷ đồng vào vốn điều lệ của JPA. Đối với việc đầu tư 50 tàu bay thân hẹp giai đoạn 2021 – 2025, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu người đại diện phối hợp với HĐQT hoàn thiện hồ sơ dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và các quy định pháp luật có liên quan. Trình Ủy ban xem xét, có ý kiến bằng văn bản trước khi người đại diện chính thức trình Báo cáo nghiên cứu khả thi để cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Vào năm ngoái, Vietnam Airlines đã đạt tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất cao nhất từ trước tới nay, lần lượt ước đạt 101.188 tỷ đồng (tăng hơn 2.200 tỷ so với năm 2018) và gần 3.369 tỷ đồng. Trong đó, công ty mẹ ước đạt hơn 75.000 tỷ đồng doanh thu và hơn 2.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 12% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, tổng các khoản nộp ngân sách (hợp nhất) đạt 7.369 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2018, trong đó các khoản nộp ngân sách của công ty mẹ là 2.573 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ.

Với kết quả sản xuất kinh doanh hiệu quả, hầu hết chỉ số tài chính của Vietnam Airlines cải thiện đáng kể, nâng cao khả năng tự chủ về vốn và khả năng an toàn tài chính. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn đầu tư của chủ sở hữu (ROE) đạt trên 16%, trong khi Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu giảm còn 2,27 lần.

Bên cạnh kết quả tài chính ấn tượng, năm 2019, Vietnam Airlines còn đánh dấu kỷ lục với đội tàu bay cán mốc 100 chiếc và gần 100 đường bay phủ khắp thế giới. Với việc bổ sung 22 tàu bay thế hệ mới hiện đại gồm Boeing 787-10 Dreamliner, Airbus A350-900, A321neo và 10 đường bay, đây là năm Vietnam Airlines tiếp nhận nhiều tàu bay nhất trong lịch sử và mở nhiều đường bay nhất trong 5 năm trở lại đây. Những tiềm lực này là nền tảng quan trọng để Hãng nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ vững vị thế Hãng hàng không quốc tế 4 sao năm thứ tư liên tiếp theo đánh giá của tổ chức Skytrax.

Hoạt động khai thác tiếp tục được Vietnam Airlines duy trì an toàn tuyệt đối với 134.000 chuyến bay, 23 triệu lượt hành khách và gần 346.000 tấn hàng hóa được vận chuyển trong năm 2019. Chỉ số đúng giờ (OTP) đạt xấp xỉ 90%, vượt 2% so với mục tiêu năm và cao hơn mặt bằng chung thế giới.

Vietnam Airlines và Vietjet: Ai sẽ hồi phục nhanh hơn?

(Vietnamdaily) - Việc tạm ngưng và cắt giảm số lượng chuyến bay quốc tế sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2020 của Vietnam Airlines và Vietjet.

Sau khi Chính phủ Việt Nam công bố tạm ngưng cấp thị thực (visa) cho tất cả người nước ngoài trong vòng 30 ngày tính từ ngày 18/3, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - HVN (bao gồm Vietnam Airlines và Jetstar Pacific) công bố sẽ tạm ngưng các chuyến bay quốc tế đến ngày 30/4. 

Điều này cho thấy, doanh thu và lợi nhuận của Vietnam Airlines sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng sau khi diễn biến kém tích cực trong 2 tháng đầu năm 2020.