Vài trò nữ tướng Nguyễn Thị Loan không mấy nổi bật, Vimedimex rút khỏi VietABank trong lặng lẽ

Cũng như Rạng Đông Group, vai trò của Vimedimex cùng nữ tướng Nguyễn Thị Loan tại VietABank là không mấy nổi bật. Có lẽ cũng vì vậy mà động thái thoái hết vốn khỏi VietABank vào cuối năm ngoái của tập đoàn này gần như không nhận được sự chú ý.

Vimedimex và một thập kỷ ở VietABank

Như Nhadautu.vn đã đưa tin, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) trung tuần tháng 6 vừa qua đã hoàn tất đợt phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thành công 64,7%, qua đó nâng vốn lên 4.474 tỷ đồng.

Ba cổ đông lớn của VietABank sau đợt tăng vốn là CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (Việt Phương Group) 12,14%, CTCP Rạng Đông 10,45% và ông Phương Hữu Việt 5,06%. Đây đều là các cổ đông đã mua đúng số cổ phần phát hành thêm với tỷ lệ 100:43. Trong đó Chủ tịch VietABank chắc chắn sẽ phải thực hiện giảm xuống dưới 5% để tuân thủ Luật các TCTD.

Đáng chú ý, danh sách cổ đông lớn của VietABank không còn hai cái tên: Văn phòng Thành uỷ TP.HCM và CTCP Đầu tư Phát triển Hoà Bình như tại phương án tăng vốn đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 thông qua.

Trong khi việc Văn phòng Thành uỷ TP.HCM không mua thêm cổ phần là diễn biến dễ hiểu, bởi cơ quan này đang rậm rịch thoái vốn khỏi các ngân hàng thương mại, thì trường hợp của Phát triển Hoà Bình lại mang tới những góc nhìn thú vị.
Vai tro nu tuong Nguyen Thi Loan khong may noi bat, Vimedimex rut khoi VietABank trong lang le
Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex Nguyễn Thị Loan. 

CTCP Đầu tư và Phát triển Hoà Bình hoạt động từ năm 2008 với 4 cổ đông sáng lập là các cá nhân Nguyễn Thị Loan, Trần Văn Kỳ, Vũ Ngọc Chiêm là CTCP Đầu tư và Kinh doanh vàng Quốc tế. Bà Loan sinh năm 1970, là Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex, ông Kỳ là Chủ tịch Tập đoàn Hateco, còn Kinh doanh vàng Quốc tế là pháp nhân cùng nhóm Vimedimex.

Phát triển Hoà Bình tham gia vào VietABank cùng đợt với Việt Phương Group và Rạng Đông Group, khi nhà băng này tăng vốn gấp đôi lên 3.000 tỷ đồng năm 2010 để tuân thủ Luật các TCTD.

Trong đợt mua bán cổ phần này, không những Việt Phương Group, mà cá nhân bà Nguyễn Thị Loan cũng phải chịu không ít đồn đoán về nguồn lực mua cổ phần VietABank. Một trong những căn cứ là ngay sau khi Phát triển Hoà Bình trở thành cổ đông lớn của VietABank, bà Nguyễn Thị Loan đã thế chấp 40 triệu cổ phần của chính Phát triển Hoà Bình tại VietABank chi nhánh Hà Nội.

Tới giữa năm 2015, hai cổ đông lớn nhất của Phát triển Hoà Bình là bà Nguyễn Thị Loan (62,19%), và CTCP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm (đổi tên từ Công ty kinh doanh vàng Quốc tế) có 37,5%. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, bộ đôi nhà đầu tư này thoái hết vốn khỏi Phát triển Hoà Bình.

Dù vậy, đây nhiều khả năng chỉ là động tác tái cơ cấu của nữ Chủ tịch năm nay bước qua tuổi ngũ tuần, hơn là một động thái mang ý nghĩa đổi chủ; bởi chức vụ Chủ tịch HĐQT Phát triển Hoà Bình từ tháng 11/2016 đến nay thuộc về bà Trịnh Ngọc Duyên - một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái Vimedimex, hiện giữ chức Phó TGĐ CTCP Y dược phẩm Vimedimex.

Trở lại với đợt tăng vốn vừa qua tại VietABank, như đã đề cập, khác với trường hợp không mua thêm cổ phần phát hành như Văn phòng Thành uỷ TP.HCM, thì Phát triển Hoà Bình đã âm thầm rút vốn từ giữa năm 2019. Cụ thể, từ ngày 15-21/8/2019, thành viên Vimedimex đã bán toàn bộ 32 triệu cổ phần, tương đương 9,15% vốn điều lệ VietABank cho 15 cá nhân.

Danh tính 15 cá nhân này không được công bố, song những dữ liệu dưới đây phần nào mang tới hình dung về chủ mới của lô cổ phần có mệnh giá 320 tỷ đồng này.

