Uống nửa lít rượu cao mèo, quý ông nhìn nhện hóa rắn

Người đàn ông có "thâm niên" uống rượu hơn 25 năm, nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo thanh, ảo giác do ngộ độc rượu.

Ghi nhận mới đây tại bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, bệnh nhân T.A.T (47 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng rối loạn nhận thức, ảo giác kích động do ngộ độc rượu.
Tiến sỹ - Bác sỹ Trần Thị Hồng Thu, Trưởng khoa lâm sàng của bệnh viện cho biết, bệnh nhân T. nhập viện ngày 11/5 trong trạng thái sảng rượu, bệnh rất nặng, không đi lại được, hỏi 1 đằng trả lời 1 nẻo, ngơ ngác, sợ hãi.
Bệnh nhân có tiền sử uống rượu hơn 25 năm. Dù bị rối loạn nhận thức nhưng anh T. không có hành vi kích động, gây mất trật tự. Sau hơn nửa tháng điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân T. vừa được xuất viện.
Anh T. nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo thanh, ảo giác, nhìn thấy nhà trôi, ô tô trôi (ảnh minh hoạ)
Anh T. nhập viện trong tình trạng loạn thần, ảo thanh, ảo giác, nhìn thấy nhà trôi, ô tô trôi (ảnh minh hoạ) 
Tình trạng của anh đã được cải thiện nhiều sau khi điều trị. Anh đã nhận thức trở lại. Kể về cuộc đời mình, anh T. bảo: "Giờ không thèm rượu, sẽ cố gắng cai rượu thôi".
Từ khi ngoài 20 tuổi, anh đã làm bạn với ma men, đến ngoài 30 tuổi, rượu là ‘người tình’ không thể thiếu trong cuộc sống của anh. "Mình thích uống rượu vì uống vào nói năng mạnh bạo, thấy thăng hoa hơn. Đi làm, bạn bè nó rủ rê uống dần dần thành quen. Sáng dậy mở mắt phải uống một vài chén, trưa ăn cơm cũng phải uống, bữa tối không thể thiếu rượu’, anh T kể.
Năm 2008, dấu mốc trong cuộc đời anh khi lần đầu tiên anh bị loạn thần do rượu. Lúc đó, anh lái xe từ Bình Thuận vào TP.HCM. Trên xe có một chai rượu ngâm cao mèo 0,5 lít. Đường đi thì xa, theo kế hoạch phải vào TP.HCM sớm. Anh T. lái xe cả đêm, để chống buồn ngủ, anh lôi chai rượu cao mèo ra uống hết sạch, dù đã được dặn là chỉ được cho 1 giọt vào 1 ly rượu.
8h sáng hôm sau đến TP.HCM, trả xe xong, anh nôn khan, nhìn gì cũng ra ma quỷ, nằm trên giường mà thấy con nhện bò trên tường cứ nghĩ là rắn nhảy ra cắn mình.Anh em đưa vào bệnh viện cấp cứu, anh nằm điều trị 4 ngày, sức khỏe ổn định thì bay ra Hà Nội.
Vợ anh T. buồn rầu kể: "Lúc đó rất may, sức khỏe anh phục hồi nhanh, sau khi dùng thuốc tây thì tôi cắt thuốc Bắc cho uống.Anh nghỉ 2 tháng lái xe, đồng thời nghỉ luôn rượu. Nhưng khi quay lại làm việc, anh em rủ uống, vui bạn vui bè anh ấy uống lại.
Từ đó đến nay, tôi đã đưa anh ấy đi cai 2 lần nữa nhưng rồi đâu lại vào đấy.Vợ cũng không ngăn được, tự dưng thèm thuồng nên anh ấy mua giấu giếm chai bia rồi dần dần nghiện rượu trở lại. Thời gian gần đây, cơ thể suy nhược, ăn ít, có hiện tượng chán ăn, không uống được rượu nữa nên tôi cho vào viện.Trước đó, anh ấy bắt đầu bị ảo thanh, ảo thị, nhìn thấy nhà trôi, ô tô trôi. Tưởng tượng có người muốn vào nhà ăn trộm nên kiếm gậy để đánh. Anh ấy tưởng tượng như đang sống ở cuộc sống khác. Năm 2008, tôi còn ngỡ ngàng vì bệnh của anh, không nghĩ rằng rượu nó hủy hoại nặng nề đến thế".
"Giờ bệnh viện cho thuốc về uống, dùng thuốc hỗ trợ cai lâu dài trong vòng 2 năm, sau đó thì phụ thuộc vào anh ấy thôi, mình chỉ có thể giúp đến thế, còn anh ấy phải tự quyết định sự sống của mình", vừ nói, vợ anh T. vừa cho phóng viên xem hình ảnh anh lúc còn trẻ.
Khác hẳn người đàn ông gầy gò, tay run run như gần 60 tuổi ở ngoài đời (dù anh mới 47 tuổi), anh T. khi còn trẻ lại một người rất đẹp trai, cao to, khoẻ mạnh. Dù vẫn biết thời gian khiến tất cả chúng ta già đi nhưng chắc hẳn với anh T. đó cũng là do ảnh hưởng nặng nề từ những năm tháng uống rượu "quên mình".
Vì muốn giữ danh tính, nên vợ anh T. nói rằng, nếu đưa 2 bức ảnh của anh ấy lên sẽ có mức độ cảnh báo cao nhưng chị ngại người quen, bạn bè, họ hàng biết rõ về gia cảnh hiện nay nên chị không muốn chúng xuất hiện trên báo.
Trả lời PV VTC News, Tiến sỹ - Bác sỹ Trần Thị Hồng Thu cho biết đã có nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng loạn thần do rượu, chiếm đến 20% ca bệnh. Tùy vào thể trạng người uống và chất lượng rượu, có thể 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn người uống rượu có thể bị loạn thần.
Về việc anh T. sau khi uống nửa lít rượu cao mèo rồi nhìn nhện hoá rắn, bác sỹ Thu cho rằng, anh bị nhiễm độc rượu nên thần kinh bị ảnh hưởng. Khi bị nhiễm độc rượu, bệnh nhân thường có triệu chứng như khả năng kìm chế cảm giác kém, bị ảo giác, hoang tưởng rất hay gặp.
Hoang tưởng gặp nhiều nhất là hoang tưởng ghen tuông dẫn đến đánh vợ, thậm chí nửa đêm ngủ cũng đánh. Có ông đòi hỏi tình dục quá đáng, vì hoang tưởng lo sợ không đáp ứng được vợ. Có người còn dọa giết vợ, giết người tình tưởng tượng của vợ.
Ngoài ra, bệnh nhân còn bị rối loạn tri giác, cảm giác có kiến bò trên da, thấy ảo thanh giọng nói bên tai. Hay gặảo thị nhiều là rắn rết, bọ cạp, chim, giun dế, sâu bọ. Chân tay bị run, có người toàn thân run rẩy, đi lại khó, thể trạng suy kiệt, mệt mỏi tột độ. Và khi đó, uống rượu vào, thấy mệt mỏi biến mất.
Bác sỹ Thu cảnh báo, nếu thấy người nhà có dấu hiện trên, cần đưa đi gặp bác sỹ chuyên khoa để điều trị và tiến hành cai, quan trọng nhất là phải giải quyết gốc rễ, điều trị dứt điểm để cai được rượu.Người nghiện rượu có nhu cầu sử dụng rượu xuất phát từ thần kinh vì cấu trúc não thay đổi do tổn thương thực thể. Vì vậy, chọn đúng bác sỹ chuyên khoa điều trị, tuân thủ phác đồ là quan trọng nhưng cũng cần có quyết tâm từ bệnh nhân và hỗ trợ từ phía gia đình.
Mời quý độc giả xem video Những thực phẩm thường gặp nhưng rất độc (nguồn Youtube):

