“Văn hóa” gia đình

Ba thích vô cùng cái cảm giác cả nhà rong ruổi trên đường. Con trai ngồi lọt trong lòng ba phía trước, con gái ôm eo ba phía sau...

“Văn hóa” gia đình

Dạo gần đây ở cơ quan, ba nghe người ta thường nhắc tới “văn hóa công ty”, bỗng dưng ba nghĩ tới các con, nghĩ tới "văn hóa gia đình" mình. Đó cũng là lúc, ba nhớ tới lời hẹn cuối tuần, cả nhà mình sẽ đi nhà sách, có khi chẳng để mua gì, mà đó là việc quen thuộc.

Gần nhà, có hai điểm hẹn mối ruột với mấy cha con, đó là rạp phim “Trang trí” và nhà sách “Kỳ lạ”. Tên của chúng, là do các con tự đặt, nhân những sự kiện bí mật chỉ có cha và con trai biết. Quả là thú vị, khi giữa cha con ta tồn tại những điều nho nhỏ như thế. Mẹ “ganh tỵ” lắm, nhiều lần dò hỏi, nhưng ba quyết không nói ra, như lời con trai dặn. Bù lại, mẹ cũng có những chuyện riêng với con gái, mà ba và con trai đành ấm ức khi bị gạt ra rìa…

Ba thích vô cùng cái cảm giác cả nhà rong ruổi trên đường. Con trai ngồi lọt trong lòng ba phía trước, con gái ôm eo ba phía sau, cả nhà mình “cột” lại với nhau bằng một sợi dây đai an toàn và đôi tay của mẹ bao chót. Những lúc ấy, ba thấy đời mình sao mà bình yên đến lạ.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Ba chỉ là anh công nhân bình thường, tự biết mình không đủ sức để dạy các con những điều cao xa, rộng lớn. Ba chỉ có thể cùng con xem một bộ phim hoạt hình trên ti vi, bàn bạc với nhau như thể bạn bè trang lứa. Buổi tối, ba luôn gắng giữ thói quen đọc cho con nghe cuốn truyện tranh nào đấy trước khi ngủ. Ngày nghỉ, ba dạy con trai kiểm tra xem bóng đèn nào đã bị cháy, vòi nước nào sắp hư, để rồi cùng nhau đi mua đồ mới về thay. Con luôn miệng “phụ ba”, nghe sao mà đáng yêu quá. Con gái thì được mẹ mua cho búp bê và đồ hàng, tỉ mẩn khâu áo đầm, cột tóc cho em búp bê...

Khoảnh khắc ba thích nhất là lúc cả nhà mình quây quần ăn cơm, với những món ruột, mà ba biết, khi lớn lên, dù no ấm thế nào, mùi vị của chúng cũng theo các con mãi. Bởi vì đó là thức ăn mẹ nấu. Là những thứ mà “chỉ bếp nhà mình mới có”. Ba có tham lam và kỳ vọng quá không? Ba răn con phải biết quý trọng đồ chơi, không có mới nới cũ, lãng phí. Cứ mỗi dịp gì đó, mẹ lại chụp hình cho cả nhà, như một cách để các con hiểu rằng, sự sum vầy hiện tại là vô giá. Này là con gái đang cưỡi chiếc xe đạp ba bánh đầu đời. Đây, con trai vừa rụng chiếc răng sữa “mặt tiền”, nụ cười hơi sún coi ngộ quá. Lại nữa, hôm ấy trời mưa, cả nhà mình đang ăn khoai lang mẹ quạt than nướng đây mà… Những tấm ảnh kỷ niệm ấy được lưu giữ cẩn thận, lâu lâu cả nhà lại mở ra cùng xem, tha hồ mà nhắc lại những khoảnh khắc ấm áp đã qua dưới mái nhà mình.

Gia đình chỉ là cái vỏ bọc đáng nguyền rủa?

Suốt thời gian chung sống, tôi đã tin tưởng vợ, thì hà cớ gì, khi cô ấy nằm xuống, tôi lại phải nghĩ ngợi thế này? 

Gia đình chỉ là cái vỏ bọc đáng nguyền rủa?