"Thâm tình" Vimedimex - Việt Phương Group

Năm 2011, bà Nguyễn Thị Loan tham gia vào VietABank với vai trò Phó Chủ tịch HĐQT, trong khi ông Phương Hữu Việt được bầu làm Chủ tịch nhà băng này. Tuy nhiên nữ tướng Vimedimex không ở lại VietABank lâu, khi ĐHĐCĐ thường niên năm 2013 đã bầu ra HĐQT mới không có bà Loan. Việc không trực tiếp tham gia HĐQT dù bỏ ra khoản tiền nhiều trăm tỷ đồng cho thấy sự tin tưởng lớn lao của bà chủ Vimedimex đối với ông Phương Hữu Việt cũng như Việt Phương Group, cho dù VietABank lâu nay gần như không có khái niệm cổ tức, giá cổ phiếu trên sàn OTC chỉ ở mức 3-4.000 đồng/CP.

Tất nhiên, mối quan hệ giữa hai tập đoàn này không chỉ dừng lại ở đó, mà còn được duy trì thông qua nhiều thương vụ hợp tác, kể cả sau thời điểm Phát triển Hoà Bình thoái vốn khỏi VietABank.

Ngày 18/1/2019, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Bất động sản Hoàng Sang Quỳnh Anh ký hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh số 13/2019/HTKD/VH-QA với CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng và đô thị Vĩnh Hưng. Vĩnh Hưng là công ty con, do nhóm Vimedimex nắm 98%, được Hà Nội chấp thuận dự án BT 1,6km đường đổi 60ha đất "vàng" từng làm xôn xao dư luận Thủ đô.

Còn Hoàng Sang Quỳnh Anh được thành lập cuối năm 2018, do bà Nguyễn Đắc Quỳnh Anh (SN 1992) sở hữu 60% và kiêm luôn vai trò Tổng giám đốc. Nữ doanh nhân quê Lương Tài, Bắc Ninh, nên biết, là cổ đông lớn, từng nắm 65% cổ phần CTCP Vàng Phước Sơn - nhà khai thác vàng đang được VietABank và Việt Phương Group "giải cứu". Tổng giám đốc Vàng Phước Sơn là ông Nguyễn Bá Cảnh - phu quân của bà Phương Minh Huệ, tân Thành viên HĐQT VietABank và đồng thời là Tổng giám đốc Việt Phương Group.
Vai tro nu tuong Nguyen Thi Loan khong may noi bat, Vimedimex rut khoi VietABank trong lang le-Hinh-2
 Dự án của Phát triển Hoà Bình ở Yên Sở, Hoàng Mai (Hà Nội) có tên thương mại Aurora Garden Vimefulland tới nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Ở một thương vụ không kém phần kín tiếng, CTCP Đầu tư PFD ngày 21/4/2017 đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh số 01/2017/HTKD/HBI-PFD với CTCP Đầu tư và Phát triển Hoà Bình về việc thực hiện dự án Đầu tư Xây dựng khu hỗn hợp thương mại - nhà ở cao tầng tại ô đất C11/CCKV1 và C11/ODK1 tại phường Yên Sở, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Phát triển Hoà Bình là pháp nhân đã được đề cập ở phần đầu bài viết, còn Đầu tư PFD được thành lập năm 2014, có tổng giám đốc là bà Nguyễn Thị Dịu (SN 1993) - cũng là một doanh nhân quê Lương Tài, Bắc Ninh. Ba cổ đông sáng lập là bà Đỗ Thị Ngọc Hà (50%), ông Vũ Đình Độ (36%) và ông Ngô Đức Vũ (14%). Trong đó, ông Độ và ông Vũ là Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Nhựa Đồng Nai. (Xem thêm: Người xứ "Bắc" ở Nhựa Đồng Nai). Hai vị này đã thoái vốn tại PFD vào 21/4/2017, đúng ngày PFD ký hợp đồng với Phát triển Hoà Bình.

Hiện nay, bà Đỗ Thị Ngọc Hà vẫn duy trì tỷ lệ nắm giữ 50% tại PFD. Ngoài ra, bà Hà là cổ đông sở hữu 28,5 triệu cổ phần tại CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ và Năng lượng mới Việt Nam - chủ đầu tư bộ đôi nhà máy thuỷ điện Nậm Be (Tân Uyên, Lai Châu) và Chấn Thịnh (Văn Chấn, Yên Bái). Hay đáng chú ý hơn, nữ doanh nhân họ Đỗ còn nắm trong tay cả chục triệu cổ phiếu của CTCP Bất động sản Vimedimex (mã cổ phần VML008) - pháp nhân phụ trách mảng địa ốc của Tập đoàn Vimedimex.

