Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nói gì về dự án hồ Ka Pét?

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội sẽ tiếp tục triển khai hoạt động giám sát hàng năm đối với dự án hồ chứa nước Ka Pét.

Thông tin này được ông Nguyễn Phương Tuấn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, CN&MT cho biết tại phiên họp 26 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 8, chiều 12/9.
Theo ông Nguyễn Phương Tuấn, từ 5h30 phút ngày 4/9 đến ngày 6/9 có bài báo đăng thông tin nói là UBND tỉnh Bình Thuận “phá” 600 hecta rừng để làm hồ Ka Pét, trong khi bản chất là “khai thác”, gây ra luồng phản ứng xấu.
Uy ban Khoa hoc, Cong nghe va Moi truong cua Quoc hoi noi gi ve du an ho Ka Pet?
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về báo cáo công tác dân nguyện tháng 8. 
Ngay sau khi nhận được thông tin này, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã làm việc ngay với UBND tỉnh Bình Thuận để đề nghị kiểm tra, xác minh lại thông tin và đề nghị phải có giải pháp xử lý nhanh, tránh gây bức xúc trong dư luận.
Ông cũng thông tin, đến 18h ngày 4/9, trên các trang mạng đã xuất hiện các thông tin đúng hơn, mang tính khách quan, nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, trung thực về mục tiêu của dự án, về tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư công, về lâm nghiệp trong chuyển mục đích sử dụng rừng, về chất lượng rừng phải chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án, về trồng rừng thay thế.
Cơ quan của Quốc hội cũng đề nghị tỉnh Bình Thuận cung cấp thông tin cần thiết về hồ sơ của dự án cho các cơ quan có liên quan theo quy định về thực hiện thẩm định, thẩm tra dự án, đặc biệt là các nội dung về điều tra, đánh giá hiện trạng rừng, về trồng rừng thay thế, đánh giá tác động môi trường để thực hiện dự án.
Thường trực Ủy ban phân công người phát ngôn và trả lời cơ quan truyền thông; đồng thời gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị báo cáo về các nội dung có liên quan mà báo chí đăng tải và tình hình triển khai thực hiện nghị quyết của Quốc hội.
Dự án hồ chứa nước Ka Pét là dự án quan trọng của quốc gia, do Quốc hội khóa XIV thông qua Nghị quyết số 93 về chủ trương đầu tư dự án, tại huyện Hàm Thuận Nam của tỉnh Bình Thuận.
Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận xét ban đầu rằng có tình trạng đưa tin nhưng do cơ quan truyền thông chưa thực sự sát sao trong việc đăng tải thông tin về việc thực hiện dự án, để kẻ xấu lợi dụng đưa tin không chính xác, không đúng sự thật.
Ông Tuấn dẫn ví dụ hình ảnh cây cổ thụ được đăng tải lại không nằm trong phạm vi của dự án, bình luận về đánh giá tác động môi trường cũng không đúng với quy định của pháp luật; bình luận về diện tích rừng, chất lượng rừng chưa đúng với hiện trạng...gây tâm lý bất an trong dư luận xã hội và ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan.
Trong thời gian tới Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiếp tục triển khai hoạt động giám sát hàng năm đối với dự án. Trước mắt uỷ ban theo dõi sát thông tin về vấn đề này và triển khai một số hoạt động cụ thể.
Thứ nhất là đề nghị Chính phủ sớm có báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về đầu tư thực hiện dự án; chỉ đạo các bộ, UBND tỉnh Bình Thuận nghiêm túc, khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết 93 của Quốc hội khóa XIV và Nghị quyết số 101/2023/QH15 để sớm hoàn thành dự án tích nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
“Các cơ quan xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong việc thực hiện dự án (nếu có) và đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận cần yêu cầu các cơ quan liên quan chấn chỉnh việc đăng tải thông tin, xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin không đúng sự thật” – ông Nguyễn Phương Tuấn cho biết.
Liên quan vấn đề này, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, dư luận chung của người dân Bình Thuận bức xúc về việc đưa thông tin sai và ủng hộ chủ trương của Quốc hội cho làm hồ chứa nước này. Ngay sau khi tỉnh Bình Thuận tổ chức họp báo cung cấp thông tin thì báo đã có đính chính, ủng hộ chủ trương thực hiện dự án.

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các dự thảo nghị quyết sắp thông qua

Các dự thảo nghị quyết về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển TPHCM; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, hay Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Từ ngày 12 – 15/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp giữa hai đợt của Kỳ họp thứ 5, cho ý kiến về các dự án luật, dự thảo nghị quyết đang được trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về một số vấn đề lớn của các dự án sửa đổi, như: Luật Đấu thầu; Luật Giá; Luật Hợp tác xã, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Làm hồ chứa nước trên 600 ha rừng, người Bình Thuận hưởng lợi gì?

Hơn 600 ha đất rừng ở Bình Thuận sẽ phải chuyển mục đích sử dụng để làm dự án hồ thủy lợi Ka Pét khiến dư luận quan tâm người dân được lợi gì?

Hơn 600 ha rừng sẽ chuyển thành hồ thủy lợi

Dự án Hồ chứa nước Ka Pét (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư năm 2019 và điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư ngày 24/6/2023.

Quy mô dự án gồm hồ điều tiết dung tích toàn bộ 51,21 triệu m3, hệ thống kênh và các công trình phụ trợ khác. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án là hơn 874 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương gần 520 tỷ đồng và ngân sách địa phương hơn 354 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án năm 2019 - 2025.

Lam ho chua nuoc tren 600 ha rung, nguoi Binh Thuan huong loi gi?

Hình ảnh phối cảnh hồ Ka Pét

Tin mới