Mới ngoài ba mươi, vợ tôi mất đột ngột sau một tai nạn, để lại hai đứa con trai nhỏ. Tôi bàng hoàng đối diện với cảnh gà trống nuôi con ra sao, suy sụp trước biến cố này. Thế nhưng, trong cảnh tang gia bối rối, tôi vẫn ngờ ngợ nhận ra, có điều gì đó hình như bất thường…

Ngày tang vợ, có khá nhiều người đàn ông lạ mặt đến viếng. Tôi thấy có những ánh mắt tò mò, dò xét, ái ngại, quan sát, ngạc nhiên… này nọ dành cho mình. Cũng chẳng tiện hỏi từng người rằng, anh là ai, quen biết như thế nào với vợ tôi... Chỉ đọng lại vài câu hỏi han mà tôi loáng thoáng nghe được, rằng chẳng phải vợ chồng họ ly thân, sắp ly hôn đó sao? Cứ tưởng họ sống vất vả khổ cực lắm chứ, ai ngờ gia đình cũng tươm tất vậy. Người nhà tôi còn kể lại rằng, có người đàn ông nọ còn xa gần ướm hỏi, có nghe vợ tôi kể chuyện, đang mượn nợ của những ai không?

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Sau đám ma, tôi nhận được vài cuộc điện thoại với nội dung liên quan tới tiền, như thể vợ tôi đã vay mượn ai đó, và giờ họ tiếc, muốn tìm cách đòi lại. Tôi hỏi dò, xem vợ thiếu nợ nhiều ít thế nào, có gì chứng minh không, nhất là quen biết ra sao mà cho vợ tôi vay, thì họ lảng đi, cúp máy. Tôi buộc lòng phải lục lọi vật dụng cá nhân vợ tôi để lại, mới phát hiện ra cô ấy có khá nhiều món trang sức đắt tiền. Nhẫn, lắc tay, dây chuyền, bông tai, mỗi thứ hàng mấy bộ. Quần áo cũng nhiều thứ hàng hiệu mà đồng lương công chức của hai vợ chồng tôi khó mà sắm nổi. Tôi bắt đầu hoang mang, rà soát lại quá trình chung sống gần đây, mới vỡ lẽ vợ có những lúc hành tung khó hiểu, thi thoảng lại đi công tác qua đêm, trong cốp xe có khi để sẵn váy áo, đồ ngủ... Nhưng tôi vốn vô tâm và bận rộn, đã không để ý.

Tôi mang điện thoại của vợ, vốn đang được cài mật khẩu, ra tiệm để mở. Cả những thứ bảo mật liên quan đến thư điện tử, hay chát riêng trên mạng, tôi cũng nhờ người bẻ khóa giùm. Thực tâm, tôi không muốn xâm nhập vào những bí mật riêng tư của người đã khuất. Suốt thời gian chung sống, tôi đã tin tưởng vợ, thì hà cớ gì, khi cô ấy nằm xuống, tôi lại phải nghĩ ngợi thế này? Thế nhưng, chẳng muốn hình ảnh vợ trong lòng bị ảnh hưởng bởi những hoài nghi không đáng, tôi quyết định cứ tìm hiểu xem sao…

Mọi góc khuất trong cuộc sống của vợ tôi dần được phơi bày. Danh bạ điện thoại lưu vô số tên đàn ông. Tin nhắn, chát chít qua lại mới là điều bất ngờ nhất. Tôi tưởng như đang đối diện với lời lẽ của ai kia, chứ không phải vợ mình. Thậm chí, tôi đã ngỡ rằng, hẳn là nhầm lẫn gì đó, chứ vợ tôi làm gì có những tâm sự, những than thở, những òn ỉ xin xỏ mà tôi đang phải chứng kiến rành rành trước mắt. Cô ấy kể lể rằng hôn nhân là sai lầm, cuộc sống rất buồn và cô đơn, chồng vừa thô bạo vừa vô tình, đời sống gối chăn lạnh nhạt, gia đình chồng khó ưa, con cái thờ ơ này nọ...

