Vẫn còn 5.493 người lao động bị nợ lương hơn 56 tỷ đồng

Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, vẫn còn 5.493 người lao động bị nợ tiền lương, chưa giải quyết 56,45 tỷ đồng.

Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (LĐLĐVN), có 36 doanh nghiệp ở 16 tỉnh/thành phố, nợ 74,29 tỷ đồng tiền lương của 5.979 người lao động, bình quân nợ 12,42 triệu đồng/người; đến nay đã giải quyết 17,83 tỷ đồng tiền lương của 486 người lao động; chưa giải quyết 56,45 tỷ đồng tiền lương của 5.493 người lao động.
Van con 5.493 nguoi lao dong bi no luong hon 56 ty dong
Người lao động tìm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: HT. 
So với năm 2021, số doanh nghiệp, người lao động và tổng số tiền nợ đều giảm nhưng mức nợ lương bình quân tính trên lao động cao hơn (năm 2021 là 62 doanh nghiệp nợ 79,39 tỷ đồng tiền lương của 8.300 người lao động, bình quân nợ 9,56 triệu đồng/người).
Cũng từ báo cáo của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, tính từ tháng 9/2022 đến hết tháng 1/2023 đã có khoảng 1.300 doanh nghiệp (tại 50 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn, bị cắt, giảm đơn hàng nên phải giảm giờ làm của 546.835 người lao động.
Trong đó giảm giờ làm hoặc đang ngừng việc có hưởng lương là 491.212 người, chiếm 89,82% tổng số người bị ảnh hưởng; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương là 7.000 người, chiếm 1,28%; chấm dứt hợp đồng lao động với 48.623 người, chiếm 9% tổng số người bị ảnh hưởng.
Số lao động bị ảnh hưởng phần lớn ở các doanh nghiệp FDI (chiếm 75% tổng số lao động bị ảnh hưởng), tập trung trong 3 ngành dệt may, da giầy, chế biến gỗ (chiếm 77% tổng số lao động bị ảnh hưởng); chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang... (chiếm 70% tổng số người lao động bị ảnh hưởng của toàn quốc).
Đại diện Tổng LĐLĐVN cho biết, với sự chia sẻ của người lao động và nỗ lực tổ chức sản xuất, kinh doanh, chăm lo cho người lao động của người sử dụng lao động nên tình hình tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong phạm vi cả nước trước, trong và sau Tết năm 2023 giảm so với Tết năm 2022. Trong dịp Tết Nguyên đán 2023 (tính trong tháng 12.2022 và hết tháng 1.2023), cả nước xảy ra 26 cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tại 6 tỉnh, thành phố, giảm 25 cuộc so với dịp Tết Nguyên đán năm 2022 (xảy ra 51 cuộc).
Theo báo cáo củacác địa phương, đơn vị, trong dịp Tết Nguyên đán 2023đã có 8.640.560 lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các họat động chăm lo của tổ chức Công đoàn với tổng kinh phí hơn 6.110 tỷ đồng. Trong đó: Hỗ trợ quà và tiền mặt cho 7.630.817 lượt đoàn viên, người lao động với tổng số tiền hơn 5.467 tỷ đồng; Hỗ trợ 163.409 vé tàu/xe/máy bay cho đoàn viên, người lao động với số tiền là gần 91 tỷ đồng; Bố trí 2.920 chuyến xe để đưa 130.825 đoàn viên, người lao động về quê đón Tết với số tiền gần 39 tỷ đồng; Tổ chức trao tặng 800 căn nhà “Mái ấm Công đoàn” với tổng số tiền hơn 30 tỷ đồng; Các hình thức hỗ trợ khác với 715.509 lượt người với tổng số tiền hơn 483 tỷ đồng.

Tết Dương lịch: Tiền lương, thưởng đi làm được tính thế nào?

Nếu người lao động làm thêm giờ trong những ngày nghỉ Tết Dương lịch 2020 có hưởng lương sẽ được nhận khoảng 400% tiền lương của ngày bình thường.

Theo quy định tại điểm C khoản 1 điều 97 của Luật Lao động năm 2012 và điểm C khoản 2 điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động hưởng lương theo ngày.
Tet Duong lich: Tien luong, thuong di lam duoc tinh the nao?
 

Chính sách tiền lương mới có hiệu lực từ tháng 10

Hàng loạt chính sách tiền lương mới của của cán bộ, công chức, viên chức một số ngành có hiệu lực trong tháng 10 này.

Từ ngày 10/10, Thông tư số 13/2022 của Bộ TT-TT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông có hiệu lực.

