Trà rất quen thuộc trong cuộc sống chúng ta còn đường phèn là một loại gia vị quan trọng. Sự kết hợp giữa trà và đường phèn sẽ mang lại lợi ích bất ngờ gì?
An An (Theo ABLW)
Theo Aboluowang, khi pha trà, chúng ta có thể cho thêm một chút đường phèn, rất tốt cho sức khỏe. Trước khi pha, cần làm sạch lá trà, bởi lá trà có thể bị nhiễm bụi và các tạp chất, thậm chí côn trùng. Do vậy, tốt nhất bạn nên rửa sạch trước khi pha trà.
Để làm sạch, bạn có thể cho một nắm lá trà vào tô lớn, thêm một thìa bột mì và chút muối vào, tiếp đến cho nước vừa đủ và dùng muối khuấy nhẹ một lúc. Cách này có thể loại bỏ tạp chất và bụi bẩn khỏi lá trà một cách hiệu quả. Việc thêm bột mì và muối có thể khử trùng và tăng cường khả năng hấp thụ, giúp trà sạch hơn.
Đặt lá trà đã làm sạch vào một cái bát và dùng thìa lọc để lọc lá trà sang một cái bát khác. Tiếp theo, thêm nước một lần nữa và rửa sạch lá trà.
Lưu ý, khi rửa lá trà phải dùng nước lạnh, vì nước nóng sẽ khiến lá trà bị sủi bọt và ảnh hưởng đến hương vị.
Tiếp theo, chúng ta cần chuẩn bị một chiếc cốc, cho lá trà đã rửa sạch vào cốc, sau đó thêm vài miếng đường phèn vào. Rót nước sôi vào, khuấy đều cho đến khi đường phèn tan nhanh.
Nhiều người thích cho thêm đường phèn khi uống trà, bởi sự kết hợp này có thể mang lại vị ngọt và hương thơm nhẹ, giúp hương vị dễ chịu hơn.
Trà có tính mát nên có tác dụng làm dịu cơn khát, thanh nhiệt, giải độc, thêm đường phèn vào có thể nâng cao hơn nữa tác dụng bổ khí, dưỡng âm, dưỡng ẩm cho phổi, giảm ho và giảm đờm.
Ngoài ra, trà kết hợp với đường phèn còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Đối với những người mắc chứng khó tiêu hoặc chán ăn, sự kết hợp này có thể cung cấp thêm kích thích cho dạ dày, thúc đẩy quá trình tiết dịch tiêu hóa và tăng cường nhu động đường tiêu hóa, từ đó cải thiện các vấn đề về tiêu hóa.
Polyphenol, catechin và các chất khác trong trà kết hợp với đường phèn không chỉ có thể làm tăng cảm giác thèm ăn mà còn cải thiện cảm giác ngon miệng.
Giật mình điều xảy ra khi uống trà gừng thường xuyên
Trà gừng chống viêm, giảm đau họng, cảm lạnh nhưng nếu uống nhiều có thể gây đầy bụng, tiêu chảy.
Trà gừng là loại đồ uống phổ biến được nhiều người sử dụng vì đặc tính chữa bệnh. Trà gừng giúp giảm viêm, dịu cơn đau họng, đỡ buồn nôn, đồng thời chứa ít calo. Ảnh minh họa: Nutritionforce.
Như bất kỳ thực phẩm hoặc đồ uống nào, trà gừng cũng có rủi ro về sức khỏe nếu uống không đúng cách hoặc quá nhiều. Ảnh minh họa: Times of India
Thành phần dinh dưỡng: Gừng chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe của con người. Một tách trà gừng tươi chứa khoảng 19 calo, 4g carbonhydrate, không có chất béo, protein, chất xơ, đường. Trong trà gừng có vitamin B6, magie, kali, đồng. Ảnh minh họa.
Tác dụng: Chống viêm, giảm đau: Trong gừng có hợp chất gingerol tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt.
Ngăn ngừa buồn nôn và nôn: Gừng tốt cho người hay buồn nôn do say tàu xe, điều trị ung thư.
Nâng cao hiệu suất thể thao: Dù cần phải nghiên cứu thêm, gừng dường như làm giảm đau cơ do tập luyện và tăng tốc độ phục hồi. Lý do nằm ở đặc tính chống viêm của gừng.
Cải thiện hô thấp ở bệnh nhân hen suyễn: Hít mùi gừng dường như tốt cho những người bị hen suyễn hoặc viêm phế quản.
Giảm viêm mạn tính: Viêm mạn tính liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim, ung thư và viêm khớp.
Xoa dịu cơn đau họng và cảm lạnh: Từ lâu, gừng đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian chữa viêm họng và cảm lạnh. Một số bằng chứng ghi nhận gừng giảm viêm, đau cổ họng và có đặc tính kháng khuẩn.
Hỗ trợ chữa bệnh gan nhiễm mỡ: Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là tình trạng chất béo tích tụ trong gan và gây viêm.
Kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu: Gừng có thể làm tăng cảm giác no và giảm hấp thụ carbohydrate, dẫn đến giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, đặc biệt có ích cho người mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc tiền tiểu đường.
Tăng cường miễn dịch: Gừng là nguồn chất chống oxy hóa dồi dào, tăng cường hệ miễn dịch.
Hỗ trợ tiêu hóa: Gừng được cho là giúp tiêu hóa bằng cách kích thích sản xuất dịch vị và các enzym. Loại thực phẩm này cũng có thể giảm chứng khó tiêu, đầy hơi.
Giảm đau kinh nguyệt: Một số phụ nữ cho biết bớt đau bụng, buồn nôn khi họ uống trà gừng trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng khoa học khẳng định điều đó.
Ít calo và chất béo bão hòa: Trà gừng chứa rất ít calo, không có chất béo bão hòa. Nhờ vậy, loại trà này là lựa chọn thông minh cho những người đang cố gắng giảm cân.
Tác dụng phụ của trà gừng: Mặc dù trà gừng an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng uống quá nhiều có thể gây ra ợ nóng, tiêu chảy, đầy bụng, khó chịu…
Nếu đang mang thai hoặc cho con bú, bạn nên tránh uống trà gừng, vì không có đủ thông tin để xác định độ an toàn của loại đồ uống này. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị tiểu đường hoặc thuốc làm loãng máu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Uống trà xanh thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường?
Uống trà là một nét văn hóa ẩm thực rất truyền thống ở nước ta, hương vị của lá trà rất thơm, uống trà đúng cách có thể nhanh chóng bổ sung nước cho cơ thể và giải tỏa một số cảm xúc không tốt.
Ngoài ra, trà còn chứa nhiều vitamin và các thành phần khác nên nhiều người cho rằng uống trà mỗi ngày có thể đóng vai trò chăm sóc sức khỏe. Vậy, uống trà mỗi ngày có thực sự tốt cho cơ thể?