Hà thủ ô là một vị thuốc bổ nổi tiếng trong Đông y, không chỉ làm người già hóa trẻ, tóc bạc hóa đen mà còn chữa được nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng không chỉ gây tiêu chảy, rối loạn điện giải, viêm gan mà còn kích thích khối ung thư phát triển...
Việc sử dụng hà thủ ô không rõ cách chế biến rất nguy hiểm. |
BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, nhiều người đã dùng hà thủ ô không chỉ để chữa rụng tóc, tóc bạc sớm mà cả đau lưng, yếu khớp gối, yếu cơ, liệt nửa người, tinh thần hồi hộp, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng cholesterol máu và xơ vữa động mạch, tăng cường miễn dịch, tiểu đường... mà không biết hà thủ ô là một vị thuốc có chất độc, nếu không biết cách chế biến, dễ ngộ độc và tử vong.
Hiện ngoài thị trường có hà thủ ô sống và hà thủ ô chế (đã qua chế biến) nhưng rất khó phân biệt thật giả với củ nâu, đặc biệt nếu có đúng thì dùng vẫn có thể nguy hiểm. Bởi theo BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, hà thủ ô phải chế biến kỹ để giảm bớt các chất độc có sẵn trong dược liệu. Chẳng hạn, hà thủ ô sống có những hợp chất chứa anthraquinone kích ứng nhu động ruột, thông đại tiện gây ỉa chảy. Vì vậy, nhiều người khoẻ uống bị đau bụng ỉa chảy. Hoặc chất gây sang chấn phân giải gây ngủ ly bì. Các chất độc này có thể tích tụ trong cơ thể gây ảnh hưởng không tốt tới gan, thận. Đặc biệt, theo sách "Hiện đại thực dụng trung dược học", liều độc uống 50g hà thủ ô sống lúc đói bụng (2,7g/kg cơ thể) và hà thủ ô chế là 169,4g/kg có thể gây chết 50% động vật thí nghiệm...
Tuy nhiên, sau chế biến sẽ giảm liều độc và có lợi cho sức khoẻ. Nhưng hiện tại việc kiểm soát chế biến rất khó bởi việc chế biến hà thủ ô không hề đơn giản. Chẳng hạn, để chữa tóc đen, hà thủ ô đào về ngâm nước 1 tuần, thay hằng ngày rồi thái lát. Lấy đậu đen đun lấy nước tẩm vào rồi đun cách thủy 9 đêm, phơi Đông y gọi là "cửu trưng, cứu sái" để tăng cường tính dược, loại bỏ chất độc mới dùng phối hợp với các vị thuốc khác... Vì vậy, việc sử dụng hà thủ ô không rõ cách chế biến rất nguy hiểm.
Tuy nhiên, sau chế biến sẽ giảm liều độc và có lợi cho sức khoẻ. Nhưng hiện tại việc kiểm soát chế biến rất khó bởi việc chế biến hà thủ ô không hề đơn giản. Chẳng hạn, để chữa tóc đen, hà thủ ô đào về ngâm nước 1 tuần, thay hằng ngày rồi thái lát. Lấy đậu đen đun lấy nước tẩm vào rồi đun cách thủy 9 đêm, phơi Đông y gọi là "cửu trưng, cứu sái" để tăng cường tính dược, loại bỏ chất độc mới dùng phối hợp với các vị thuốc khác... Vì vậy, việc sử dụng hà thủ ô không rõ cách chế biến rất nguy hiểm.
Theo BS Cao Hồng Phúc, Học viện Quân y 103, những người bị rối loạn tiêu hóa, viêm đường tiêu hóa như đau dạ dày... thì không nên dùng, nhất là hà thủ ô chưa qua chế biến. Bởi thành phần anthraglucosid gây nhuận tràng mạnh trong hà thủ ô có thể gây ra tiêu chảy mạnh, làm giảm hấp thụ kali, gây rối loạn điện giải khiến cơ thể bị yếu, thần kinh cảm giác bị rối loạn, người bệnh có cảm giác bị tê bì hay như kiến bò, chân tay không thật... Đặc biệt, tuy chưa rõ cơ chế nhưng thực tế nhiều nhiều trường hợp viêm gan do dùng hà thủ ô ở nhiều cấp độ (vàng da, men gan tăng...) đã được ghi nhận và báo cáo. Do đó, khi dùng nếu có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, vàng da thì nhiều khả năng đã bị nhiễm độc gan cần phải ngừng dùng.
Hơn nữa, trong hà thủ ô có hoạt tính estrogen thực vật khá cao, dễ gây kích thích khối u phát triển và khối ung thư tái phát. Vì thế, những người có tiền sử bị ung thư hay đang điều trị ung thu vú hoặc tử cung không nên dùng. Ngoài ra, những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật cũng không được dùng vì nó gây hạ đường huyết, dẫn đến tử vong.
Hơn nữa, trong hà thủ ô có hoạt tính estrogen thực vật khá cao, dễ gây kích thích khối u phát triển và khối ung thư tái phát. Vì thế, những người có tiền sử bị ung thư hay đang điều trị ung thu vú hoặc tử cung không nên dùng. Ngoài ra, những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật cũng không được dùng vì nó gây hạ đường huyết, dẫn đến tử vong.