Tàu sân bay chạy bằng động cơ thông thường nào mạnh nhất thế giới? Những người hâm mộ quân đội Trung Quốc sẽ “hào hứng” trả lời: Đó là tàu sân bay số 003 Phúc Kiến. Câu trả lời này là chưa chính xác, câu trả lời đúng sẽ là lớp Kitty Hawk của Mỹ. |
Là lớp tàu sân bay sử dụng động cơ thông thường cuối cùng của Mỹ, lớp Kitty Hawk đã thống trị danh sách này trong nhiều thập kỷ. Người Trung Quốc tương đối quen thuộc với lớp tàu sân bay này, lý do rất đơn giản, Kitty Hawk đã đóng ở Nhật Bản, với tư cách là soái hạm của Hạm đội 7 trong một thời gian dài. Từ lâu, đây là mối đe dọa mà Hải quân Trung Quốc phải đối đầu trực diện. |
Những chiếc tàu sân bay duy nhất có thể vượt qua Kitty Hawk về trọng tải và sức mạnh chiến đấu là các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ (chủ yếu là lớp Nimitz), lớp Orel do Liên Xô (mới trên dự án) và tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Ulyan Novsk đang đóng dở, thì Liên Xô sụp đổ. |
Số tàu sân bay còn lại thì không có gì đáng nói, trong đó có lớp Queen Elizabeth mà người Anh thắt lưng buộc bụng vừa hoàn thành, cùng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Charles de Gaulle của người Pháp, thì thường xuyên gặp vấn đề. Còn tàu sân bay Phúc Kiến của Trung Quốc thì sức mạnh còn kém Kitty Hawk một bậc, mặc dù nó ra đời sau 70 năm. |
USS Kitty Hawk (CVA-63/CV-63) là một siêu hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ. Nó là chiếc đầu tiên trong số bốn chiếc của lớp tàu sân bay mang tên nó nhập biên chế (gồm Kitty Hawk, Constellation, United States và Kennedy), và nó cũng là chiếc cuối cùng bị loại khỏi biên chế; |
Kitty Hawk cũng là lớp tàu sân bay chạy động cơ thông thường cuối cùng của Hải quân Mỹ; do khi đó, thiết kế về tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân vào thời điểm này đã gần thành công, nên Hải quân Mỹ hy vọng tất cả các tàu sân bay sau (từ CVA65 Enterprise) sẽ sử dụng năng lượng hạt nhân. |
So với lớp tàu sân bay Forrester, lớp Kitty Hawk có trọng tải lớn hơn, sàn đáp dài hơn, nhưng chiều rộng hẹp hơn một chút. Hệ thống động lực của tàu sử dụng 8 nồi hơi Foster Wheeler, kết hợp với 4 tua bin hơi bánh răng giảm tốc Westinghouse, công suất 280.000 mã lực/trục, đảm bảo tốc độ tối đa 33 hải lý/giờ. |
Quan trọng hơn, vị trí của Kitty Hawk trong lịch sử phát triển tàu sân bay Mỹ chính là mối liên kết giữa quá khứ và tương lai. Một số khuyết điểm của lớp tàu sân bay Forrester đã được sửa đổi và ảnh hưởng sâu sắc đến lớp Nimitz, đặt nền móng cho hình mẫu cơ bản của các tàu sân bay Mỹ trong những thập kỷ tiếp theo. |
Những thiết kế của lớp tàu sân bay Kitty Hawk đã chứng tỏ tính hợp lý trong quá trình sử dụng sau này và trở thành cấu hình tiêu chuẩn của các tàu sân bay Mỹ trong một thời gian dài. Lớp Nimitz hiện tại, lực lượng chủ lực của Hải quân Mỹ, đi theo thiết kế của sàn đáp của Kitty Hawk. |
Khi lớp tàu sân bay Kitty Hawk ra đời, cũng là giai đoạn chuyển tiếp từ máy bay chiến đấu cánh quạt sang máy bay chiến đấu phản lực siêu âm; Kitty Hawk cũng đã đưa ra nhiều thiết kế mới trong bảo đảm kỹ thuật hàng không như kỹ thuật tiếp nhiên liệu cho máy bay. |
Đồng thời, máy phóng của Kitty Hawk được đổi sang loại C13. So với tàu Forrest lớp C7 trước đây, trọng lượng phóng đã tăng lên rất nhiều; do đó thích ứng với loại máy bay chiến đấu hạng nặng, cũng như khả năng cất hạ cánh với tần suất cao. |
Với mục đích tương tự, cáp hãm đà của Kitty Hawk cũng được đổi thành loại MK7Mod2. Những cải tiến này đã cải thiện đáng kể khả năng cất cánh và hạ cánh của máy bay hoạt động trên tàu sân bay. |
Cải tiến cuối cùng của thiết bị hàng không lớp Kitty Hawk là mở rộng diện tích và sửa đổi hình dạng của bệ thang máy, để thích ứng với thế hệ máy bay siêu thanh mới hoạt động trên tàu sân bay. |
Là tàu sân bay của kỷ nguyên máy bay chiến đấu phản lực, lớp Kitty Hawk cũng đã bước vào kỷ nguyên tên lửa về mặt vũ khí tự vệ. Theo thiết kế ban đầu, tàu đầu tiên lớp Kitty Hawk, tàu thứ hai Constellation và tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Enterprise (lớp Enterprise, CVN65) sẽ được trang bị 4 bộ bệ phóng MK10 cho tên lửa Beagle, |
