Vài con số giật mình về điện thoại thông minh

Đồ điện tử cũ tuy mang theo nhiều kỷ niệm nhưng lại là nguồn rác thải độc hại.

Đa số phụ nữ không có thói quen đổi điện thoại vèo vèo như đàn ông, cũ quá, chậm quá thì mua dế mới. Thế là, nhiều người bất đắc dĩ sở hữu cả bộ sưu tập điện thoại cũ, chẳng vứt đi cũng không sờ đến nữa.

Vai con so giat minh ve dien thoai thong minh

Lấy ví dụ ở Thụy Điển, nơi có trung bình 1,31 triệu smartphone không được sử dụng trên đầu người. Tức là, ở đất nước Scandinavia này, điện thoại bỏ xó nhiều hơn cả dân.

Theo Mashable, cộng tất cả điện thoại đã ngừng sử dụng trên 27 quốc gia được khảo sát lại với nhau, sẽ thu được gần 24.000 tấn rác thải điện tử.

Con số này tương đương với hơn 54 chiếc Boeng 747-8 bị nghiền vụn rồi ép lại thành cục. Trực quan hơn, nó nặng hơn trọng lượng của 138 con cá voi xanh (động vật có vú lớn nhất thế giới).

Thói quen lưu cữu điện thoại cũ (và đồ điện tử cũ hỏng nói chung) nghe có vẻ hoài niệm nhưng gián tiếp gây thêm tác động xấu tới môi trường

Đơn giản thế này, ai ai cũng giữ điện thoại cũ có nghĩa là các nhà sản xuất không thể thu hồi tất cả kim loại tái chế. Do đó, những gã khổng lồ công nghệ buộc phải tìm nguồn mới mỗi năm. Việc này từng bị nhiều tổ chức bảo vệ môi sinh mỉa mai là "ném hoạt động tái chế ra cửa sổ".

Vai con so giat minh ve dien thoai thong minh-Hinh-2

Cũng theo khảo sát của ReBuy, điện thoại cũ hỏng từ 27 quốc gia bao gồm nhiều nước đứng đầu về công nghệ, có thể tái chế và thu được lượng lớn kim loại quý như vàng, bạc, palađi, bạch kim, đồng... với tổng trị giá tới 2,2 tỷ USD.

Chưa kể, thứ gây ô nhiễm môi trường kinh hoàng nhất từ đồ điện tử chính là pin.

Nếu như thu hồi được toàn bộ điện thoại cũ, chi phí sản xuất điện thoại mới sẽ giảm xuống, hạn chế được ô nhiễm môi trường sau quá trình gia công.

Nên làm gì?

Các ông lớn công nghệ luôn biết cách cường điệu hóa và tạo ra cảm giác FOMO (sợ bỏ lỡ) cho người dùng. Xét cho cùng, chúng ta đang sống trong xã hội chạy đua công nghệ mới nhất, nhưng không có nghĩa là cái cũ không dùng được.

Đơn giản như smartphone của Apple, Samsung và nhiều hãng khác, lỗi thời 1 - 2 năm, thậm chí lâu hơn vẫn dùng tốt.

Nếu điện thoại (hay đồ điện tử nói chung) đã hỏng hoặc không được đụng đến nữa, hãy cho chúng "đầu thai" thành thứ gì đó mới mẻ có ích. Bên cạnh đó, mua điện thoại cũ để sử dụng cũng là lựa chọn tốt, vừa bảo vệ môi trường vừa đỡ đau ví.

Những mẹo hay phân biệt đồ điện tử là hàng nhái

(Kiến Thức) - Không phải ai cũng biết những mẹo này khi mua đồ điện tử. Còn bạn, bạn sẽ biết cách phân biệt đồ hàng nhái với hàng thật chỉ với những cách này.

Video: Những mẹo hay phân biệt đồ điện tử là hàng nhái:
Nguồn video: Xem gì hôm nay.

Đồ điện tử của Apple đang rẻ dần đi

(Kiến Thức) - Sau sự kiện iPhone 11, các sản phẩm của Apple đang có mức giá dễ thở hơn. Thậm chí là rẻ dần trên mọi lĩnh vực sản phẩm.
 
 
 

 Xét từ khía cạnh công nghệ, sự kiện iPhone 11 chắc chắn không phải là một cột mốc đáng nhớ với các fan của Apple. Chip A13 vẫn là mạnh nhất, nhưng không mang lại những bước tiến đột phá ở tầm cỡ 64-bit hay cơ chế Bionic (kích hoạt số nhân bất kỳ) như những năm trước. Bộ 3 camera tuy mới với iPhone nhưng cũng đã có trên smartphone Android từ lâu.
Apple Watch có thêm tính năng mới là... cảnh báo tiếng ồn. iPad mới chẳng có gì mới ngoại trừ kích cỡ. Thậm chí, model 2019 vẫn đang dùng chip A10 như model năm ngoái! Để bạn tiện hình dung, A10 là mẫu chip lần đầu tiên có mặt trên... iPhone 7.
Do dien tu cua Apple dang re dan di

Apple công bố dịch vụ stream video, cổ phiếu Netflix và Disney ngay lập tức giảm! 

Tin mới