Cách xử lý ngộ độc thường gặp ngày Tết tại nhà

Sau đây là cách xử lý ngộ độc thường gặp ngày Tết mà bạn có thể xử trí trước tại nhà.

Trong ngày Tết, không ai muốn đi viện và uống thuốc song kỳ nghỉ dài kéo dài kéo theo những bữa tiệc, ăn nhậu không tránh được những sự cố không mong muốn. Khi có các biểu hiện nặng, bạn buộc phải đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế.
Cach xu ly ngo doc thuong gap ngay Tet tai nha
 Ảnh minh họa.

Sử dụng rượu thuốc không đúng là gặp họa

Rượu thuốc là một dạng thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền với mục đích để điều trị một chứng bệnh nào đó. Rượu thuốc được sử dụng dưới 2 cách.

Rượu thuốc là một dạng thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền (YHCT) với mục đích để điều trị một chứng bệnh nào đó. Rượu thuốc được sử dụng dưới 2 cách.

Cách thứ nhất là rượu thuốc dùng ngoài, với mục đích để trị các chấn thương, té ngã gây đau đớn, bầm tím cơ nhục. Với cách này người ta thường sử dụng những vị thuốc có tính cay nóng, hoạt huyết, giảm đau, như quế nhục, ô đầu, mã tiền, huyết đằng, địa liền… đôi khi dùng mật động vật, như mật gấu…để xoa bóp vào những chỗ chấn thương. Với cách làm này cũng đưa lại những kết quả rất khả quan.

