Ván cược của ông Erdogan sau khi chính quyền Tổng thống Assad sụp đổ

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chờ đợi khoảnh khắc chính quyền ông Assad sụp đổ kể từ cuộc nổi dậy ở Syria năm 2011.

Ván cược của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Nửa thế kỷ cầm quyền của gia tộc Assad ở Syria đã sụp đổ nhanh chóng đến bất ngờ sau khi lực lượng đối lập tràn ra khỏi các vùng đất mà họ kiểm soát và chiếm được thủ đô Damascus chỉ trong một vài ngày. Tuy nhiên, đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, điều đó vẫn chưa đủ nhanh. Ông đã chờ đợi khoảnh khắc này kể từ cuộc nổi dậy ở Syria năm 2011 và quyết tâm gặt hái những lợi ích từ việc lật đổ ông Assad trước cuộc bầu cử năm 2028 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Van cuoc cua ong Erdogan sau khi chinh quyen Tong thong Assad sup do

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Reuters

Có 2 vấn đề lớn mà một Syria hậu chế độ Assad có thể giúp ông Erdogan giải quyết. Đầu tiên, hiến pháp không cho phép ông tranh cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2028. Để giải quyết vấn đề đó, ông đã tìm kiếm sự ủng hộ từ đảng ủng hộ người Kurd, đảng này có đủ số ghế trong Quốc hội, cộng thêm số ghế trong đảng của ông để có thể thay đổi hiến pháp. Với suy nghĩ đó, ông Erdogan đã bắt đầu các cuộc đàm phán với nhà lãnh đạo đang bị giam giữ của đảng Công nhân người Kurd (PKK). Những diễn biến gần đây tại Syria có thể giúp ông tiến xa hơn nữa.

Tình hình người Kurd ở Syria luôn có tác động đến vấn đề người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ và các kế hoạch củng cố quyền lực của ông Erdogan. Năm 2014, khi Ankra tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình với PKK để đảm bảo sự ủng hộ của người Kurd cho nỗ lực của ông Erdogan nhằm thiết lập quyền lực tổng thống điều hành, người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ đã xuống đường biểu tình.

Họ phản đối ông Erdogan vì không thể hành động để ngăn cuộc tấn công của IS vào thị trấn Kobani ở phía Bắc Syria do người Kurd kiểm soát. Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó từng đề nghị Ankara hỗ trợ nhưng ông Erdogan giữ thái độ do dự. Ông nghĩ rằng việc giúp đỡ người Kurd ở Syria sẽ củng cố vị thế của PKK trong các cuộc đàm phán và làm phức tạp thêm kế hoạch của ông.

Thật vậy, chiến thắng sau đó của Đơn vị Phòng vệ Nhân dân người Kurd ở Syria đã biến Kobani thành biểu tượng cho khát vọng dân tộc của người Kurd, thúc đẩy hình ảnh của nhóm này ở nước ngoài và mở đường cho quan hệ đối tác với Mỹ. Những diễn biến này đã tiếp thêm động lực cho người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngay sau đó, đảng ủng hộ người Kurd của Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động một chiến dịch nhằm ngăn chặn việc nắm quyền của ông Erdogan, giành chiến thắng lịch sử vào tháng 6/2015 và lần đầu tiên khiến cho đảng của ông không còn chiếm đa số trong Quốc hội.

Một thập kỷ sau, ông Erdogan một lần nữa phải cố gắng thuyết phục người Kurd duy trì các kế hoạch duy trì quyền lực của mình. Kinh nghiệm cho ông biết rằng làm suy yếu người Kurd ở Syria là điều cần thiết để đạt được điều đó và sự sụp đổ của chính quyền Assad hiện mang đến cho ông cơ hội hoàn hảo. 

Cơ hội cho ông Erdogan

Kể từ khi chế độ Assad bị lật đổ, các lực lượng ủy nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ, được hỗ trợ bởi các cuộc không kích của Ankara đã chiếm được lãnh thổ ở miền Bắc Syria từ lực lượng dân quân người Kurd do Mỹ hậu thuẫn.

Ông Erdogan trước đó không thể làm điều này do sự phản đối từ ông Assad, Iran, Nga và Mỹ. Với sự ra đi của chính quyền ông Assad, việc các đồng minh của Syria đang suy yếu và một Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức cho rằng Washington nên tránh xa rối ren này, ông Erdogan hiện có thể tự do giải quyết vấn đề người Kurd ở Syria. Một YPG suy yếu chắc chắn sẽ hỗ trợ kế hoạch của ông nhằm đảm bảo sự ủng hộ của người Kurd ở trong nước.

Sự sụp đổ của ông Assad cũng sẽ giúp giải quyết vấn đề quan trọng thứ hai của ông Erdogan. Phản ứng dữ dội của những người theo chủ nghĩa dân tộc đã ngày càng tăng khi có hàng triệu người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều đó làm suy yếu sự ủng hộ dành cho ông Erdogan. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã tìm kiếm sự hợp tác của ông Assad để hồi hương những người này song chính quyền Syria đã phản ứng chậm trễ. Khi ông Assad rời đi, những người tị nạn Syria có thể trở về nhà một cách tự nguyện. Mọi thứ khó diễn ra suôn sẻ như ông Erdogan mong muốn nhưng điều này sẽ không ngăn cản ông nói với những người ủng hộ rằng ông đã giải quyết được vấn đề trên.

Tổng thống Erdogan không thấy gì ngoài cơ hội ở Syria. Lần cuối ông hy vọng như vậy về đất nước này là vào năm 2011 sau khi cuộc nổi dậy nổ ra. Ông nghĩ rằng ông Assad sẽ bị lật đổ "trong vài tuần" và một chính phủ do người Hồi giáo lãnh đạo sẽ thay thế.

Tuy nhiên, kết quả là Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với số lượng người tị nạn lớn nhất thế giới, mạng lưới IS mở rộng khiến hàng trăm người thiệt mạng và hình ảnh quốc tế bị tổn hại nghiêm trọng. Câu hỏi đặt ra hiện nay là Syria liệu sẽ mang đến cơ hội hay một lần nữa dập tắt hy vọng của ông Erdogan? 

Tổng thống Syria từ chối tị nạn ở Iran

(Kiến Thức) - Bộ trưởng tình báo Iran Mahmoud Alavi cho biết, Tổng thống Syria Assad đã từ chối làm đơn xin tị nạn ở Iran.

Video Tổng thống Assad thăm Nga (Nguồn video The Guardian):

Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo có lợi cho ai?

(Kiến Thức) - Nhà nước Hồi giáo có thể bị đánh bại trong thời gian ngắn, nhưng một số nước lại không chịu từ bỏ việc sử dụng IS để lật đổ Tổng thống Assad.

Đó là nhận định của chuyên gia cao cấp Boris Dolgov tại Trung tâm Nghiên cứu Arập và Hồi giáo của Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
Nhom khung bo Nha nuoc Hoi giao co loi cho ai?
Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) là một tổ chức do con người tạo ra. Ảnh The Independent 

Tin mới