Vật thể lạ nghi hàm răng voi ma mút xôn xao Phú Yên

(Kiến Thức) - Một người dân ở Phú Yên tình cờ nhặt được vật thể lạ nghi là “hàm răng voi ma mút”, đã có người trả giá 200 triệu đồng.

Hiện ông Võ Sáu (trú ở xã Suối Bạc, huyện miền núi Sơn Hòa, Phú Yên) đang lưu giữ một khối đá bí ẩn, được nhiều người cho là “hàm răng voi ma mút” hóa thạch.
Khối đá có trọng lượng hơn 1kg, dài gần 15cm, có kết cấu nhiều phiến nhỏ gắn kết vào nhau.
vat the la nghi ham rang voi ma mut xon xao phu yen hinh anh
 Khối đá nghi là hàm răng voi ma mút.
Ông Sáu tình cờ nhặt được vật thể lạ trên tại địa phương khoảng hơn một tháng nay và đã có người trả giá mua nó gần 200 triệu đồng, song vì coi đó là “báu vật” nên ông Sáu không bán.
“Từ khi phát hiện, cất giữ khối đá lạ này, nhiều người hiếu kỳ kéo đến xem, có kẻ còn lén lún định “cuỗm” nó vào ban đêm”, ông Sáu cho biết.
Nghe thông tin, chính quyền xã Suối Bạc, ngành văn hóa thông tin huyện Sơn Hòa và tỉnh Phú Yên đang cử cán bộ chuyên môn xác định vật thể lạ để có kết luận chính xác.

Chùm ảnh những “vật thể lạ” dưới đáy đại dương

Loài sứa biển bờm sư tử sống ở vùng nước lạnh ở Bắc Cực, bắc Đại Tây Dương, và bắc Thái Bình Dương.
 Loài sứa biển bờm sư tử sống ở vùng nước lạnh ở Bắc Cực, bắc Đại Tây Dương, và bắc Thái Bình Dương.

Con sứa bờm sư tử lớn nhất được tìm thấy ở ngoài khơi vịnh Masachusetts, có đường kính thân là 2,29 m, chiều dài xúc tu lên tới 37 m.
 Con sứa bờm sư tử lớn nhất được tìm thấy ở ngoài khơi vịnh Masachusetts, có đường kính thân là 2,29 m, chiều dài xúc tu lên tới  37 m.

Kẻ thù của loài sứa này là chim biển, cá thái dương, các loài sứa biển khác và rùa biển.
 Kẻ thù của loài sứa này là chim biển, cá thái dương, các loài sứa biển khác và rùa biển.

Năm 2010, 150 người được cho là đã bị châm bởi những mảnh vụn của một con sứa biển tại khu vực New Hampshire, Mỹ.
 Năm 2010, 150 người được cho là đã bị châm bởi những mảnh vụn của một con sứa biển tại khu vực New Hampshire, Mỹ.

Sứa biển bờm sư tử rất đa dạng về màu sắc, từ màu đỏ thẫm đến màu tím sẫm, trong khi những con nhỏ thì có màu vàng sáng đến màu nâu nhạt.
 Sứa biển bờm sư tử rất đa dạng về màu sắc, từ màu đỏ thẫm đến màu tím sẫm, trong khi những con nhỏ thì có màu vàng sáng đến màu nâu nhạt.

Một con sứa biển mặt trăng đang di chuyển.
 Một con sứa biển mặt trăng đang di chuyển.

Một con sứa biển mặt trăng khác đang dập dờn trong khu vực bờ biển Nga.
 Một con sứa biển mặt trăng khác đang dập dờn trong khu vực bờ biển Nga.

Có những con sứa bờm sư tử có xúc tu dài đến 30 m.
 Có những con sứa bờm sư tử có xúc tu dài đến 30 m.

Sứa mặt trăng ăn các động vật phù du.
 Sứa mặt trăng ăn các động vật phù du.

Sứa biển mặt trăng với 4 bộ phận sinh dục hình móng ngựa.
 Sứa biển mặt trăng với 4 bộ phận sinh dục hình móng ngựa.