Cách thứ hai là sử dụng rượu thuốc dưới dạng ngâm để uống trong, ví dụ để trị phong thấp, đau xương cốt, đau lưng gối, đau cơ nhục người ta dùng “rượu bổ huyết trừ phong”, gồm các vị thuốc cẩu tích, ngũ gia bì, tang chi, ngưu tất, hà thủ ô đỏ, thiên niên kiện, hoàng tinh, thổ phục linh, huyết giác, tục đoạn, hy thiêm, kê huyết đằng. Hoặc dùng các loại rượu để bổ thận dương, tăng cường sinh lực, như ngâm rượu với tắc kè, ba kích, hà thủ ô đỏ, hoặc cá ngựa với ba kích, trần bì… Để bổ khí, bổ cơ thể có thể ngâm rượu với nhân sâm, lộc nhung… Mặc dù với những vị thuốc mang tính chữa bệnh và bồi bổ như vậy song việc sử dụng chúng cũng cần theo chỉ dẫn về liều lượng, cách dùng mới phát huy được hiệu quả trị liệu và tránh được những tác dụng không mong muốn cho người dùng.

Ngay việc ngâm rượu thế nào để thu được nhiều hoạt chất cũng phải căn cứ theo những quy trình cụ thể, như việc chế biến đúng quy cách của các vị thuốc trước khi đem ngâm. Rồi đến loại rượu và nồng độ của rượu đem ngâm cũng cần phải hết sức chú ý.

Dùng rượu thuốc không đúng là gặp họa
Cấp cứu cho bệnh nhân bị ngộ độc tại Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng rượu thuốc

Một số người coi rượu thuốc như một đồ uống thông thường nên đã sử dụng tùy tiện, không theo hướng dẫn sử dụng, lúc nào thích là đem ra uống, hoặc đem ra uống với bạn bè đến say túy lúy. Điều đó là không tốt, đôi khi gây hại cho bản thân. Vì ngay trong rượu thuốc, đôi khi cũng có những thành phần, nếu vượt quá giới hạn của nó cũng có thể đưa lại những tác dụng không mong muốn cho người dùng. Đã có những người lấy loại “rượu dùng ngoài” để uống và cũng đã bị ngộ độc. Vì bản thân rượu dùng ngoài thường chứa các thành phần có tác dụng giảm đau mạnh (aconitin) trong ô đầu, strychnin trong mã tiền… đều là những thành phần gây độc mạnh cho cơ thể.

Ngâm rượu từ mật động vật

Trong thực tế có một số loại mật động vật có thể sử dụng để làm phụ liệu chế biến thuốc. Ví dụ mật trâu, mật bò, mật lợn dùng để chế biến vị thuốc thiên nam tinh cho ta vị đởm nam tinh dùng trong y học cổ truyền. Mật lợn phối hợp với bách bộ để trị ho lâu ngày. Với mục đích trị đau nhức xương khớp, tê mỏi cơ nhục, người ta dùng mật gấu hoặc mật rắn (rắn hổ mang, rắn ráo, rắn cạp nong, cạp nia…) ngâm rượu để uống. Tuy nhiên với nồng độ rất thấp. Ví dụ, sau khi chế biến rắn để ngâm rượu, mật của chúng được lấy ra, ngâm riêng vào một lọ rượu 35-40%, đến khi có thành phẩm rượu rắn mới đem hòa mật này vào để uống.

Về mật cá

Nhiều loại mật cá không độc, như mật cá chuối còn gọi là cá quả. Tuy nhiên lại có những loại mật cá lại có tính độc cao, có thể gây độc tính lớn thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng con người, như mật cá trắm. Cá trắm rất quý, thịt ăn ngon và bổ, song mật của nó lại rất độc. Trên thực tế những năm trước đây, Bệnh viện Bạch Mai đã có những khuyến cáo về những ca nhiễm độc thận cấp, đái ra máu sau khi uống mật cá trắm.

Do vậy nếu ngâm rượu mật cá trắm để uống, bị nhiễm độc là điều dễ hiểu. Cách đây khoảng 700 năm, Tuệ Tĩnh cũng đã viết: “Cá trắm có tên gọi là thanh ngư… Mật nó có độc tính”.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra khi sử dụng các dạng rượu ngâm, trước hết nói đến các dạng rượu thuốc nói chung và rượu từ mật động vật nói riêng, không nên sử dụng tùy tiện. Nhất là những sản phẩm chưa rõ nguồn gốc cũng như chưa có kinh nghiệm trong sử dụng.

Tin mới