Hóa ra, những thứ vật chất kia chính là “chiến lợi phẩm” mà cô ấy thu hoạch được sau những tin nhắn, cuộc điện thoại than van; ỉ ôi... Những dịp lễ tết này nọ, vợ tôi đều vòi vĩnh nhiều quà cáp từ các “mối” khác nhau. Cơ hội gặp gỡ tiếp xúc trong công việc đã cho cô ấy dễ dàng phát triển “khả năng bản thân” kiểu ấy, thật là… Tất nhiên, đời chẳng cho không ai cái gì. Những lần hẹn hò “tâm sự” vẫn còn rành rành, cứa nát trái tim tôi, người đàn ông khốn khổ vừa góa vợ đã phải chịu thêm một cú trời giáng…

Tôi thật sự không biết phải hiểu sao đây. Vợ tôi có vấn đề gì về tâm sinh lý? Hay chỉ là thói giải trí khó tin của một người phụ nữ kiệm lời, sống nội tâm, có vẻ bề ngoài khá dễ gây thiện cảm? Cô ấy đi lừa thiên hạ vì thiếu thốn, hay vì có sở thích bệnh hoạn? Tôi chỉ muốn hỏi thẳng người nằm dưới mộ sâu, vì sao nỡ đối xử với chồng con như thế. Rằng hà cớ gì, cô ấy phải diễn vở tuồng kia trong bao năm dài, để thỏa mãn cái tôi của mình, hay vì cô ấy coi gia đình chỉ là cái vỏ bọc đáng nguyền rủa?

Có cần phải giữ gia đình cho con?

Thà là một con người hạnh phúc một mình, còn hơn là kẻ bất hạnh có đôi. Hãy để con trẻ học bài học đó từ thời thơ ấu...

Có cần phải giữ gia đình cho con?

Hầu như mọi ông bố bà mẹ khi đứng trước ngưỡng quyết định ly hôn thường được nghe lời khuyên sau đây: “Bố mẹ ly hôn sẽ ảnh hưởng xấu đến con cái”. Tất nhiên, không thể bàn cãi gì nữa, trong gia đình ly hôn, con trẻ chịu thiệt thòi và đau khổ.

Trẻ con sẽ hạnh phúc hơn khi được sống trong gia đình toàn vẹn, được nhận sự quan tâm, chăm sóc của cả mẹ lẫn cha, nhận được sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc của cả hai người – chiếc chìa khóa cho hạnh phúc riêng của đứa trẻ trong tương lai khi nó hiểu được ý nghĩa của một gia đình bên nhau. Nhưng tất cả những sự phát triển hòan hảo đó, thật không may, chỉ diễn ra trong hình ảnh của các nhà tâm lý học.

Còn thực tế thường diễn ra như thế nào? Có một quan niệm hết sức thông thường và phổ biến rằng người phải bảo vệ gia đình, giữ gìn sự ấm áp của mái nhà là phụ nữ - và tệ hơn nữa là người ta cho rằng phụ nữ phải làm điều đó bằng mọi giá – bắt đầu từ sự hy sinh tự do riêng, cảm xúc riêng, vân vân – bất kể thực tế rằng thường sau khi ly hôn, cuối cùng là trẻ vẫn ở với mẹ. Hãy đừng xem xét các vấn đề vật chất và áp lực nuôi dạy con cái. Hãy xem xét điều gì diễn ra trong tâm lý của trẻ trong tình huống này?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Hãy tưởng tượng sự việc: người phụ nữ quyết định ly hôn với chồng. Bỏ qua những nguyên nhân như sự phản bội trắng trợn, bạo lực gia đình và những vấn đề nặng nề khác, ta chỉ xét tới nguyên nhân thông thường nhất: chồng không quan tâm tới gia đình, con cái, không kiếm tiền đủ cho đời sống sinh hoạt, anh ta chẳng mấy khi có mặt ở nhà.

