Uống trà sữa 2 ngày một cốc, thanh niên 18 tuổi nổi u ở tay chân

Chàng trai trẻ ở Trung Quốc đã phải nhập viện trong tình trạng các khớp tay, chân nổi lên nhiều cục u sưng to do uống quá nhiều trà sữa.

Uống trà sữa 2 ngày một cốc, thanh niên 18 tuổi nổi u ở tay chân

Đó là trường hợp của Tiểu Hải (18 tuổi, sống ở Quảng Đông, Trung Quốc). Anh chàng phải nhập viện tại Bệnh viện Nhân dân số 2, trong tình trạng tay chân có các cục u nổi lên sưng to như hạt đào, gây nên sự đau đớn và không thể đi lại được.

Tiểu Hải chia sẻ rằng, bản thân không có sở thích gì khác, chỉ thích uống trà sữa, "bình thường cứ 2 ngày uống một lần, có lúc một ngày 1 cốc".

Theo bác sĩ điều trị tên Trịnh Tiểu Linh, khoa Miễn dịch thấp khớp, trà sữa mà Tiểu Hải uống là thức uống có hàm lượng đường cao. Sau khi thành phần fructose cao đi vào cơ thể, trong quá trình trao đổi chất sẽ tạo ra quá mức lượng axit uric, từ đó sẽ hình thành bệnh gout. Các cục u màu trắng trên tay, chân Tiểu Hải là hạt tophi, đây là triệu chứng nghiêm trọng của bệnh gout.

Uong tra sua 2 ngay mot coc, thanh nien 18 tuoi noi u o tay chan
Bệnh nhân không thể đi lại được

Kết quả kiểm tra, các bác sĩ phát hiện lượng axit uric trong máu của Tiểu Hải rất cao, lên tới 900 µmol/l. Sau đó, các bác sĩ đã bố trí các phương pháp điều trị chống viêm vầ hạ axit uric. Sau một thời gian điều trị, Tiểu Hải đã đứng và đi lại được. Trong thời gian tới, bệnh nhân sẽ tiếp tục được giảm axit uric và chữa các hạt tophi nhỏ lại, thậm chí biến mất.

Uong tra sua 2 ngay mot coc, thanh nien 18 tuoi noi u o tay chan-Hinh-2
Tay và chân nam thanh niên đều nổi u và sưng đau

Được biết, Tiểu Hải có tiền sử bệnh gout từ 4 năm trước nhưng anh không uống thuốc thường xuyên và không ăn kiêng. Anh chàng cho biết lúc đó bệnh chưa nghiêm trọng nên bác sĩ kê đơn và dặn chú ý ăn uống. Tuy nhiên, anh lại quên luôn lời dặn và tự do ăn uống nên các hạt tophi trên tay, chân cứ mọc lên như nấm. Tiểu Hải giờ đây cảm thấy hối hận vì việc làm của mình.

Từ bệnh tình của Tiểu Hải, bác sĩ cho biết, tuổi khởi phát của bệnh gout hiện nau đang ngày càng trẻ hóa. Khi có biểu hiện đỏ, sưng, nóng, đau ở một khớp cần lưu ý, đó có thể là cơn gout cấp.Bệnh có liên quan đến các thói quen ăn uống hàng ngày, đặc biệt là chế độ ăn uống với thực phẩm nhiều purin, nhiều đường và ít vận động.

Những loại thực phẩm chứa nhiều purin như là thịt đỏ, nội tạng động vật, lẩu,...Purin vào cơ thể sẽ chuyển hóa và có sản phẩm sau cùng là axit uric. Nếu nạp nhiều purin mà thận không kịp đào thải, cơ thể sẽ tích tụ quá nhiều lượng axit uric, dần dần sẽ hình thành các tinh thể lắng đọng trên sụn khớp, gây viêm và đau tại chỗ.

Bên cạnh đó, các đồ uống có đường và có ga là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh gout của người trẻ.

Tình hình sức khỏe của các bệnh nhân COVID-19 nặng giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Bộ Y tế cho biết, tính tới 6h00 ngày 20/4, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 mới, đồng thời các bệnh nhân nặng như nam phi công người Anh cũng có sức khỏe tiến triển tốt.

Tình hình sức khỏe của các bệnh nhân COVID-19 nặng giờ ra sao?
Sáng 20/4, theo báo cáo của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, bệnh nhân thứ 91 nằm yên với thuốc an thần, sinh hiệu ổn, thở tốt. Bệnh nhân không bị chảy máu thêm, lượng nước tiểu tăng lên 2.000 ml/24 giờ và tiêu chảy 100 ml. 
Đặc biệt, kết quả xét nghiệm PCR dịch mũi họng ngày 19/4 của bệnh nhân là phi công người Anh dương tính yếu trở lại sau một ngày âm tính với SARS-CoV-2, dịch rửa phế quản đã cho kết quả âm tính lần thứ 4.
Trong khi đó, bệnh nhân 19 hiện tỉnh táo, tiếp xúc được, không sốt; xét nghiệm lần gần đây nhất ngày 15/4 của bệnh nhân này cho kết quả âm tính lần 3 với SARS-CoV-2; bệnh nhân đã dừng vận mạch.
Ngoài ra, bệnh nhân 161 đang thở máy không xâm nhập, chức năng thận bình thường, gọi hỏi bệnh nhân đã giao tiếp chậm.

Bệnh nhân 19 và 161 đã qua “giai đoạn nguy cấp”, ca bệnh 91 tiến triển chậm

(Kiến Thức) - Hai bệnh nhân nặng 19 và 161 đang điều trị tại Hà Nội được các chuyên gia đánh giá đã vượt qua những giai đoạn nguy cấp, có những tiến triển khả quan. Tuy nhiên, bệnh nhân 91 trong tình trạng rất nặng, rất nguy kịch, tiến triển chậm.

Bệnh nhân 19 và 161 đã qua “giai đoạn nguy cấp”, ca bệnh 91 tiến triển chậm
Tối ngày 29/4, các thành viên Tiểu ban Điều trị, Hội đồng chuyên môn các bệnh truyền nhiễm đã có cuộc hội chẩn trực tuyến công tác điều trị 3 bệnh nhân COVID-19 nặng là bệnh nhân 19 (bác gái bệnh nhân 17), bệnh nhân 91 và bệnh nhân 161.
Trong đó, bệnh nhân 91, nam giới là phi công người Anh (43 tuổi) - đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM, hiện trong tình trạng rất nặng, rất nguy kịch, đông cứng nửa phổi, tiến triển chậm. Bệnh nhân đã được mở nội khí quản, tiếp tục sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo) và thở máy.

Thêm 11 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh, có cụ bà 88 tuổi từng nguy kịch

(Kiến Thức) - Ngày 5/5, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, sáng nay có thêm 11 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh, trong đó có 2 ca tái dương tính và bệnh nhân 161 (88 tuổi) từng nguy kịch.

Thêm 11 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh, có cụ bà 88 tuổi từng nguy kịch
Như vậy đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 232/271 ca (chiếm 86% tổng số bệnh nhân).

Tin mới