Những bệ tên lửa này đặt tại mũi tàu và 4 bệ vũ khí ở hai bên đuôi tàu để thay thế cho 8 khẩu pháo hải quân MK42 127mm trên lớp Forrest. Tuy nhiên, trong quá trình chế tạo, người ta phát hiện ra rằng, các bệ vũ khí ở hai bên mạn tàu của mũi tàu rất dễ bị tác động của sóng, ảnh hưởng đến khả năng đi biển, đặc biệt là khả năng duy trì tốc độ trong điều kiện thời tiết xấu. |
Do vậy, lớp Kitty Hawk cuối cùng chỉ giữ lại các bệ vũ khí ở hai bên đuôi tàu, mỗi bệ được trang bị một bộ bệ phóng tên lửa MK10, mỗi bộ bệ phóng tên lửa được trang bị một bộ radar SPG55 cho tên lửa dẫn đường. Thiết kế này giúp tiết kiệm chi phí, nhưng làm giảm hiệu quả phòng không ở một mức độ nhất định. |
Nhưng đây không phải là vấn đề, dù sao tàu sân bay Mỹ nhìn chung không hành động một mình, sẽ có số lượng lớn tàu khu trục, tàu ngầm, thậm chí cả tàu tuần dương hộ tống. |
Theo điều lệ chiến đấu của Hải quân Mỹ, vũ khí quan trọng nhất của tàu sân bay, chính là các loại máy bay hoạt động trên tàu sân bay mà nó mang theo. Điều này hoàn toàn khác với việc sử dụng các tàu tuần dương chở máy bay của Liên Xô. |
Vào ngày 29/4 và 27/10 năm 1961, chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp Kitty Hawk, USS Kitty Hawk, và chiếc tàu thứ hai, USS Constellation, được đưa vào phục vụ trong Hải quân Mỹ. Ngày 25/11/1961, chiếc USS Enterprise, tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của Mỹ, chính thức được đưa vào hoạt động. |
Một điều không thể bàn cãi là lợi thế của tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, sẽ vượt trội khi so với tàu chạy bằng động cơ thông thường. Đáng lẽ sau tàu số 1 và số 2 của Kitty Hawk, Hải quân Mỹ sẽ không có kế hoạch đóng các tàu tiếp theo, mà chỉ tập trung đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. |
Tuy nhiên, là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân ban đầu, Enterprise bộc lộ nhiều vấn đề trong quá trình sử dụng, nhất là động cơ. Ngoài ra, chi phí sử dụng cực cao là không thể chấp nhận được ngay cả đối với những người Mỹ giàu có. Kết quả là con tàu thứ ba của lớp Kitty Hawk là USS America và con tàu thứ tư, USS Kennedy, đã xuất hiện. |
Con tàu thứ ba, USS America, được chế tạo để giải quyết tình trạng thiếu tàu sân bay của Hải quân Mỹ vào thời điểm đó. Những năm 1960, cuộc tranh giành quyền bá chủ giữa Mỹ và Liên Xô bước vào giai đoạn khốc liệt. Lúc này cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba gần như đã kéo thế giới vào vực thẳm của chiến tranh hạt nhân. |
Để đảm bảo ưu thế hàng hải của Mỹ tại một số điểm nóng, Mỹ ước tính cần 18 tàu sân bay. Khi đó các tàu sân bay cũ khó đáp ứng được yêu cầu, do vậy chiếc USS America đã được đưa vào đóng trong hoàn cảnh này. |
Để tiết kiệm thời gian và giảm chi phí, USS America đã áp dụng các thông số kỹ thuật của Constellation và từ bỏ sơ đồ năng lượng truyền thống của một con tàu lớn, để tập trung vào khả năng hoạt động trên biển dài hơn và tốc độ cao hơn cũng như cải tiến một số vũ khí. Những cải tiến này đã nâng lượng giãn nước đầy tải của USS America vượt quá 78.000 tấn. |
Chiếc tàu thứ tư, USS Kennedy, tiếp tục nâng cấp hệ thống phòng không tự vệ, thân tàu, hệ thống điện, thang máy, máy phóng và cáp hãm; nhiều sửa đổi về thiết kế cũng đã được áp dụng. Việc đưa vào sử dụng những thiết bị mới này, làm tăng thêm trọng tải của tàu Kennedy lên 83.000 tấn so với ba chiếc tàu trước đó. |
Với trọng tải của lớp tàu Kitty Hawk, có thể chở một số lượng lớn máy bay, do đó đảm bảo hiệu quả chiến đấu của chúng. Quan trọng hơn, Hải quân Mỹ lúc đó đang ở thời kỳ đỉnh cao và hầu như không ai có thể đe dọa được họ, ngoại trừ những cuộc tấn công dồn dập bằng tên lửa chống hạm của Liên Xô. |
Khi bốn chiếc tàu sân bay thuộc lớp Kitty Hawk được cho loại biên, lượng giãn nước đầy tải của chúng vượt quá 80.000 tấn. Nó có thể chở nhiều loại máy bay hoạt động trên tàu sân bay, đồng thời kết hợp với khả năng cất cánh bằng máy phóng, nó đủ sức đè bẹp hầu hết các quốc gia trên thế giới. |