Còn nhiều thương vụ khác mang đậm hình bóng của hai group đang đề cập, như tại CTCP Biển Tiên Sa - chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái Biển Tiên Sa tại Đà Nẵng; dự án Khu du lịch Ngọn Hải Đăng tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; dự án Khu đô thị mới Sơn Đồng - Đất Việt tại Hoài Đức, Hà Nội...

Với mối quan hệ khăng khít như vậy, không bất ngờ khi VietABank vẫn là nhà tài trợ tín dụng quan trọng cho nhóm Vimedimex, kể cả khi nữ đại gia Nguyễn Thị Loan đã rút hẳn khỏi nhà băng này từ tháng 8 năm ngoái.

Ở hai thương vụ gần đây nhất, CTCP Đầu tư và Phát triển Hoà Bình cuối năm 2019 đã thế chấp dự án Khu hỗn hợp thương mại - nhà ở cao tầng tại phường Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội tại VietABank. Sau đó ít tuần, CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng và Đô thị Vĩnh Hưng đầu năm 2020 tiếp tục thế chấp quyền tài sản phát sinh từ dự án hai ô đất CT1 và CT4 thuộc dự án Khu chức năng đô thị Vĩnh Hưng - Thanh Trì, Hoàng Mai. Trong số các dự án/ thương vụ của Vimedimex "mượn" dòng vốn VietABank với giá trị tài sản đảm bảo hàng nghìn tỷ đồng, không ít dự án đến nay vẫn chưa thành hình, thậm chí vẫn còn là bãi đất trống...

Công ty Vĩnh Hưng làm đường đổi đất vàng: Tin sốc về cổ đông Vimedimex

(Kiến Thức) - Trong việc góp vốn vào Vĩnh Hưng - công ty được giao làm 1,6km đường đổi lấy 60 ha đất vàng Hà Nội - Công ty CP Y dược phẩm Vimedimex chiếm tới 67,27% cổ phần. 3 cổ đông cá nhân còn lại cũng liên quan đến doanh nghiệp này.

Công ty CP Đầu tư phát triển Hạ tầng và Đô thị Vĩnh Hưng - doanh nghiệp được giao 1,6km đường đổi lấy 60 ha đất vàng Hà Nội, đang gây xôn xao dư luận hiện nay - là pháp nhân được sáng lập bởi nhiều cổ đông. Quá trình hoạt động doanh nghiệp này có sự thay đổi lớn về số lượng cổ đông và cơ cấu vốn góp, trong đó, có hai cổ đông tổ chức là Công ty CP Y dược phẩm Vimedimex (chiếm 67,27% cổ phần) và Handico 7 (2% cổ phần). Các cổ đông còn lại là 3 cá nhân.
Tuy nhiên, điều bất ngờ là 3 cổ đông cá nhân này cũng ít nhiều có liên quan đến Vimedimex. Điều này khiến không ít ý kiến thắc mắc rằng: Liệu có phải Vĩnh Hưng thực chất là "phiên bản thu nhỏ" của Vimedimex? 

Vimedimex chiếm 2/3 vốn công ty làm đường đổi "đất vàng" HN: Điều gì xảy ra?

(Kiến Thức) - Công ty Vĩnh Hưng đang gây chú ý khi được Hà Nội giao làm hơn 1,6 km đường để đổi lấy 60 ha "đất vàng". Trong số các cổ đông của Vĩnh Hưng, Vimedimex "lấn át" với  67,27% vốn, được dư luận đặt nhiều câu hỏi.

Theo Tiền Phong, thời điểm hiện tại Công ty Vĩnh Hưng có 5 cổ đông sáng lập gồm 2 cổ đông là tổ chức và 3 cổ đông là cá nhân. 2 cổ đông là tổ chức gồm Công ty CP Y dược phẩm Vimedimex góp 67,27% vốn điều lệ và Công ty đầu tư Xây dựng Phát triển nhà số 7 Hà Nội (Handico 7) thuộc Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) góp 2% vốn điều lệ.

Tuy nhiên, theo Báo Đầu tư Bất động sản, việc góp vốn của Vimedimex vào  Công ty Vĩnh Hưng được cho là có nhiều điểm đáng đặt câu hỏi. Cụ thể, thứ nhất, Vimedimex đã không thực hiện công bố thông tin khi góp vốn đầu tư vào Công ty Vĩnh Hưng theo quy định tại Khoản h, tiết 1, Điều 9 Thông tư số 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố thông tin của Công ty đại chúng.

Theo quy định, công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ kể từ khi quyết định tham gia góp vốn thành lập, mua để tăng sở hữu trong một công ty dẫn đến công ty đó trở thành công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết...

