Vị Chủ tịch FTM vừa từ chức sau khi để cổ phiếu gây sốc thị trường chứng khoán là ai?

(Vietnamdaily) - 22 phiên giao dịch liên tiếp rơi thẳng đứng, cổ phiếu FTM vẫn gây bàng hoàng cho nhà đầu tư khi từ mức giá trên 24.000 đồng/cổ phiếu hiện đã rớt khỏi mốc 5.000 đồng/cổ phiếu. Chưa dừng lại ở đó, Chủ tịch FTM vừa có quyết định xin từ chức. Điều gì đang diễn ra tại FTM?

Cổ phiếu lau sàn 22 phiên, cổ đông lớn và Chủ tịch "tháo chạy"

CTCP Đầu tư và phát triển Đức Quân (Fortex, HoSE: FTM) vừa cho biết, ngày 14/9/2019 đã nhận được đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của ông Nguyễn Hoàng Giang kể từ ngày 16/9/2019. Hiện phía công ty chưa công bố rõ nguyên nhân, cũng như người đảm nhận thay thế chức danh Chủ tịch.

Ông Nguyễn Hoàng Giang từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT trong bối cảnh cổ phiếu FTM đã giảm sàn 22 phiên liên tiếp, rớt khỏi mốc 5.000 đồng/cổ phiếu.

Vi Chu tich FTM vua tu chuc sau khi de co phieu gay soc thi truong chung khoan la ai?
Cú rơi thẳng đứng của cổ phiếu FTM gây choáng váng nhà đầu tư - (nguồn BVSC).

Trước tình hình đó, ngày 23/7/2019, cổ đông lớn của FTM là ông Phạm Đình Giá, Nguyễn Chí Cường đã bán tháo lần lượt hơn 1,76 triệu cổ phiếu và 687.410 cổ phiếu. Chưa kể, hàng loạt khối lượng lớn được đưa ra theo mức giá thỏa thuận thay vì hàng chục nghìn như những phiên trước đó.

Vi Chu tich FTM vua tu chuc sau khi de co phieu gay soc thi truong chung khoan la ai?-Hinh-2
Loạt giao dịch của các cá nhân là cổ đông lớn của FTM từ đầu năm đến nay.

Trước sự rớt giá thảm hại của cổ phiếu, lãnh đạo FTM đã chính thức lên tiếng vào ngày 11/9.

Theo đó, trong thời gian qua, cổ phiếu FTM của công ty đã chứng kiến sự biến động mạnh với liên tục nhiều phiên giảm sàn. Thêm vào đó, cổ phiếu FTM không được giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế 6 tháng năm 2019 âm.

Trước tình hình này, trong thời gian vừa qua, thị trường xuất hiện nhiều tin đồn thất thiệt liên quan đến Fortex và cổ phiếu FTM. Điều này khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều tin đồn gây bất lợi đến hình ảnh của công ty và quyền lợi của cổ đông.

"Hiện tại, Fortex cũng đã và đang phối hợp với các cơ quan điều tra để làm rõ các thông tin. Đồng thời, chúng tôi cũng đã và đang gặp gỡ đại diện một số các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư để làm rõ các tin đồn thất thiệt và những thông tin quy chụp gây ảnh hưởng đến uy tín công ty", ông Nguyễn Hoàng Giang - Chủ tịch Hội đồng quản trị FTM khi đó cho biết.

Đồng thời, ông Giang cho biết, trong thời gian tới, công ty sẽ có những động thái để dập tắt tin đồn và những hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán gây ảnh hưởng đến uy tín Fortex và làm ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông.

FTM - vì đâu nên nỗi?

Trước đó, ngày 16/8/2019, HoSE thông báo đưa cổ phiếu FTM vào danh sách cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính soát xét 6 tháng 2019 là số âm. 6 tháng đầu năm 2019, Fortex đạt 450 tỷ đồng doanh thu, giảm 24% so với cùng kỳ. Công ty ghi nhận lỗ 31 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ vẫn lãi 27,5 tỷ đồng.

Theo FTM, kết quả kinh doanh của công ty sụt giảm đáng kể và có mức lợi nhuận âm là do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc căng thẳng trong thời gian qua.

Cụ thể, trong số 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ có thể sẽ bị áp thuế có tới 25% mặt hàng vải. Do đó, thị trường Trung Quốc trở nên thận trọng, kìm hãm sản xuất vải. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới ngành sợi Việt Nam.

Vi Chu tich FTM vua tu chuc sau khi de co phieu gay soc thi truong chung khoan la ai?-Hinh-3
FTM vì đâu nên nỗi?