Cuối cùng thì người vợ cũng nhận ra rằng đằng sau cái hàng rào hôn nhân đó là một thế giới tuyệt vời mà ở đó, cô ấy không phải chịu đựng những vấn đề căng thẳng do người chồng gây ra và cô ấy tuyên bố dự định ly hôn của mình. Chỉ cần nghe thấy thế là tất cả họ hàng, người thân sẽ đổ lên đầu cô ấy những lời mắng nhiếc: “Chị làm sao thế? Chị thật là ích kỷ. Chị chỉ nghĩ đến chị thôi sao? Phải nghĩ tới con cái chứ! Chị làm cho con chị mất cha! Nó sẽ phải chịu đựng những người xa lạ! Hãy nghĩ đến những điều tồi tệ mà con chị sẽ phải gánh chịu từ quyết định của chị! Chị làm sao nuôi dạy con cái một mình!” – vân vân và vân vân.

Cũng không hiếm trường hợp, chính người cha, người chẳng hề động đậy một ngón tay cho việc bảo vệ và gìn giữ gia đình lại là người dọa dẫm người mẹ. Và cũng có không ít trường hợp người mẹ khi không muốn buông tay thả người đàn ông đi khỏi gia đình đã từ lâu không còn tồn tại của mình thì lấy con trẻ ra đề đe dọa chồng: “Anh mà ly hôn thì đừng bao giờ mong được nhìn thấy con”.

Có một câu hỏi thú vị là con trẻ có thể có hạnh phúc hay không trong một gia đình luôn luôn xung đột, với một người mẹ suy nhược hay một người cha luôn chán nản hoặc bị kích động? Có hay không sự liên kết để giáo dục con cái trong một thỏa thuận ngầm: “Chúng ta hãy sống vì con” và im lặng chịu đựng lẫn nhau, cố gắng giấu đi sự thù hằn? Con trẻ sẽ học được gì trong mối quan hệ đầy bệnh hoạn trong gia đình, khi người ta sống một cách bất hạnh, hy sinh thời gian sống quý báu của mình vì một ai đó?

Hơn nữa với kiểu chọn lựa sống này, chẳng ai khác ngoài chính con trẻ sẽ là người phải trả giá. Chúng trở thành kẻ tội đồ khi người mẹ tuyên bố: “Mẹ sống với bố chỉ vì các con! Mẹ đã chịu đựng khổ sở bao nhiêu năm qua chỉ đề các con có một ông bố!” Và cảm giác có lỗi với cuộc sống khổ sở của mẹ sẽ đè nặng lên vai của con trẻ ngay cả khi chúng đã lớn lên. Điều tội tệ nhất chính là con người từ thế hệ này sang thế hệ khác sẽ tiếp tục lặp lại cảnh “Chúng tôi chịu đựng bất hạnh chỉ vì con cái” và không có khả năng thoát khỏi lời nguyền số phận về sự bất hạnh, sự hy sinh, cảm giác có lỗi đó.

Chẳng lẽ lại không tốt đẹp hơn khi trẻ được sống với một người mẹ vui vẻ, hạnh phúc, tự do và thanh thản – thậm chí dù là sau đó phải có một ông bố khác không phải bố ruột của mình hay có thể là hoàn toàn không có ông bố khác nữa? Thà là một con người hạnh phúc một mình, còn hơn là kẻ bất hạnh có đôi. Hãy để con trẻ học bài học đó từ thời thơ ấu, bắt đầu từ cha mẹ mình, chứ không phải từ kinh nghiệm sống buồn tủi của chúng ngay cả khi đã là người lớn.

Nỗi lòng vợ mê hàng hiệu…

Vậy là, công sức tôi vất vả bao năm mới kiếm được đã bị cô ấy hiến hết cho những món đồ hiệu phù phiếm.

