Uống quá nhiều nước có thể gây hại, đọc ngay để tránh

Đi tiểu nhiều lần, mất năng lượng, mệt mỏi là các biểu hiện bạn đang uống quá nhiều nước gây mất cân bằng điện giải.

Nước chiếm 45-75% trọng lượng cơ thể và đóng vai trò then chốt đối với sức khỏe tim mạch, cân nặng, sức khỏe thể chất và chức năng não. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng có thể gây hại, dẫn đến một số phản ứng khó chịu, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Uong qua nhieu nuoc co the gay hai, doc ngay de tranh
 Tác hại tiềm ẩn của việc uống quá nhiều nước đối với cơ thể. Ảnh minh họa
Chuột rút
Cơ thể cần nước để làm chất bôi trơn cho các cơ quan hoạt động tốt. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước lại làm mất đi sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể dẫn đến tình trạng chuột rút, các cơ co thắt. Bên cạnh đó, việc cơ thể dư thừa nước khiến cơ thể phải đào thải một lượng nước lớn làm giảm mức điện giải dễ gây chuột rút.
Mất cân bằng điện giải
Mất cân bằng điện giải là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang uống quá nhiều nước. Các chất điện giải là các loại muối khoáng như natri, kali mà cơ thể cần. Chúng giúp cơ thể mang các xung điện, đặc biệt quan trọng với hoạt động của tim và hệ thần kinh. Uống quá nhiều nước có thể làm loãng các chất điện giải, khiến hàm lượng các chất này giảm. Hàm lượng chất điện giải thấp là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu.
Tổn thương tim
Tim của bạn sẽ dễ gặp tổn thương nếu uống quá nhiều nước, làm tăng thể tích máu có trong cơ thể, đồng nghĩa với việc tăng thêm gánh nặng cho tim. Những áp lực không cần thiết này dễ gây nên hư hỏng ở các mạch máu, nặng hơn là dẫn đến động kinh.
Luôn mệt mỏi và căng thẳng
Điều này xảy ra khi cơ thể nạp quá nhiều nước trong một thời gian ngắn. Khi đó thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa và điều này kích thích tuyến thượng thận (chịu trách nhiệm đối phó với căng thẳng) quá mức. Khi có quá nhiều hormon căng thẳng trong cơ thể có thể còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Tổn thương não
Khi uống nhiều nước đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, có thể tàn phá não và cơ thể. Tình trạng này gọi là ngộ độc nước. Ngộ độc nước có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí trong trường hợp cực đoan có thể gây tổn thương não, hôn mê, thậm chí là tử vong.
Phát triển một số bệnh
Với một số nguồn nước không bảo đảm như nước nhiễm sắt, bạn có thể phát triển các vấn đề về gan nếu uống quá nhiều nước này. Rối loạn chức năng nội tạng và ung thư có thể xảy ra khi bạn quá nhiều uống nước bị nhiễm clo.
Uống nước bao nhiêu là đủ và đúng cách?
Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày chúng ta cần cung cấp khoảng 40ml/kg cơ thể. Tổng lượng nước cơ thể cần uống là khoảng 2-2,5 lít mỗi ngày, nhưng nên chia thành 8-10 cốc nước. Lượng nước này bao gồm tất cả các loại nước như nước lọc, nước canh, nước ép trái cây, trà…
Tuy nhiên, đối với người có cường độ vận động nặng (như người lao động chân tay, làm việc ngoài trời, người đổ mồ hôi nhiều, vận động viên…) có thể cần bổ sung nước nhiều hơn. Bên cạnh đó, lượng nước cơ thể cần còn phụ thuộc giới tính, độ tuổi.
Bạn cần uống nước thường xuyên ngay cả khi không khát và chia làm nhiều lần trong mỗi ngày. Việc chia đều lượng nước bổ sung trong ngày sẽ đảm bảo sự cân bằng cho chức năng hoạt động của cơ thể.
Bạn nên uống nước trong tư thế ngồi, uống từng ngụm nhỏ để nước từ từ được thẩm thấu đều đến các cơ quan, giúp cơ quan hấp thu các dưỡng chất hiệu quả; không uống nhiều nước trước khi đi ngủ.

6 lý do uống nước có thể giúp giảm cân

Theo Medical News Today, nhiều nghiên cứu cho thấy mối tương quan tích cực giữa việc tăng lượng nước tiêu thụ và giảm cân.

6 lý do uống nước có thể giúp giảm cân

Bên cạnh đó, quá trình hydrat hóa còn là chìa khóa cho nhiều yếu tố góp phần giảm cân như tiêu hóa, chức năng cơ. Tuy nhiên, cộng đồng y khoa vẫn chưa chắc chắn về mức độ ảnh hưởng của việc tiêu thụ nước lên quá trình giảm cân.

Họ chỉ có thể đưa ra 6 lý do uống nước giúp giảm cân cũng như khuyến cáo lượng nước nên đưa vào cơ thể mỗi ngày.

Thức dậy, nên uống nước trước hay sau đánh răng? Câu trả lời kinh ngạc

Chú Qiu có thói quen uống nước trước khi đánh răng mỗi khi thức dậy buổi sáng. Vậy nhưng, người vợ khăng khăng phải đánh răng trước khi uống khiến chú băn khoăn.

Thức dậy, nên uống nước trước hay sau đánh răng? Câu trả lời kinh ngạc
Thuc day, nen uong nuoc truoc hay sau danh rang? Cau tra loi kinh ngac
 Chú Qiu (Trung Quốc) mỗi ngày thức dậy đều uống một cốc nước đun sôi để nguội. Vậy nhưng, hôm nay người vợ lại ngăn cản, cho rằng uống nước trước khi đánh răng không khác gì đưa các mảng bám, vi khuẩn trong miệng vào dạ dày, gây hại sức khỏe. (Ảnh: Wonderful Materia Medica)

Uống nước lúc bụng đói buổi sáng cực hại? Bác sĩ giải đáp

Có người cho rằng uống nước lúc bụng đói vào buổi sáng còn có hại hơn là bỏ bữa sáng. Điều này có đúng không?

Uống nước lúc bụng đói buổi sáng cực hại? Bác sĩ giải đáp
Như chúng ta đã biết, nước là nguồn sống, cơ thể chúng ta chiếm khoảng 70% là nước. Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày chúng ta phải đảm bảo uống đủ 1500-1800 ml nước để duy trì cuộc sống và sức khỏe của bản thân.

Tin mới