Văn khấn ngày mùng 1 Tết Mậu Tuất 2018 chuẩn nhất

Theo phong tục, sau bữa cơm cúng Giao thừa để tiễn năm cũ, đón năm mới với nhiều điều tốt đẹp, sáng mùng 1 Tết các gia đình người Việt đều chuẩn bị bữa cơm cúng trang trọng.

Văn khấn ngày mùng 1 Tết Mậu Tuất 2018 chuẩn nhất
Chiều 30 Tết có lễ cúng tất niên, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm 30 cúng giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới.
Sáng mùng 1 Tết là cúng tết Nguyên đán, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều. Ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện. Ngày mùng 3 là ngày cuối của tết, nên cúng Tạ Ông vải, với ý nghĩa 4 ngày tết đã đầy đủ.
 
Theo phong tục, người ta gọi bữa cơm cúng sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên đán, tức là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Trong ngày đặc biệt này, người ta thường cúng tổ tiên và thần linh. Chiều mùng 1 Tết các gia đình làm cơm cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều.
Trong cả 3 ngày Tết (mùng 1,2,3), việc làm lễ cúng cơ bản được thực hiện giống nhau.
Vào ngày mùng 1 Tết việc cúng Tổ tiên và cúng Thần linh trong nhà là điều không thể thiếu. Bài văn khấn mùng 1 Tết thường bao hàm đầy đủ nội dung về quốc hiệu dân tộc, rồi đến năm, tháng và ngày âm lịch theo phong tục truyền thống.
Bài văn khấn Tổ tiên ngày mùng 1 Tết:
Nam mô Adi-đà Phật (3 lần)
- Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Đức Đương Lai hạ sinh DI LẶC Tôn Phật.
- Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.
- Con kính lạy chư vị Tôn Thần.
Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.
Tín chủ con là .......................................................................
Ngụ tại ...................................................................................
Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần.
Thiết nghĩ tôn Thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức tôn Thần bản xứ. Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, xá quá trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.
Chúng con lòng thành kính lễ, cúi xin chư vi tôn thần chứng giam phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

Vì sao cúng vía Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng?

(Kiến Thức) - Cúng vía thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng là phong tục đẹp được duy trì bấy lâu, tuy nhiên không phải ai cũng biết vì sao người Việt lại có tục lệ này. 

Vì sao cúng vía Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng?
Thần Tài là ai?
Theo một số tài liệu, tục thờ thần Tài xuất xứ từ Trung Quốc và chỉ mới du nhập vào nước ta từ thế kỷ XX. Tuy nhiên thần Tài là ai thì đến nay có rất nhiều thuyết. Sách Phong tục thờ cúng của người Việt (Nxb Văn hóa Thông tin) khi nói về tục thờ cúng vía thần Tài có viết rằng:

Tại sao cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng?

(Kiến Thức) - Trong một năm có rất nhiều dịp cúng lễ quan trọng nhưng người Việt lại nói: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Vì sao lại có quan niệm này?

Tại sao cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng?
Ngày rằm tháng Giêng theo phong tục cổ, còn được gọi là tết Thượng nguyên. Đây là một tết nằm trong hệ thống Thượng – Trung – Hạ nguyên. Tết Thượng nguyên là rằm tháng Giêng, tết Trung nguyên là rằm tháng 7 và tết Hạ nguyên là rằm tháng 10. Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm trong sách "Cơ sở văn hóa Việt Nam", 3 ngày tết này mang các ý nghĩa khác nhau. Tết Thượng nguyên là tết hướng thiên cầu phúc, Trung nguyên là địa quan xá tội, Hạ nguyên là thủy quan giải ách.
Lý giải về việc vì sao dân gian nói “cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, Giáo sư Trần Ngọc Thêm cho rằng thứ nhất điều này có liên quan đến quan niệm coi trọng cái ban đầu. Người Việt cho rằng phàm làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt. Bởi vậy trong những ngày đầu năm, đầu tháng, người dân Việt có tục cúng vái và kiêng kỵ rất hệ trọng, nhất là những người kinh doanh. Quan niệm đó lại được mở rộng ra, coi trọng cả tháng đầu năm là tháng giêng. Mà trong mỗi tháng có hai tiết sóc vọng là ngày mồng một và hôm rằm. Ngày mồng một tháng giêng là tết Nguyên đán rồi cho nên rằm tháng giêng do đó cũng được coi trọng cho xứng đáng.

Văn khấn rằm tháng giêng năm 2017 Đinh Dậu chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng giêng năm 2017 Đinh Dậu chuẩn và đúng nhất mà nhà nào cũng cần biết.

Văn khấn rằm tháng giêng năm 2017 Đinh Dậu chuẩn nhất
Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) là một ngày Lễ quan trọng với các gia đình Việt Nam. Ngày Rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn dầu tiên của năm mới, theo tục xưa gọi là: Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này người Việt Nam thường đi lễ Chùa, lễ Phật để cầu mong cho sự bình yên, khoẻ mạnh quanh năm.
Ý nghĩa:

Tin mới