Nỗi lòng vợ mê hàng hiệu…

Nếu ai hỏi tôi, chỗ nào trong nhà làm tôi sợ nhất, tôi sẽ trả lời ngay: đó là căn phòng tầng lửng, nơi vợ tôi trưng dụng để… cất đồ hiệu.Trong căn phòng ấy, chễm chệ một kệ giày, một tủ đựng túi xách, hai tủ đựng quần áo, một bàn phấn đựng đủ thứ mỹ phẩm. Tuy diện tích chưa đến 20m2, nhưng căn phòng ấy đã làm kinh tế gia đình tôi hao hụt đáng kể, là nguyên nhân của bao trận cãi vã nảy lửa, khiến vợ chồng tôi suýt ly hôn mấy lần…

Lấy nhau hơn 5 năm, về "phạm trù" mua sắm, tôi vẫn chẳng thể nào hiểu được vợ tôi nói riêng và phụ nữ nói chung. Tôi chỉ có hai đôi giày trong khi vợ tôi có hơn 30 đôi - cao thấp, gót nhọn, gót bằng… đủ cả. Túi xách tôi chỉ có một, trong khi vợ tôi có đến... một tủ, đủ màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng. Quần áo thì khỏi nói, chất đầy hai cái tủ to chưa đủ, còn phải đựng thêm trong… bao. Tôi cực kỳ ghét cái quy trình vô nghĩa: lượn lờ vài tiếng ngoài cửa hàng để ngắm nghía, thử tới thử lui cả tiếng đồng hồ xem món mình chọn có vừa không; trả cả đống tiền để rước về nhà cất vào tủ, năm bảy tháng sau mới lôi ra dùng một lần, thậm chí có món quên luôn không dùng. Nhưng, vợ tôi thì lại xem đó là một thú tiêu khiển, một niềm đam mê.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Nếu chỉ đơn giản mua nhiều đồ thôi thì cũng chẳng nói làm gì. Khổ nỗi, mấy món đồ cô ấy mua, chẳng món nào rẻ. Lúc đầu tôi không biết, cứ nghĩ bụng, mấy thứ đồ ấy chắc chỉ vài trăm ngàn một món. Thu nhập gia đình không đến nỗi nào, vợ mua sắm chưng diện cũng hợp tình, hợp lý. Lần nọ, vô tình đọc được hóa đơn tính tiền vợ bỏ quên trên bàn, tôi toát mồ hôi hột: một đôi giày giá gần ba triệu, cái giỏ xách những hơn năm triệu. Tôi gặng hỏi, cô ấy mới thú thật, mấy thứ đồ cô ấy chất trong phòng toàn là đồ hiệu, không thứ nào giá thấp hơn “một chai”. Nhẩm tính sơ sơ, căn phòng của vợ tôi những hơn 300 triệu. Lúc này, tôi mới hoảng hồn nhớ tới việc vợ tôi là tay hòm chìa khóa, mọi khoản tiền tôi làm được đều đưa cô ấy giữ. Kiểm tra lại quỹ gia đình - dùng để chi tiêu những khoản lớn hay đề phòng những biến cố bất ngờ, tôi phát hiện quỹ ít hơn tôi nghĩ rất nhiều. Vậy là, công sức tôi vất vả bao năm mới kiếm được đã bị cô ấy hiến hết cho những món đồ hiệu phù phiếm. Hai vợ chồng cãi nhau kịch liệt. Sau lần ấy, tôi thu hồi lại được quyền kiểm soát tiền bạc trong nhà, nhưng trong mắt cô ấy, tôi trở thành một gã đàn ông keo kiệt, bủn xỉn.

Cứ ngỡ không còn nắm tiền bạc, tật mua sắm của cô ấy sẽ dần giảm bớt. Không ngờ, “bệnh” ngày càng nặng hơn. Cô ấy làm văn phòng, lương tháng cũng gần mười triệu. Mấy năm nay, cô ấy chả góp đồng nào cho gia đình mà đem hết tiền “giúp đỡ” cho Gucci, Louis Vuitton… Thậm chí, mấy bận mẹ cô ấy bệnh, em cô ấy gặp tai nạn, hỏi đến cô ấy thì chẳng có đồng nào, tôi đành phải lấy tiền nhà ra giúp.

Giờ tôi chẳng biết làm sao cho vợ mình thay đổi. Nói nhỏ nhẹ không xong, làm dữ thì vợ chồng cãi nhau, gia đình xào xáo. Mà cứ để yên cho cô ấy shopping như thế, tôi cứ ấm ức, khó chịu. Chẳng lẽ lại chia tay?

Tin mới