Về tuyên bố “ngang ngược” của đại sứ TQ tại Philippines

(Kiến Thức) - Bắc Kinh không cho phép bất kỳ nước nào, kể cả Mỹ, đưa tàu chiến hay máy bay quân sự vào "lãnh hải của Trung Quốc” ở Biển Đông.

Đó là tuyên bố ngang ngược của đại sứ TQ tại Philippines, ông Triệu Giám Hoa. Nếu làm theo cái “lý sự cùn” của đại sứ Trung Quốc tại Philippines, máy bay tàu chiến Mỹ không được phép đi vào trong phạm vi cái gọi là “đường lưỡi bò” vô cùng phi lý, trái với luật pháp quốc tế và “liếm” tới 80% diện tích Biển Đông. Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn "lập lờ đánh lận con đen" về cái gọi là "lãnh hải của Trung Quốc" ở Biển Đông.
Ve tuyen bo “ngang nguoc” cua dai su TQ tại Philippines
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Triệu Giám Hoa, cấm máy bay tàu chiến Mỹ đi lại trên 80% diện tích Biển Đông.
Về tuyên bố không cho phép tàu chiến và máy bay quân sự các nước xâm phạm “lãnh hải của Trung Quốc” ở Biển Đông của đại sứ Trung Quốc tại Philippines, nhà phân tích chính trị Nga Dmitry Mosyakov  cho rằng “xung đột ở Biển Đông lại một lần nữa chuyển sang giai đoạn căng thẳng”.
Theo nhà phân tích chính trị Mosyakov, tuyên bố của đại sứ Trung Quốc tại Philippines một lần nữa thách thức Mỹ, đặc biệt trong một vấn đề “tự do hàng hải” hết sức quan trọng đối với Washington. Bởi vì ở đây nói không chỉ về tự do hàng hải ở Biển Đông và là về tự do hàng hải cho tàu chiến và máy bay quân sự. Mỹ muốn lực lượng hải quân của các nước hoạt động ở Biển Đông và sẵn sàng nhận trách nhiệm đảm bảo an toàn.
Trung Quốc thách thức Mỹ vì họ muốn nhận được một số lợi thế trong  đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông (COC) và tác động đến quyết định sắp tới của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại  La Haye (The Hague), nơi Philippines đã nộp đơn kiện Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích chính trị Dmitry Mosyakov, căng thẳng Biển Đông không biến thành xung đột quân sự trong thời gian tới, mà sẽ bước vào giai đoạn “đấu khẩu quyết liệt” thách thức lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ.

Mỹ cần bác bỏ “đường lưỡi bò” TQ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Để ngăn chặn mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh, Mỹ cần bác bỏ “đường lưỡi bò” phản khoa học vô cùng phi lý mà người Trung Quốc tự vẽ.

Đó là nhận định của nhà nghiên cứu Lim Chuan-Tiong, cộng tác viên của Viện Lịch sử hiện đại Academia Sinica, được báo mạng WantChinaTimes (WCT) ngày 26/5 đăng tải.
Theo nhà nghiên cứu Lim Chuan-Tiong, cuối cùng, Mỹ cũng đã bắt đầu hành động để can thiệp vào cuộc tranh chấp âm ỉ ở Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc ráo riết biến rạn san hô thành đảo nổi với qui mô và tốc độ chóng mặt. Do nguy cơ đối đầu Trung-Mỹ,  Biển Đông đang trở thành một điểm nóng có thể kích hoạt Chiến tranh thế giới thứ ba.

“Ngáo ộp” Hải Dương 981 ở Biển Đông tới khi nào?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia quốc tế nhận định, Trung Quốc có thể sẽ để giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động ở Biển Đông đến hết 20/8.

Về việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu Hải Dương 981 trở lại Biển Đông, học giả người Mỹ M. Taylor Fravel, chuyên về Trung Quốc, nói  rằng địa điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (giàn khoan 981) là nơi "vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của hai bên chồng chéo lên nhau 100%”.
“Ngao op” Haiyang Shiyou 981 tro lai Bien Dong
Ngáo ộp” Hải Dương 981 trở lại Biển Đông.
Mọi hành động của giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông đều bị các cơ quan hữu trách của Việt Nam theo dõi sát sao và sự di chuyển tiếp theo của giàn khoan này có thể một lần nữa lại châm ngòi căng thẳng Trung-Việt, sau vụ Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan này ở sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam trong tháng 5/2014.

Tin mới