Vắc xin Sputnik V chặn đứng mọi biến thể của SARS-CoV-2 thế nào?

Vắc xin Sputnik V chặn đứng mọi biến thể của SARS-CoV-2 thế nào?

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy vắc xin Sputnik V của Nga có thể giúp cải thiện khả năng ngăn chặn virus và ngăn ngừa lây nhiễm các biến thể SARS-CoV-2.

Xem toàn bộ ảnh
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy các kháng thể phát triển sau khi tiêm  vắc xin Sputnik V của Nga có khả năng vô hiệu hóa bất kỳ biến thể SARS-CoV-2 nào và vẫn ở mức cao sau 6 tháng tiêm chủng.
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy các kháng thể phát triển sau khi tiêm vắc xin Sputnik V của Nga có khả năng vô hiệu hóa bất kỳ biến thể SARS-CoV-2 nào và vẫn ở mức cao sau 6 tháng tiêm chủng.
Mặc dù số lượng kháng thể giảm, tuy nhiên kết quả nghiên cứu này cho thấy chất lượng của kháng thể cùng khả năng vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 và các biến thể tăng lên theo thời gian sau khi tiêm vắc xin Sputnik V.
Mặc dù số lượng kháng thể giảm, tuy nhiên kết quả nghiên cứu này cho thấy chất lượng của kháng thể cùng khả năng vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 và các biến thể tăng lên theo thời gian sau khi tiêm vắc xin Sputnik V.
"Các kháng thể này sẽ trải qua một quá trình phát triển theo thời gian, giúp chúng cải thiện khả năng ngăn chặn virus và ngăn ngừa lây nhiễm", Andrea Gamarnik, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.
"Các kháng thể này sẽ trải qua một quá trình phát triển theo thời gian, giúp chúng cải thiện khả năng ngăn chặn virus và ngăn ngừa lây nhiễm", Andrea Gamarnik, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.
Các nhà khoa học Argentina đã phân tích 1.800 mẫu huyết tương của những người đã tiêm vắc xin Sputnik V sau 21 ngày, 41 ngày, 120 ngày và 180 ngày để cho ra kết quả trên. Quá trình nghiên cứu kéo dài suốt 6 tháng.
Các nhà khoa học Argentina đã phân tích 1.800 mẫu huyết tương của những người đã tiêm vắc xin Sputnik V sau 21 ngày, 41 ngày, 120 ngày và 180 ngày để cho ra kết quả trên. Quá trình nghiên cứu kéo dài suốt 6 tháng.
Sputnik V là vắc xin được đăng ký đầu tiên trên thế giới để ngăn ngừa COVID-19, được phát triển trên cơ sở nền tảng vector adenovirus ở người.
Sputnik V là vắc xin được đăng ký đầu tiên trên thế giới để ngăn ngừa COVID-19, được phát triển trên cơ sở nền tảng vector adenovirus ở người.
Loại vắc xin này sử dụng hai vector virus, dựa trên hai virus adeno ở người – một loại virus gây cảm lạnh – trong đó có chứa đoạn gen mã hóa protein gai (S) của virus SARS-CoV-2 để kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Loại vắc xin này sử dụng hai vector virus, dựa trên hai virus adeno ở người – một loại virus gây cảm lạnh – trong đó có chứa đoạn gen mã hóa protein gai (S) của virus SARS-CoV-2 để kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Vắc xin Sputnik V của Nga bắt đầu vào thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn 3 (giai đoạn cuối) từ ngày 11/8/2020. Đã có hơn 16.000 tình nguyện viên chia làm hai nhóm tham gia thử nghiệm vắc xin Sputnik V tại 29 trung tâm y tế Nga.
Vắc xin Sputnik V của Nga bắt đầu vào thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn 3 (giai đoạn cuối) từ ngày 11/8/2020. Đã có hơn 16.000 tình nguyện viên chia làm hai nhóm tham gia thử nghiệm vắc xin Sputnik V tại 29 trung tâm y tế Nga.
Cuộc thử nghiệm diễn ra trong 21 ngày. Nhóm đầu được tiêm vắc xin Sputnik-V, nhóm thứ hai được tiêm giả dược. Tháng 9/2020, Sputnik V vắc xin đã cho kết quả.
Cuộc thử nghiệm diễn ra trong 21 ngày. Nhóm đầu được tiêm vắc xin Sputnik-V, nhóm thứ hai được tiêm giả dược. Tháng 9/2020, Sputnik V vắc xin đã cho kết quả.
Theo đó, chỉ có khoảng 4% người được tiêm vắc xin có triệu chứng giả cúm trong thời gian ngắn như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, không phát hiện bất kỳ hiện tượng bất thường nào. Đây là kết quả tốt đẹp vượt mức mong đợi khẳng định Sputnik V là vắc xin có độ an toàn cao.
Theo đó, chỉ có khoảng 4% người được tiêm vắc xin có triệu chứng giả cúm trong thời gian ngắn như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, không phát hiện bất kỳ hiện tượng bất thường nào. Đây là kết quả tốt đẹp vượt mức mong đợi khẳng định Sputnik V là vắc xin có độ an toàn cao.
Sputnik V của Nga thực chất là hai loại vắc xin khác nhau, được tiêm cách nhau 21 ngày. Liều thứ nhất sử dụng vector là virus rAd26 (cùng loại với vắc-xin đang được phát triển bởi Johnson & Johnson và Trường Y Harvard). Liều thứ hai là các vector rAd5.
Sputnik V của Nga thực chất là hai loại vắc xin khác nhau, được tiêm cách nhau 21 ngày. Liều thứ nhất sử dụng vector là virus rAd26 (cùng loại với vắc-xin đang được phát triển bởi Johnson & Johnson và Trường Y Harvard). Liều thứ hai là các vector rAd5.
Các nhà khoa học Nga cho rằng, việc tiêm một vắc xin thứ hai khác mũi một sau 21 ngày sẽ giúp hệ miễn dịch củng cố khả năng nhận diện và chống lại virus SARS-CoV-2.
Các nhà khoa học Nga cho rằng, việc tiêm một vắc xin thứ hai khác mũi một sau 21 ngày sẽ giúp hệ miễn dịch củng cố khả năng nhận diện và chống lại virus SARS-CoV-2.
Ông Alexander Gintsburg - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật Gamaleya thuộc Bộ Y tế Nga cho biết: vắc xin Sputnik V được điều chế trên nền tảng đã được sử dụng để phát triển vắc xin ngừa bệnh Ebola và có thể bảo vệ cơ thể khỏi virus SARS-CoV-2 trong vòng 2 năm.
Ông Alexander Gintsburg - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật Gamaleya thuộc Bộ Y tế Nga cho biết: vắc xin Sputnik V được điều chế trên nền tảng đã được sử dụng để phát triển vắc xin ngừa bệnh Ebola và có thể bảo vệ cơ thể khỏi virus SARS-CoV-2 trong vòng 2 năm.
Mời quý độc giả xem video: Hỗ trợ cấp bách xây bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19/ VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT