VDSC: Lợi nhuận NKG năm 2020 sẽ vượt mục tiêu đặt ra là 200 tỷ đồng

(Kiến Thức) - Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự đoán doanh số nhiều khả năng của Thép Nam Kim (NKG) sẽ ổn định ở mức 200.000 tấn trong quý 4, mức tương tự quý 3.

Kết quả kinh doanh của NKG trong quý 4 nhiều khả năng vẫn tích cực nhờ sản lượng tiêu thụ và biên gộp cao. Công ty sẽ vận hành các nhà máy ở mức công suất tối đa trong 4 tháng tới nhờ lượng đơn hàng xuất khẩu lớn từ Châu Âu. Do đó, doanh số nhiều khả năng sẽ ổn định ở mức 200.000 tấn trong quý 4, mức tương tự quý 3.
Bên cạnh đó, giá thép cán nóng (HRC) đã tăng liên tục lên mức USD 630/tấn, vì vậy, biên gộp của NKG sẽ được hỗ trợ và dao động trong khoảng 6,5%-7,2% trong quý 4. VDCS tin tưởng lợi nhuận công ty cả năm sẽ vượt mục tiêu đặt ra đầu năm là 200 tỷ đồng. 
NKG nhiều khả năng sẽ hoàn thành các thủ tục pháp lý để hoàn tất việc mua lô đất 32 ha tại Khu Công nghiệp Yên Mỹ B tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào đầu năm 2021. Theo ban lãnh đạo, công ty sẽ nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với lô đất có diện tích 20 ha vào quý 1/2021 và phần còn lại vào quý 2/2021.
VDSC: Loi nhuan NKG nam 2020 se vuot muc tieu dat ra la 200 ty dong
 
NKG cân nhắc sẽ bán một phần lô đất 32 ha trên do diện tích tương đối rộng so với nhu cầu xây dựng nhà máy của công ty. Các nhà máy chính của NKG tại Bình Dương được xây dựng trên phần đất có diện tích chỉ khoảng 20 ha.
Nếu bán một phần đất tại KCN Yên Mỹ 2, NKG có thể ghi nhận một khoản lợi nhuận lớn trong năm 2021 do giá đất tại khu vực này đã tăng lên mức khoảng 100 USD/m2, trong khi giá mua của công ty chỉ khoảng 45 USD/m2.
NKG sẽ tập trung vào thị trường miền Nam trong năm tới khi lên kế hoạch đầu tư một nhà kho mới tại tỉnh Bình Dương, đồng thời, hoãn dự án xây dựng nhà máy ống thép mới tại tỉnh Quảng Ngãi.
Do lượng đơn đặt hàng tăng mạnh, công ty cần thêm không gian cho hàng tồn kho. NKG dự kiến sẽ đầu tư khoảng 250 tỷ đồng để xây dựng một nhà kho rộng khoảng 4 ha, gần các nhà máy chính của công ty tại Bình Dương.
Theo ban lãnh đạo, công ty có khả năng vay vốn ở mức lãi suất từ 8%-9% để tài trợ một phần dự án trên. Tuy nhiên, công ty sẽ cố gắng duy trì vay nợ dài hạn ổn định ở mức ngang năm 2020.
Trong khi đó, dự án nhà máy ống thép tại Chu Lai đã bị hoãn để tập trung cho thị trường miền Nam, được đánh giá có triển vọng tốt hơn so với miền Trung.
Liên quan đến kế hoạch kinh doanh sơ bộ năm 2021, NKG đặt mục tiêu đạt bán được khoảng 840.000 tấn sản phẩm và thu về 240 tỷ đồng lợi nhuận. Giả định các nhà máy tiếp tục hoạt động hết công suất và tiêu thụ hết, sản lượng tiêu thụ năm 2020 ước đạt 710.000 tấn.
Do đó, NKG cần tăng sản lượng tiêu thụ thêm 20% và vận hành các nhà máy ở mức công suất tối đa trong cả năm 2021 để đạt mục tiêu trên.

Cổ phiếu thép hỗ trợ giúp VN-Index tăng hơn 4 điểm

(Kiến Thức) - Một số cổ phiếu vốn hoá lớn tăng mạnh sau 14h, HPG lội ngược dòng và trở thành cổ phiếu dẫn đầu trong nhóm VN30.

Kết phiên 23/11, chỉ số VN-Index tăng 4,19 điểm (+0,42%) lên 994,19 điểm; HNX-Index tăng 0,66% lên 148,18 điểm và UPCoM-Index tăng 0,4% lên 66,69 điểm. Thanh khoản thị trường ở mức khá cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 12.000 tỷ đồng.

HPG chính là cổ phiếu hỗ trợ mạnh cho nhóm VN30 trong phiên hôm nay với mức tăng mạnh đến 5% về cuối phiên, bên cạnh đó nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 800.000 cổ phiếu. Tiếp sau đó là đà tăng của PNJ, REE, STB, VHM, SSI,…

VN-Index bứt phá mạnh, gần chạm ngưỡng 1.030 điểm

(Kiến Thức) - Phiên giao dịch chiều diễn ra trong tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư, đẩy VN-Index gần chạm mốc 1.030 điểm.

Kết phiên 7/12, chỉ số VN-Index tăng 8,49 điểm (+0,83%) lên 1.029,98 điểm; HNX-Index tăng 1,13% lên 154,2 điểm và UPCoM-Index tăng 0,13% lên 68,7 điểm. Thanh khoản toàn thị trường duy trì mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 11.500 tỷ đồng.

HPG dẫn đầu đà tăng của nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn khi bứt phá lên mốc 38.200 đồng/cp, tiếp sau đó là đà tăng đến từ BID, SAB, SSI, VCB,… Ngược lại sau nhiều phiên tăng nóng thì POW bất ngờ chỉnh và giảm về 11.450 đồng/cp, một số cổ phiếu lớn cũng giảm như SBT, VJC, STB,…

Tin mới