Trông như một bông hoa cài áo, hoặc một ngôi sao, cơ thể của chú sứa ăn thịt này có đến 95% là nước.
 Trông như một bông hoa cài áo, hoặc một ngôi sao, cơ thể của chú sứa ăn thịt này có đến 95% là nước.

Một chú sứa hình lược đang bơi cùng với thức ăn trong người.
 Một chú sứa hình lược đang bơi cùng với thức ăn trong người.
 

Voi ma-mút và các động vật tuyệt chủng sắp được hồi sinh

Loài Dodo (loài chim không biết bay, cùng họ với chim bồ câu) tiến hóa mà không có bất cứ một kẻ thù tự nhiên nào, trừ con người. Và vì lý do bị con người giết thịt để làm thức ăn, loài này đã tuyệt chủng.
 Loài Dodo (loài chim không biết bay, cùng họ với chim bồ câu) tiến hóa mà không có bất cứ một kẻ thù tự nhiên nào, trừ con người. Và vì lý do bị con người giết thịt để làm thức ăn, loài này đã tuyệt chủng.

Ngựa vằn Quagga, từng sống ở Nam Phi, đã tuyệt chủng trong tự nhiên từ năm 1870. Cá thể cuối cùng được nuôi dưỡng cũng đã chết vào năm 1883.
 Ngựa vằn Quagga, từng sống ở Nam Phi, đã tuyệt chủng trong tự nhiên từ năm 1870. Cá thể cuối cùng được nuôi dưỡng cũng đã chết vào năm 1883.

Loài chim moa, một loài chim không biết bay sống ở vùng New Zealand, đã bị người thổ dân Maori tại đây săn bắn đến tuyệt chủng.
 Loài chim moa, một loài chim không biết bay sống ở vùng New Zealand, đã bị người thổ dân Maori tại đây săn bắn đến tuyệt chủng.

Loài ma-mút lông dài sống ở vùng đảo Wrangel, Bắc Băng Dương 4.000 năm trước. ADN của loài này được lưu giữ khá tốt ở dạng đông lạnh.
 Loài ma-mút lông dài sống ở vùng đảo Wrangel, Bắc Băng Dương 4.000 năm trước. ADN của loài này được lưu giữ khá tốt ở dạng đông lạnh.

Loài gõ kiến mỏ ngà thường được bắt gặp ở khu vực đông nam nước Mỹ, tuy nhiên từ năm 1940 của thế kỷ trước người ta đã không còn nhìn thấy loài này.
 Loài gõ kiến mỏ ngà thường được bắt gặp ở khu vực đông nam nước Mỹ, tuy nhiên từ năm 1940 của thế kỷ trước người ta đã không còn nhìn thấy loài này.

Hổ Tasman là loài có túi duy nhất được đứng trong danh sách tái sinh. Chúng sinh sống ở Australia, đảo Tasmania thuộc Australia và New Guinea cho đến tận những năm 1960.
 Hổ Tasman là loài có túi duy nhất được đứng trong danh sách tái sinh. Chúng sinh sống ở Australia,  đảo Tasmania thuộc Australia và New Guinea cho đến tận những năm 1960.

Tuy nhiên, bạn không nên quá hào hứng rằng mình sẽ được tham gia vào những cảnh như trong phim “Công viên kỷ Jura”, bởi các nhà khoa học cho biết ADN của loài khủng long là quá cổ để có thể tái tạo lại.
 Tuy nhiên, bạn không nên quá hào hứng rằng mình sẽ được tham gia vào những cảnh như trong phim “Công viên kỷ Jura”, bởi các nhà khoa học cho biết ADN của loài khủng long là quá cổ để có thể tái tạo lại. 
Hiện có 2 phương pháp sử dụng để hồi sinh động vật tuyệt chủng, một là nhân bản vô tính, hai là sử dụng công nghệ chuyển nhân tế bào (triệt tiêu một số nuleic trong trứng của loài họ hàng và cấy vào đó gen của loài đã tuyệt chủng).
 Hiện có 2 phương pháp sử dụng để hồi sinh động vật tuyệt chủng, một là nhân bản vô tính, hai là sử dụng công nghệ chuyển nhân tế bào (triệt tiêu một số nuleic trong trứng của loài họ hàng và cấy vào đó gen của loài đã tuyệt chủng).

Tin mới