Vào rừng “săn” lá dong, thu tiền triệu mỗi ngày

Giá lá dong năm nay bất ngờ tăng mạnh, nhiều người dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã kiếm được tiền triệu mỗi ngày nhờ vào rừng “săn” lá dong.

Theo tin tức trên báo Tri thức trực tuyến, không ngại mưa lạnh những ngày cận Tết, nhiều người dân các xã Nậm Càn, Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) vẫn tấp nập kéo vào rừng hái lá dong về bán cho thương lái. Giá lá dong tăng gấp đôi so với năm trước khiến nhiều hộ dân tạm gác lại việc nương rẫy, tập trung huy động các thành viên trong gia đình đi vào rừng hái lá dong về bán.
Vao rung “san” la dong, thu tien trieu moi ngay
Chị Và Lìa Na sắp xếp lại số lá dong hái được từ rừng, chuẩn bị bán cho thương lái. Ảnh: Zing.vn 
Báo Nghệ An cũng đưa tin, ngay từ những ngày giữa tháng 12 (Âm lịch), để chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán Đinh Dậu, bà con vùng cao ở các xã của huyện Kỳ Sơn đã tấp nập vào rừng hái lá dong. Nhiều người tạm gác lại việc nương rẫy, tập trung huy động các thành viên trong gia đình cùng đi hái lá về bán. Những năm trước, giá lá dong chỉ giao động từ 8.000 -10.000 đồng/bó (100 lá) nhưng năm nay, giá đột ngột tăng cao từ 16.000 - 20.000 đồng nên nhiều hộ dân có thu nhập cao.
Đặc biệt, do lá dong năm nay khan hiếm nên nhiều thương lái từ thành phố Vinh phải lái ôtô lên “cắm” chốt tại các con đường dẫn vào rừng để thu mua lá dong.
Tuy nhiên, thời tiết không thuận lợi khiến lá dong năm nay có phần khan hiếm, phải đi sâu vào tận trong rừng mới có lá to và đẹp. Hơn tuần qua, hai vợ chồng anh Cô vào rừng hái gần 100 bó mỗi ngày. Với giá bán 19.000 đồng/bó, mỗi ngày hai vợ chồng anh Tảnh có thể bỏ túi gần 2 triệu đồng.
Vao rung “san” la dong, thu tien trieu moi ngay-Hinh-2
Thương lái thu mua lá dong về dưới xuôi.(Ảnh: Zing.vn)
Anh Xồng Vả Cô ở bản Huồi Nhao (xã Nậm Càn) cho hay, lá dong năm nay có phần khan hiếm hơn mọi năm do đợt giá rét hồi tháng 1. Phải đi xa trong rừng mới kiếm được loại lá vừa to, vừa đẹp. Từ đầu tháng 12 (Âm lịch) các thương lái đã về tận các bản đặt vấn đề để thu mua. Như gia đình anh, 2 vợ chồng đi 1 ngày cũng kiếm được khoảng hơn 100 bó, thu về gần 1 triệu đồng.
Chị Và Lìa Na (38 tuổi, ở bản Huồi Giảng 3, xã Kỳ Sơn), cho biết rất đông người dân kéo nhau vào rừng để tìm lá dong về bán cho thương lái. Lá dong rừng có màu xanh óng, lá dai, tròn to nên được bà con dưới xuôi ưa chuộng. Các thương lái “tranh giành” nhau từng bó một mỗi khi có người đi cắt lá về.
Ông Và Bá Dì - Phó chủ tịch UBND xã Nậm Càn cho biết từ đầu tháng 12 âm lịch các thương lái đã đưa ôtô tải về tận xã để mua lá dong. Bình quân cứ 3 ngày lại có một xe chở đầy lá dong về xuôi. Không chỉ người lớn mà nhiều trẻ em cũng theo người lớn vào rừng hái để kiếm thêm thu nhập.

Hé lộ tiền thưởng Tết 2016

(Kiến Thức) - Tết Ất Mùi 2015, thống kê 13.000 doanh nghiệp cả nước, mức thưởng Tết trung bình là 5 triệu đồng/người. Dự báo tiền thưởng Tết 2016 sẽ cao hơn.

Mới đây, Bộ LĐ-TB&XH có văn bản gửi 63 tỉnh thành trong cả nước yêu cầu báo cáo nhanh tình hình tiền lương năm 2015 và kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Bính Thân 2016. Nhiều người kỳ vọng năm nay, với sự hồi phục của kinh tế, tiền thưởng Tết 2016 sẽ có bước khởi sắc, cao hơn năm 2015.

5 nghề tay trái “hốt bạc” dịp Tết Nguyên đán

Không khí Tết cận kề là thời điểm để những nhà kinh doanh nghiệp dư có thể tranh thủ làm nghề tay trái để kiếm thêm một khoản kha khá bỏ túi.

1. Chở đào, quất thuê

5 nghe tay trai “hot bac” dip Tet Nguyen dan

Mặc dù còn hơn 3 tuần lễ nữa mới tới Tết, nhưng ngay từ bây giờ anh Lê Văn Luận (Hà Đông, Hà Nội) - nhân viên công ty Cổ phần Xe điện Hà Nội đã đấu mối buôn đào cảnh cho khách hàng quen. Anh Luận cho hay, năm nào cũng vậy, cứ cận Tết là anh tham gia buôn đào, vận chuyển đào cho khách coi như một nghề tay trái.