Thông tư quy định rõ cách xếp lương các chức danh nghề nghiệp viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước theo Nghị định 204/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Theo đó, chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng I, phóng viên hạng I, biên dịch viên hạng I, đạo diễn truyền hình hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00. Với mức lương cơ bản hiện nay là 1,49 triệu đồng thì nhóm này có mức lương từ 9,238 triệu đồng đến 11,92 triệu đồng.

Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II, phóng viên hạng II, biên dịch viên hạng II, đạo diễn truyền hình hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78, tương ứng với mức lương từ 6,556 triệu đồng đến hơn 10 triệu đồng.

Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III, phóng viên hạng III, biên dịch viên hạng III, đạo diễn truyền hình hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98, tương ứng với mức lương từ 3,4866 triệu đồng đến 7,4202 triệu đồng.

Như vậy mức lương cao nhất với biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông chưa đến 12 triệu đồng và thấp nhất là gần 3,5 triệu đồng.

Chinh sach tien luong moi co hieu luc tu thang 10
Đã 3 năm qua, lương cơ sở vẫn giữ mức 1,49 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Hà

Từ 6/10, các ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ được xếp lương theo quy định tại Thông tư số 08/2022 của Bộ NN-PTNT.

Theo đó, các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước theo Nghị định 204/2004 của Chính phủ.

Cụ thể ngạch kiểm lâm viên chính, kiểm ngư viên chính, thuyền viên kiểm ngư chính được áp dụng hệ số lương công chức từ 4,40 đến hệ số lương 6,78. Tương ứng mức lương cơ sở hiện nay 1,49 triệu đồng thì mức lương của công chức ngạch này từ hơn 6,5 triệu đến hơn 10,1 triệu đồng.

Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, kiểm dịch viên chính thực vật, kiểm soát viên chính đê điều được áp dụng hệ số 4,00 đến hệ số lương 6,38; tương ứng mức lương từ 5,96 đến hơn 9,5 triệu đồng.

Ngạch kiểm dịch viên động vật, kiểm dịch viên thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm viên, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư được áp dụng hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; tương ứng mức lương từ gần 3,5 triệu đến 7,4 triệu đồng.

Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp được áp dụng hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06; tương ứng với mức lương từ 2,7 triệu đến gần 6,05 triệu đồng.

Cũng trong tháng này, các quy định xếp lương viên chức chuyên ngành lưu trữ sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10 theo thông tư số 07/2022 của Bộ Nội vụ.

Cụ thể, đối với chức danh nghề nghiệp lưu trữ viên trung cấp, lưu trữ viên trình độ trung cấp được xếp bậc 1 có hệ số lương là 1,86 (2,7 triệu đồng); bậc 2 hệ số lương là 2,06 (gần 3,07 triệu đồng).

Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp lưu trữ viên có trình độ đào tạo đại học được xếp bậc 1 hệ số lương 2,34 (gần 3,5 triệu), có trình độ đào tạo thạc sỹ được xếp bậc 2 thì hệ số lương 2,67 (gần 4 triệu đồng), có trình độ đào tạo tiến sĩ được xếp bậc 3 hệ số lương là 3,00 (4,47 triệu đồng).

Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng được áp dụng từ năm 2019. Mặc dù tại kỳ họp cuối năm 2019 Quốc hội khóa XIV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, trong đó giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2020.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên sau đó Quốc hội đã quyết định hoãn tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng từ 1/7/2020 và vẫn giữ mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng từ năm 2019 cho đến nay.

Hiện nay tình hình kinh tế đã phục hồi, nhiều ý kiến cử tri cũng như ĐBQH đề nghị tăng lương cơ sở để đảm bảo đời sống của cán bộ, công chức, viên chức.

Trả lời ý kiến của cử tri Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết tại kỳ họp thứ tư dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 tới đây, Quốc hội sẽ bàn vấn đề tiền lương.

“Trong điều kiện chưa thể cải cách căn bản tiền lương được nên chăng cũng cần điều chỉnh, tăng lương cơ sở. Mức độ, liều lượng, thời gian điều chỉnh cụ thể như thế nào Quốc hội sẽ bàn kỹ với Chính phủ để báo cáo Trung ương có quyết sách về vấn đề này”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cũng vừa cho biết, Bộ Nội vụ cùng các bộ ngành liên quan sẽ tham mưu, báo cáo Chính phủ trình Trung ương, Quốc hội xem xét tăng lương cho phù hợp.

Tin mới