Uống thứ nước bốc mùi cả tháng, người dân sốc nặng khi biết sự thật

Bà cụ đột nhiên mất tích khiến cả gia đình lẫn làng xóm đổ xô đi tìm nhưng không thấy, có ai ngờ bà lại trải qua giây phút cuối đời ở nơi này.

Những ngày cuối tháng 3, một vụ việc chấn động bùng nổ tại thành phố Tân Trúc, Đài Loan khiến người dân ở đó vừa sợ hãi vừa buồn nôn.
Mọi chuyện bắt đầu từ gần một tháng trước, khi vài hộ gia đình nhận ra nước máy của nhà mình vẩn đục và bốc mùi hôi thối. Đợi mãi mà nguồn nước vẫn bẩn y như ngày đầu chứ chẳng hề cải thiện, họ quyết định cùng nhau tìm nhà thầu đến vệ sinh bể chứa nước.
Ngờ đâu, khi đang tháo nước từ bể chứa ra ngoài, các công nhân sợ đến mức ngã ngửa vì thấy... một xác chết đang phân huỷ bên trong! Cảnh sát lập tức đến hiện trường để điều tra vụ việc. Kết quả cho thấy thi thể này thuộc về bà cụ 70 tuổi họ Lâm, đã được gia đình trình báo mất tích từ giữa tháng 2.
Theo lời chồng nạn nhân là ông Vương, bà Lâm rời nhà từ hôm 14/2. Ban đầu, ông không lo lắng gì vì tưởng bà sang nhà hàng xóm chơi. Nào ngờ đợi mãi chẳng thấy vợ về, ông hốt hoảng chạy đi tìm nhưng không thấy.
Lo cho người vợ mắc chứng suy giảm trí nhớ, ông Vương lập tức báo cảnh sát. Tiếc thay, dù đã nỗ lực tìm kiếm, nhưng họ không thể truy ra chút manh mối nào về bà Lâm, mãi cho đến khi có người nhận việc dọn dẹp bể nước.
Quá trình khám nghiệm tử thi cho thấy trên người bà Lâm không có vết thương hay dấu vết nào chứng tỏ bà bị sát hại. Cảnh sát kết luận bà cụ bất cẩn ngã vào bể nước dẫn đến chết đuối, thi thể trả về cho gia đình an táng.

Bể chứa nước ngọt khổng lồ nằm sâu dưới đáy biển cực hiếm

Một bể nước ngọt hiếm hoi đã được phát hiện ngoài khơi đảo Nam của New Zealand. Đây có thể là nguồn cứu hạn hán và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong những năm tới.

Mạch nước ngầm ngoài khơi này được khám phá nhờ kết hợp phân tích địa chấn học và công nghệ quét sóng điện từ. Các kỹ thuật này được sử dụng để xây dựng một bản đồ 3D của tầng ngầm nước ngọt dưới đáy biển.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tính toán được thể tích chính xác của bể nước ngầm này nhưng họ ước tính nó có thể chứa khoảng 2.000 km3 nước ngọt – tức lớn hơn gấp 800 triệu lần thể tích của hồ bơi Olympic hay hồ Ontario.

Những tầng nước ngầm ngoài khơi thường bị khóa bởi các lớp đá, có thể tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên chúng không mấy phổ biến. Bể nước vừa được tìm thấy nói trên có khả năng được hình thành cách đây ít nhất ba kỷ băng hà, các nhà khoa học cho biết.

Be chua nuoc ngot khong lo nam sau duoi day bien cuc hiem

Quá trình hình thành nước ngầm. Ảnh: Marcan.

Có thể bạn quan tâm

"Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của nghiên cứu này là nó cải thiện hiểu biết của con người về quản lý nguồn nước", nhà địa chất học hải dương Joshu Mountjoy của Viện Nghiên cứu Nước và Khí quyển Quốc gia New Zealand cho biết.

Ông nói thêm: "Hiện tại chúng tôi đã sử dụng các kỹ thuật từ xa, mô hình hóa và địa vật lý. Chúng tôi thực sự cần đi thực địa và chứng thực phát hiện của mình; chúng tôi vẫn đang nghiên cứu các phương án để làm được điều đó".

Về quá trình phát hiện ra bể nước ngầm khổng lồ, manh mối đầu tiên là vào năm 2012, một dự án khoan khoa học đã được tiến hành tại thành phố cảng Timaru, South Canterbury, đảo Nam New Zealand. Tuy nhiên, thứ các nhà khoa học lại là nước lợ. Chính điều này đã khiến bể nước ngọt khổng lồ kia trở nên khó tìm kiếm.

Tuy nhiên, đến năm 2017, một cuộc điều tra sâu hơn bằng tàu nghiên cứu bắt đầu được thực hiện và hiện đã thu được kết quả. Tầng ngậm nước nông bất thường, chỉ cách đáy biển chưa tới 20m. Nó được cho là trải rộng khoảng 60km tính từ đường bờ biển.

Be chua nuoc ngot khong lo nam sau duoi day bien cuc hiem-Hinh-2

Thành phố cảng Timaru, South Canterbury, đảo Nam, New Zealand. Ảnh: Dave James.

Vị trí của nó thực sự là một lợi thế khi khu vực Canterbury đang phải đối mặt với áp lực dân số ngày càng tăng và thời kỳ khô hạn kéo dài. Bể chứa nước ngọt khổng lồ kia có thể chiếm đến 50% lượng nước ngọt ở toàn vùng Canterbury, các nhà nghiên cứu cho biết.

Dù rất nhiều bản đồ chi tiết về độ mặn của nước hay hình dạng của tầng chứa nước đã được phỏng dựng, nhiều số liệu khác về bể nước ngọt khổng lồ này vẫn là ẩn số. Bước tiếp theo, các nhà khoa học mong muốn tìm cách lấy được mẫu nước tại bể chứa này để tiến hành các bước so sánh với các mẫu hiện có.

Theo nhóm nghiên cứu, các công nghệ và kỹ thuật tương tự áp dụng trong nghiên cứu này có thể sử dụng để đánh giá lại các tầng ngậm nước tự nhiên trên toàn cầu.

Chính quyền địa phương hiện đang nỗ lực tìm cách biến bể nước ngầm tại Timaru thành nguồn cung cấp nước ngọt cho người dân mà không gây ra thiệt hại nào đến môi trường xung quanh hay các hệ sinh thái phụ thuộc vào nó.

"Tính đến khả năng phục hồi lâu dài cho cả cộng đồng và nền kinh tế, quận Timaru hiện đang tìm giải pháp cho an ninh dài hạn của nguồn nước", thị trưởng Timaru, ông Nigel Bowen phát biểu.

2 anh em sinh đôi chết đuối ở bể nước trong nhà

(Kiến Thức) - Hai anh em sinh đôi ngã xuống bể nước trong khuôn viên gia đình ở TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh dẫn đến tử vong.

Ngày 30/12, một cán bộ xã Hiệp Hòa, TX. Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết, vào ngày 28/12, trên địa bàn xảy ra vụ đuối nước tại bể nước trong khuôn viên gia đình khiến hai anh em sinh đôi tử vong.
2 anh em sinh doi chet duoi o be nuoc trong nha
 Ảnh minh họa
Cụ thể, khoảng 19h, ngày 28/12, gia đình ông C phát hiện cháu B và L đuối nước tại bể nước trong khuôn viên gia đình, sau đó mọi người đã làm các động tác cấp cứu nhưng hai cháu đã tử vong trước đó.

Tin mới