Vấn đề người nhập cư tiếp tục chia rẽ châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức nộp đơn kiện Ba Lan, Hungary và CH Séc lên Tòa án châu Âu, khi các quốc gia này từ chối "mở cửa" cho người nhập cư.

Vấn đề người nhập cư tiếp tục chia rẽ châu Âu
Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức nộp đơn kiện Ba Lan, Hungary và CH Séc tại Tòa án châu Âu do 3 nước này không tiếp nhận người nhập cư theo hạn ngạch mà Liên minh châu Âu (EU) phân bổ.
Phản ứng trước quyết định trên của EC, Thủ tướng CH Séc Andrej Babis khẳng định ông đang cố gắng ngăn chặn vụ kiện của EC bằng cách gặp gỡ và thảo luận với Chủ tịch EC Jean Claude-Juncker vào cuối tháng này.
Trước đó trong cuộc gặp Thủ tướng Hungary Viktor Orban tại Budapest, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cũng tuyên bố các nước thành viên EU phải được tự quyết định đối tượng nào họ cho phép nhập cảnh.
Ông Morawiecki cũng nhấn mạnh việc ông Sebastian Kurz chiến thắng để trở thành Thủ tướng Austria hồi tháng 10 năm ngoái cho thấy "người dân không muốn tiếp nhận người nhập cư sẽ bỏ phiếu cho một chính phủ không muốn tiếp nhận người nhập cư".
Người di cư chờ bên ngoài Văn phòng các vấn đề xã hội và y tế tại Thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: DPA/TTXVN
Người di cư chờ bên ngoài Văn phòng các vấn đề xã hội và y tế tại Thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: DPA/TTXVN 
Ông Morawiecki cho rằng việc EU áp đặt hạn ngạch tiếp nhận người nhập cư là vi phạm chủ quyền của các nước thành viên. Về phần mình, Thủ tướng Viktor Orban tuyên bố chính sách nhập cư của EU đã thất bại và ông và người đồng cấp Ba Lan đã yêu cầu hai nước này phải có tiếng nói có trọng lượng hơn trong các vấn đề tương lai của EU.
Theo một thỏa thuận năm 2015, những người di cư tới châu Âu tìm kiếm quy chế tị nạn tập trung tại hai nước Hy Lạp và Italy sẽ được phân bổ tới các nước khác trong khối theo một cơ chế phân bổ hạn ngạch nhằm giảm gánh nặng cho hai quốc gia cửa ngõ tiếp nhận người di cư vượt biển này.
Tuy nhiên, mục tiêu này cho đến nay vẫn chưa được hoàn thành do vấp phải một loạt trở ngại, trong đó có sự phản đối của một số nước Đông Âu như CH Séc, Hungary và Ba Lan. Các nước này đưa ra lý do lo ngại về nguy cơ khủng bố, đồng thời cho rằng mức hạn ngạch này là một phần nỗ lực của EU nhằm hạn chế chủ quyền của các nước này.

Liên minh Châu Âu đứng bên bờ vực tan rã?

(Kiến Thức) - Có nguy cơ Liên minh Châu Âu đứng bên bờ vực tan rã, khi đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng và hàng loạt vấn đề phát sinh trong thời gian qua.

Liên minh Châu Âu đứng bên bờ vực tan rã?
Báo New York Times mới đây đăng tải bài viết “mổ xẻ” các vấn đề khiến Châu Âu đứng bên bờ vực tan rã.
Thứ nhất, Hà Lan tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 15/3, trong đó Đảng Vì Tự do (PVV) cực hữu đang chiếm ưu thế. PVV hiện nắm giữ 15 trong 150 ghế trong Quốc hội và các cuộc thăm dò cho thấy, đảng này sẽ giành thêm 5 ghế nữa, giúp PVV trở thành đảng lớn nhất hoặc thứ hai của nước này. Được biết, ông Geert Wilders, một người có quan điểm dân túy và cực hữu, là lãnh đạo của Đảng PVV.

Chủ tịch EC cảnh báo nguy cơ EU sụp đổ

Liên minh châu Âu (EU) sẽ sụp đổ nếu có thêm nhiều nước thành viên "nối gót" Anh rời khỏi khối.

Chủ tịch EC cảnh báo nguy cơ EU sụp đổ
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker ngày 24/3 đã đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh Thủ tướng Anh Theresa May chuẩn bị kích hoạt Điều 50 - Hiệp ước Lisbon, chính thức khởi động tiến trình đưa Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit.

Ảnh: Dân Anh đổ xuống đường chống lại Anh rời EU

(Kiến Thức) - Hàng ngàn người dân Anh đã đổ xuống các con đường ở trung tâm Thủ đô London để phản đối việc Anh rời EU (hay Brexit).

Ảnh: Dân Anh đổ xuống đường chống lại Anh rời EU
Anh: Dan Anh do xuong duong chong lai Anh roi EU
Ngày 25/3, hàng nghìn người dân Anh mang theo cờ Liên Hiệp Anh, cờ EU tuần hành trên các con đường trung tâm London nhằm phản đối việc Anh rời EU. Ảnh Daily Mail 

Tin mới