Vẻ ngoài gây choáng của chim hồng hoàng: Việt Nam có 6 loài

Vẻ ngoài gây choáng của chim hồng hoàng: Việt Nam có 6 loài

Trong thế giới các loài chim, họ Hồng hoàng (Bucerotidae) gồm các loài chim có cái mỏ to dị thường sống ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi. Nhiều loài trong họ này có cái "sừng" vô cùng ấn tượng trên mỏ.

Xem toàn bộ ảnh
 Hồng hoàng (Buceros bicornis) dài 95-120 cm, sống trong các khu rừng của Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc và Đông Nam Á, gồm Việt Nam. Là loài lớn nhất trong họ Hồng hoàng, chúng có cái mũ mỏ màu vàng tươi và đen trên đỉnh chiếc mỏ lớn. Ảnh: eBird.
Hồng hoàng (Buceros bicornis) dài 95-120 cm, sống trong các khu rừng của Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc và Đông Nam Á, gồm Việt Nam. Là loài lớn nhất trong họ Hồng hoàng, chúng có cái mũ mỏ màu vàng tươi và đen trên đỉnh chiếc mỏ lớn. Ảnh: eBird.
Cao cát bụng trắng (Anthracoceros albirostris) dài 70 cm, phân bố từ khu vực Himalaya đến Bali, gồm Việt Nam. Đây là loài phân bố rộng nhất trong các loài cao cát trắng đen châu Á. Chúng được ghi nhận cả trên các vùng đất canh tác.
Cao cát bụng trắng (Anthracoceros albirostris) dài 70 cm, phân bố từ khu vực Himalaya đến Bali, gồm Việt Nam. Đây là loài phân bố rộng nhất trong các loài cao cát trắng đen châu Á. Chúng được ghi nhận cả trên các vùng đất canh tác.
Niệc mỏ vằn (Aceros undulatus) dài 75-90 cm, được ghi nhận ở Nam Á, Đông Nam Á, gồm Việt Nam, và quần đảo Sunda Lớn. Loài chim này có cái túi đặc trưng dưới cổ, có màu vàng tươi ở con trống và xanh lam ở con mái.
Niệc mỏ vằn (Aceros undulatus) dài 75-90 cm, được ghi nhận ở Nam Á, Đông Nam Á, gồm Việt Nam, và quần đảo Sunda Lớn. Loài chim này có cái túi đặc trưng dưới cổ, có màu vàng tươi ở con trống và xanh lam ở con mái.
Niệc đầu trắng (Aceros comatus) dài 83-102 cm, phân bố ở Đông Nam Á lục địa và các đảo Borneo và Sumatra (ở Việt Nam chỉ mới phát hiện ở tỉnh Quảng Trị). Loài chim này được nhận dạng nhờ chỏm lông màu trắng dựng lên trên chiếc mào ở đầu.
Niệc đầu trắng (Aceros comatus) dài 83-102 cm, phân bố ở Đông Nam Á lục địa và các đảo Borneo và Sumatra (ở Việt Nam chỉ mới phát hiện ở tỉnh Quảng Trị). Loài chim này được nhận dạng nhờ chỏm lông màu trắng dựng lên trên chiếc mào ở đầu.
Niệc cổ hung (Aceros nipalensis) dài 90-110 cm, phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á, gồm Việt Nam. Là loài lưỡng sắc giới tính, con trống của chúng có lông đầu màu hạt dẻ, còn con mái màu đen.
Niệc cổ hung (Aceros nipalensis) dài 90-110 cm, phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á, gồm Việt Nam. Là loài lưỡng sắc giới tính, con trống của chúng có lông đầu màu hạt dẻ, còn con mái màu đen.
Niệc nâu (Anorrhinus austeni) dài 70-80 cm, được ghi nhận ở các khu rừng từ Đông Bắc Ấn Độ đến miền Nam Việt Nam. Ngoài trái cây, loài này còn ăn nhiều động vật nhỏ, gồm cả trứng và con non của các loài chim khác.
Niệc nâu (Anorrhinus austeni) dài 70-80 cm, được ghi nhận ở các khu rừng từ Đông Bắc Ấn Độ đến miền Nam Việt Nam. Ngoài trái cây, loài này còn ăn nhiều động vật nhỏ, gồm cả trứng và con non của các loài chim khác.
Niệc mỏ đỏ (Tockus erythrorhynchus) dài 42-45 cm, sinh sống ở các xavan và từng thưa từ Senegal tới Nam Phi. Chúng thuộc một chi gồm những loài chim săn mồi nhỏ, hầu hết có mỏ màu đỏ hay vàng.
Niệc mỏ đỏ (Tockus erythrorhynchus) dài 42-45 cm, sinh sống ở các xavan và từng thưa từ Senegal tới Nam Phi. Chúng thuộc một chi gồm những loài chim săn mồi nhỏ, hầu hết có mỏ màu đỏ hay vàng.
Cao cát Malabar (Anthracoceros coronatus) dài 70 cm, phân bố ở Ấn Độ và Srri Lanka. Giống như phần lớn các loài cao cát châu Á khác, chúng ăn tạp với các loại quả chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn.
Cao cát Malabar (Anthracoceros coronatus) dài 70 cm, phân bố ở Ấn Độ và Srri Lanka. Giống như phần lớn các loài cao cát châu Á khác, chúng ăn tạp với các loại quả chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn.
Hắc hoàng rừng má bạc (Bycanistes brevis) dài 75-80 cm, phân bố ở Đông Phi. Cũng như các loài họ hàng gần, con trống ở loài này có mỏ lớn hơn con mái và phần mũ trên mỏ cũng cao hơn.
Hắc hoàng rừng má bạc (Bycanistes brevis) dài 75-80 cm, phân bố ở Đông Phi. Cũng như các loài họ hàng gần, con trống ở loài này có mỏ lớn hơn con mái và phần mũ trên mỏ cũng cao hơn.
Hắc hoàng kèn (Bycanistes bucinator) dài 58-65 cm, sinh sống trong các khu rừng phía Đông tới Nam châu Phi. Chúng khá giống loài hắc hoàng rừng má bạc, nhưng có da mặt đỏ.
Hắc hoàng kèn (Bycanistes bucinator) dài 58-65 cm, sinh sống trong các khu rừng phía Đông tới Nam châu Phi. Chúng khá giống loài hắc hoàng rừng má bạc, nhưng có da mặt đỏ.
Mời quý độc giả xem video: Bướm nghệ sĩ hóa trang | VTV7.

GALLERY MỚI NHẤT