Trong khi đó, tại các báo cáo tài chính và các tài liệu công bố thông tin phải thực hiện theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như của HOSE để công khai tới các nhà đầu tư, cổ đông, các cơ quan quản lý nhà nước của Công ty Vimedimex từ năm 2014 cho đến hết năm 2016 không thể hiện bất cứ một nội dung báo cáo nào về việc công ty này thực hiện góp vốn vào Công ty Vĩnh Hưng.

Vimedimex hiện sở hữu hơn 67% vốn điều lệ tại Vĩnh Hưng. Ảnh: Báo Đầu tư Bất động sản.
Vimedimex hiện sở hữu hơn 67% vốn điều lệ tại Vĩnh Hưng. Ảnh: Báo Đầu tư Bất động sản. 

Điểm nghi vấn thứ 2, theo thông tin về đăng ký kinh doanh được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cung cấp, vốn điều lệ của Công ty Vĩnh Hưng là 4.500 tỷ đồng, Công ty Vimedimex góp 67,27 % vốn điều lệ, tương đương với 3.027 tỷ đồng. Tuy nhiên, có nhiều dấu hỏi về năng lực thực sự của Công ty Vimedimex so với số vốn góp vào Vĩnh Hưng.

Bởi từ năm 2014 đến nay, vốn điều lệ của Vimedimex chỉ dao động trong khoảng 81 - 154 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ ở mức 186 - 268 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính đã kiểm toán của Vimedimex các năm 2014, 2015 và 2016); tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty giai đoạn từ 2014 đến nay chỉ đạt 38 - 43 tỷ đồng/năm - con số quá khiêm tốn so với hàng ngàn tỷ đồng Vimedimex "rót" vào Vĩnh Hưng.

Ngoài 2 điểm nghi vấn trên, dư luận còn băn khoăn đến giả thiết: Điều gì sẽ xảy ra nếu cổ đông lớn nhất là Vimedimex được "đại diện" Vĩnh Hưng để trực tiếp triển khai dự án 1,6 km đường, đổi lấy "đất vàng" Hà Nội? Nếu giả thiết này được thực hiện thì "hồ sơ" năng lực của Công ty vốn hoạt động trong lĩnh vực ngành Dược ra sao? Vimedimex sẽ triển khai dự án thông qua thương hiệu bất động sản nào?

Theo Người Đưa Tin, Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex (Vimedimex Group) tiền thân là Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex – Vimedimex Pharma. Sau nhiều năm hoạt động y dược phẩm, công ty này tham gia vào nhiều lĩnh vực mới để trở thành một tập đoàn đa ngành gồm: Dược phẩm, Y tế, Tài chính... Riêng lĩnh vực bất động sản, từ năm 2014, Tập đoàn dược phẩm Vimedimex đã đặt viên gạch đầu tiên xây nên ngành kinh doanh bất động sản của mình với thương hiệu Vimefulland.

Các dự án bất động sản của Vimefulland khá đa dạng điển hình có dự án Belleville Hà Nội tại quận Cầu Giấy với diện tích 1,57ha; Dự án Emerald Center Park tại quận Nam Từ Liêm với diện tích 1,9ha; Dự án The Eden Rose tại huyện Thanh Trì với diện tích 8ha; Dự án Bel Air Hà Nội tại quận Nam Từ Liêm với diện tích 2,5ha; Dự án Palatium Mari Resort tại Đà Nẵng với diện tích 177,2ha; Dự án Annecy Garden quận Hoàng Mai với diện tích 25ha; Dự án The Grand Sevilla tại quận Hai Bà Trưng với diện tích 54,5ha; Dự án Torre Agbar Parkview tại quận Hoàng Mai với diện tích 1,68ha....

Tuy nhiên, có không ít dự án của thương hiệu này từng bị báo chí nhắc đến bởi một số nhược điểm. Ví dụ như dự án The Emerald Mỹ Đình (thuộc thôn Đình Thôn, Mỹ Đình – Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) tuy được giới thiệu có view đẹp xong trên thực tế lại có hướng nhìn trực diện Khu nghĩa trang.

Tương tự như The Emerald, dự án The Eden Rose (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội) tuy được quảng cáo với những lời có cánh xong lại bị mương thối bủa vây gây ô nhiễm môi trường.

Còn theo thông tin trên Reatimes, dự án Belleville Hà Nội (lô đất B4, KĐT Nam Trung Yên, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bị nghi vấn biến đổi mục đích sử dụng quỹ đất, bán chênh chục tỷ nhằm trốn thuế...

Quay trở lại việc Công ty Vĩnh Hưng được giao làm 1,6 km đường Hà Nội, khả năng Vimedimex trực tiếp triển khai dự án qua thương hiệu bất động sản Vimefulland cho đến giờ vẫn chỉ là giả thiết và đang được dư luận thực sự quan tâm, dõi theo.