Uy lực đáng gờm của hải pháo AK-725 Việt Nam có trang bị

(Kiến Thức) - Hải pháo AK-725 trang bị trên tàu phóng lôi lớp Turya của Việt Nam được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến đánh địch trên biển, trên không.

AK-725 là kiểu pháo được trang bị cho các tàu chiến mặt nước được thiết kế từ năm 1958, chính thức gia nhập kho vũ khí Hải quân Liên Xô từ năm 1964. Loại pháo này được trang bị cho nhiều kiểu tàu chiến từ tàu tuần dương cỡ lớn cho tới tàu hộ vệ cỡ nhỏ, thậm chí là cả tàu phóng lôi cỡ 200-300 tấn.
Hiện nay, Hải quân Nhân dân Việt Nam có trong biên chế một số lượng nhỏ tàu phóng lôi lớp Turya được lắp đặt loại pháo này.
Hải pháo AK-725 khai hỏa.
 Hải pháo AK-725 khai hỏa.
Toàn bộ bệ pháo AK-725 nặng 14,27 tấn, trang bị 2 nòng pháo cỡ 57mm đạt tầm bắn tối đa 8,4km (tốc độ bắn khoảng 200 phát/phút) cho phép chống mục tiêu trên biển và trên không với các kiểu đạn nổ mảnh vạch đường, đạn nổ mạnh HE.
Hệ thống pháo được điều khiển bởi hệ thống điều khiển hỏa lực ESP-72 cùng sự hỗ trợ từ radar MP-103 Bars hoặc kíp pháo thủ có thể vận hành bằng tay dùng kính ngắm quang học đơn giản.
Dù được cho là có hiệu quả tốt trong tấn công mục tiêu cỡ nhỏ trên biển, máy bay, trực thăng bay thấp. Tuy nhiên, AK-725 không có khả năng đánh chặn tốt tên lửa hành trình chống tàu hiện đại.
Điều này đã được chứng minh trong cuộc thử nghiệm năm 1983, khi đó, pháo AK-725 trên tàu tên lửa nhỏ Musson đã không thể đánh chặn bia bay (mô phỏng tên lửa chống tàu) khiến mục tiêu này đánh vào tàu gây ra cái chết của 39 thủy thủ.

Nhận mặt các loại pháo trên tàu chiến Trung Quốc

(Kiến Thức) - Trung Quốc tự phát triển cho mình bộ sưu tập các loại pháo hải quân khá lớn do nước này tự sản xuất và một phần sao chép công nghệ.

Hệ thống pháo hải quân Type 76 cỡ 130mm 2 nòng có tốc độ bắn 17 phát/phút, tầm bắn 16-29km, tính toán trên lý thuyết 6 phát pháo 130mm có thể tiêu diệt được chiến hạm trọng tải 3000 tấn. Ngoài ra, pháo hạm này cũng có khả năng tự động hóa tốt và độ chính xác cao, trong trường hợp hệ thống điện tử xảy ra sự cố có thể điều khiển bắn bằng tay. Tuy vậy, nhược điểm của loại pháo này là kích cỡ lớn, tính năng tàng hình và khả năng phòng thủ yếu.
 Hệ thống pháo hải quân Type 76 cỡ 130mm 2 nòng có tốc độ bắn 17 phát/phút, tầm bắn 16-29km, tính toán trên lý thuyết 6 phát pháo 130mm có thể tiêu diệt được chiến hạm trọng tải 3000 tấn. Ngoài ra, pháo hạm này cũng có khả năng tự động hóa tốt và độ chính xác cao, trong trường hợp hệ thống điện tử xảy ra sự cố có thể điều khiển bắn bằng tay. Tuy vậy, nhược điểm của loại pháo này là kích cỡ lớn, tính năng tàng hình và khả năng phòng thủ yếu.
Pháo hải quân Type 61 100mm được phát triển dựa trên cơ sở tham khảo hệ thống pháo B-34 100mm của Liên Xô. Pháo được đánh giá là có uy lực mạnh, tuy nhiên tính tự động hóa không cao, phải điều khiển bắn bằng tay.
 Pháo hải quân Type 61 100mm được phát triển dựa trên cơ sở tham khảo hệ thống pháo B-34 100mm của Liên Xô. Pháo được đánh giá là có uy lực mạnh, tuy nhiên tính tự động hóa không cao, phải điều khiển bắn bằng tay.

“Kinh hãi” sức mạnh hải pháo trên siêu hạm DDG-1000

(Kiến Thức) - Tàu khu trục tương lai DDG-1000 Zumwalt của Mỹ được trang bị pháo hải quân tiên tiến AGS-155mm có sức mạnh tác chiến số 1 thế giới hiện nay.

Ngày 28/11/2013 đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với quá trình duy trì sự thống trị đại dương của Hải quân Mỹ - tàu khu trục DDG-1000 Zumwalt đầu tiên đã được hạ thủy. Zumwalt được mệnh danh là “tàu khu trục tương lai” bởi thiết kế thủy động lực học có “1-0-2” của nó.

Tin mới