Uống trà giảm 33% nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt

(Kiến Thức) - Uống năm tách trà hoặc nhiều hơn mỗi ngày làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tăng triển tới 1/3, nghiên cứu cho thấy.

Tác dụng phòng vệ nằm ở hợp chất tự nhiên flavonoid 
Ung thư tiền liệt tuyến thường xảy ra ở những người đàn ông lớn tuổi, đặc biệt là những người ngoài 60. Nếu được phát hiện sớm, ung thư tuyến tiền liệt có thể được chữa khỏi. 
Ung thư tuyến tiền liệt có 4 giai đoạn phát triển. Giai đoạn II là giai đoạn mà các khối u đã phát triển trong tuyến tiền liệt nhưng không lây lan. Đến  giai đoạn IV, ung thư đã lây lan đến các hạch bạch huyết, xương hoặc gan.
Nam giới uống năm tách trà hoặc nhiều hơn mỗi ngày giảm 33% nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn IV, các nhà khoa học cho biết. Đồng thời, những người này cũng giảm 25% nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II, so với những người chỉ uống 1 tách mỗi ngày.
Tác dụng phòng vệ của trà có lẽ nằm ở hợp chất tự nhiên flavonoid trong trà. Hợp chất này giúp ức chế việc hình thành tế bào ung thư.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Dù thêm đường, sữa, tác dụng phòng vệ của trà không thay đổi
Một tin đáng mừng nữa là kể cả bạn có thêm đường, sữa hay chanh vào trà thì tác dụng phòng vệ tách trà mang lại vẫn không hề thay đổi. 
Các nhà khoa học ở Hà Lan đã phân tích dữ liệu trên 58.279 người đàn ông và phát hiện thấy 3.362 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt, trong đó có 1.164 ca bị ung thư tuyến tiền liệt tăng triển.
Bằng cách tìm ra lượng trà những người đàn ông uống và thực phẩm họ hấp thụ, các nhà khoa học đã so sánh hàm lượng flavonoid với tình trạng sức khoẻ của từng đối tượng. TS Milan Geybels, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Maastricht (Hà Lan) cho biết: "Chúng tôi đã có dữ liệu về các giai đoạn phát triển của khối u đối với hầu hết các trường hợp, nhờ đó chúng tôi có thể phân tầng dữ liệu với các giai đoạn phát triển của bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên một số lượng lớn bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt tăng triển".
Một tách trà cung cấp khoảng 150 - 200mg flavonoid. Do đó, có thể nói trà là một trong những nguồn cung cấp nhiều hợp chất flavonoid nhất. Mỗi năm có khoảng 41.000 người Anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và gần 11.000 người chết vì căn bệnh này.
Ngoài ra, trà xanh và chiết xuất của nó đã được chứng minh giúp chống lại bệnh béo phì và làm giảm lượng cholesterol "xấu" LDL - hai yếu tố nguy cơ gây bệnh tim và bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan, những người uống trà xanh có chứa cafein giảm cân nhiều hơn, nhưng ngay cả những người thường uống trà xanh khử cafein cũng giảm trọng lượng cơ thể. 

Đàn ông hói sớm ít bị ung thư tuyến tiền liệt

- Theo các nhà khoa học Mỹ, những người đàn ông đến 30 tuổi bị hói đầu sẽ ít nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Các nhà khoa học Đại học Y Washington (Mỹ) đã nghiên cứu 2.000 người đàn ông từ 40 đến 47 tuổi, một nửa trong số đó bị ung thư tuyến tiền liệt và đi đến kết luận nam giới có lượng hormone testosterone cao sẽ rụng tóc sớm, nhưng đồng thời cũng giảm nguy cơ xuất hiện các khối u.

Theo đó, những người hói hay bị rụng tóc ở độ tuổi 30 giảm 29% đến 45% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Nam giới có vết hói hay bị rụng tóc ở độ tuổi 30 giảm 29% đến 45% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt
Nam giới có vết hói hay bị rụng tóc ở độ tuổi 30 giảm 29% đến 45% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt

Đến 30 tuổi, khoảng 25-30% nam giới sẽ bị hói đầu. Đến năm 50 tuổi thì một nửa số đàn ông đều ở tình trạng rụng tóc trầm trọng.

Nguyên nhân của bệnh hói là do nang tóc tiếp xúc quá nhiều với chất dihydrotestosterone (DHT) – một chất do hormone nam giới testosterone tạo ra.

Theo những chuyên gia, nam giới có lượng testosterone cao dễ bị rụng tóc, đặc biệt khi trong gia đình họ có người mắc chứng bệnh này.

Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt thường được kê đơn thuốc làm giảm lượng testosterone, vì loại hormone này có thể thúc đẩy sự phát triển của khối u.

Tuy nhiên, mức testosterone cao từ khi còn trẻ lại có tác dụng phòng chống ung thư tuyến tiền liệt.

Tiến sĩ Helen Rippon thuộc Tổ chức từ thiện The Prostate Cancer Charity cho biết: “Độ tuổi nam giới bắt đầu rụng tóc không may lại là yếu tố không thể kiểm soát. Tuy nhiên, nếu những kết quả nghiên cứu trên chính xác thì nó sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về cách vận hành của testosterone trong cơ thể và cách hormone này ảnh hưởng tới các mô tế bào khác nhau”.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Alison Ross thuộc Viện nghiên cứu Ung thư Anh quốc lại cho rằng vẫn còn chưa rõ mối liên hệ giữa bệnh hói đầu và ung thư tuyến tiền liệt vì những nghiên cứu trước đó đã chứng minh điều ngược lại.

Nguyễn Ngọc Khanh (Theo BBC)

Tuổi cao dễ mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt

- Bệnh phì đại tuyến tiền liệt còn gọi là bướu lành tuyến tiền liệt hay u xơ tuyến tiền liệt là bệnh lành tính thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi (chiếm 50%) và trên 80% thì tỷ lệ mắc bệnh rất cao (khoảng 80%).

Tin mới