“Nhà bố vợ có vườn đào lớn ở Nhật Tân, thế nên tranh thủ lúc nhàn rỗi mình dắt khách tới mua. Mua xong họ cần người chở thì nhận chở hàng cho họ theo yêu cầu. Công việc tuy vất vả, nhưng chỉ làm lúc nông nhàn. Như năm ngoái, mình làm có hơn chục ngày mà cũng kiếm thêm được hơn 20 triệu” – anh Luận nói.

2. Buôn bán thực phẩm sạch

Chị Nguyễn Phương (nhân viên văn phòng) chia sẻ chị làm nhân viên văn phòng chẳng bao giờ có thưởng Tết. Năm nào cũng trông chờ vào vài triệu tiền lương thưởng Tết của anh chồng làm công nhân. Thế nhưng năm nay, chồng cũng vừa thất nghiệp, chính vì vậy anh chị xoay sang nhận buôn hàng thực phẩm sạch từ trên rừng như nấm hương, thịt trâu khô, thịt lợn rừng, gà quê…

“Ông bà nội mình quê Sơn La, thế nên ai có nhu cầu đặt hàng thì mình sẽ mua thực phẩm sạch gửi về dưới này. Giá cả cực kỳ phải chăng, thực phẩm lại tươi và sạch nên ai cũng thích. Tết này đã có hơn chục người bạn đặt hàng mổ lợn rừng, làm giò trâu và gói bánh chưng. Lãi thì không được nhiều nhưng công việc này chẳng bao giờ bị lỗ. Còn ế thì giữ lại ăn” – chị Phương hồ hởi kể.

Đặc biệt, chị tranh thủ được thời gian ngồi máy tính để nhận đơn hàng tư vấn còn chồng thì tranh thủ đi ship hàng.

3. Làm giò, bánh chưng thuê

5 nghe tay trai “hot bac” dip Tet Nguyen dan-Hinh-2

Trước Tết hơn 3 tuần, chị Vũ Thị Tâm (Tây Hồ, Hà Nội) đã rục rịch chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh chưng. Chị Tâm cho biết: “Nhà mình đông người, bố mẹ lại rảnh, mình lại nấu ăn ở căng-tin cho văn phòng Bộ, nên nếu nhân viên trong văn phòng có nhu cầu đặt bánh chưng thì mình nhận về cho bố mẹ làm kiếm thêm thu nhập lo Tết”.

Bánh chưng nhà chị làm không có chất phụ gia, bảo quản. Cách luộc bánh theo phương pháp cổ truyền, luộc bằng củi, gói bằng lá dong, nếu khách thích có thể ướp cho màu bánh xanh hoặc ướp gấc đỏ… tùy thuộc vào nhu cầu của khách.

Mấy năm về trước, năm nào chị cũng nhận gói cả nghìn cái. Riêng năm nay, mặc dù chưa cận Tết nhưng chị đã nhận được gần 20 đơn đặt hàng, với khoảng hơn 600 cái bánh chưng. “Tính ra, mỗi chiếc bánh lãi 7 -10.000 đồng, vị chi nếu làm khoảng 600 chiếc mình cũng có gần chục triệu rồi” – chị Tâm nói.

Ngoài nhận làm bánh chưng thuê, dịp Tết này chị còn nhận đặt giò chả đặc sản cho những khách có nhu cầu. Hầu hết là giò bò, giò ngựa, giò gà… những loại đặc sản gửi từ trên vùng núi xuống.

4. Mua đồng nát kiêm dọn nhà

5 nghe tay trai “hot bac” dip Tet Nguyen dan-Hinh-3

Đây là công việc làm thêm dịp Tết mang lại thu nhập đáng kể cho lao động tự do. Chị Nguyễn Thị Na (Nam Định) làm nghề đồng nát cho hay: “Cuối năm các gia đình dọn nhà nhiều, vì vậy mình đăng ký làm “2 trong 1” luôn. Vừa đi mua đồng nát, vừa nhận dọn nhà nếu khách có nhu cầu. Có khi dọn nhà xong, khách cho luôn cả những đồ đồng nát.

Ngày thường, có ngày làm được, có ngày không và thu nhập cũng chỉ từ 100.000 tới 150.000 đồng, nhưng nếu cuối năm chăm chỉ có khi phải kiếm được 400.000 đến 500.000 một ngày. Thậm chí có ngày còn hơn thế”.

5. Chụp ảnh kiêm làm lịch Tết

Trong khi đó, sinh viên nghèo cũng tung đủ chiêu để làm thêm ngày Tết. Có bạn làm PG, có bạn nhận đứng bán sản phẩm ở siêu thị, có bạn lại làm quán ăn… Và dù làm ở đâu thì mức lương cũng cao hơn ngày thường. Tân sinh viên Đào Tùng Khoa (Học viện Báo chí tuyên truyền) đã nghĩ ra ý tưởng cùng nhóm bạn thành lập tổ chụp ảnh, làm lịch Tết, lịch treo tường.

Theo Khoa, mỗi ca chụp từ 6-8 tiếng, các bạn chỉ lấy giá dịch vụ rất hữu nghị là 1 triệu đồng. Tiền vào phim trường hay in ảnh, in lịch thì khách tự bỏ ra. Riêng khoản chỉnh sửa ảnh hay làm album thì các bạn hỗ trợ khách.

Khoa cho hay: “Tính ra công việc phù hợp với năng lực của tụi em, lại giúp em nâng cao khả năng nghiệp vụ trong trường học”.

Tin mới