"Trên thực tế, 70% lượng sợi của Việt Nam được xuất sang Trung Quốc. Vì thế, không chỉ riêng Fortex, các đơn hàng xuất khẩu sợi của Việt Nam rất khó khăn. Nhiều doanh nghiệp ngành sợi có lượng hàng tồn kho ở mức cao. Trong khi đó, giá xuất khẩu bị ép giảm mạnh do Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. 

Trước tình hình thị trường khó khăn, Fortex cũng như các doanh nghiệp ngành sợi đang đối diện với tình trạng "thắt lưng buộc bụng" với tình hình kinh doanh trong thời gian qua không mấy khả quan. Tuy vẫn còn sớm để đưa ra dự báo về ngành sợi tại thời điểm này. Fortex và các doanh nghiệp trong trong ngành vẫn kỳ vọng một tương lai sang sủa sau khi vượt qua đáy khủng hoảng", FTM nêu.

Ông Nguyễn Hoàng Giang chỉ là người “thế chân”?

Ông Nguyễn Hoàng Giang sinh năm 1980 tại Hà Nội. Trước khi bước chân vào FTM năm 2015, ông đã có lịch sử công tác tại các công ty chứng khoán như Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS), Chứng khoán Quốc gia (NSI).

Ngoài ra, ông còn là Thành viên Ban kiểm soát CTCP Khoáng sản Bắc Kạn (BKC), Thành viên HĐQT CTCP Thép Đình Vũ (DVS), CTCP Bamboo Capital (BCG), CTCP Fideco (FDC), CTCP Bất động sản và Xây dựng Trường Thành (TEG) và CTCP XNK Thủy sản Miền Trung (SPD).

Ông Giang bước vào FTM hồi năm 2015 ở vị trí Thành viên HĐTQ. Đáng nói, ông Giang chỉ mới nhận chức Chủ tịch FTM thay cho ông Lê Mạnh Thường vào từ tháng 4/2019 vừa qua.

Vậy ông Lê Mạnh Thường là ai mà ngay sau một thời gian từ nhiệm ngắn, cổ phiếu FTM đã lao đao như vậy?

Hồi mới lên sàn (tháng 2/2017), trong cơ cấu cổ đông của Đức Quân lúc đó, Chủ tịch Lê Mạnh Thường sở hữu 24% vốn; con gái ông – Lê Thùy Anh – nắm giữ 21,5% vốn. Anh trai ông và bố ông cũng nắm 2,2% vốn FTM. Như vậy, ông Thường và người nhà thời điểm đó sở hữu 47,7% cổ phần của Đức Quân.

Tuy nhiên, theo số liệu tại thời điểm cuối năm 2018, ông Thường đã giảm sở hữu FTM xuống còn 10,2% vốn, con con gái vẫn giữ nguyên tỷ lệ ban đầu.

Vậy nhưng, trong thời gian cổ phiếu FTM biến động, cổ đông lớn liên tục mua bán, vẫn không thấy thông tin giao dịch của gia đình cựu Chủ tịch này.

Về ông Lê Mạnh Thường, ngoài vị trí cựu Chủ tịch FTM, ông cũng từng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Đại Cường, Chủ tịch Công ty TNHH Trường Mạnh Holdings Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Long Hậu (HoSE: LHG); thành viên HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung (UPCoM: SPD) hay CTCP Chiếu sáng Công cộng TP HCM (UPCoM: CHS).

Được biết, CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân tiền thân là Công ty TNHH Dệt Đại Cường Thái Bình với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng. Năm 2013 chuyển đổi mô hình thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 150 tỷ đồng.

Năm 2015, Tập đoàn Đại Cường góp vốn dưới hình thức đất đai, tài sản vào Đức Quân với tổng giá trị 350 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ của Đức Quân lên mức 500 tỷ đồng hiện nay.

Ngày 06/02/2017, 50 triệu cổ phiếu FTM của Đức Quân được niêm yết trên Sở GDCK TPHCM (HoSE).

Cổ phiếu nào rẻ hơn mớ rau trên sàn chứng khoán Việt?

(Kiến Thức) - Với giá “rau dưa”, “trà đá” trên dưới 1.000 đồng/CP, loạt cổ phiếu siêu rẻ này vẫn tồn tại trên sàn chứng khoán, khiến không ít nhà đầu tư ngỡ ngàng.

Cổ phiếu dưới… 1.000 đồng

Một trong những doanh nghiệp có giá cổ phiếu dưới 1.000 đồng là công ty CP An Trường An (mã giao dịch: ATG). Theo Sài Gòn đầu tư, phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8 vừa qua, giá cổ phiếu của ATG chỉ còn 990 đồng/CP. Trong khi đó, 2 năm trước, ATG đưa 15,22 triệu CP niêm yết tại HOSE với mức giá 12.400 đồng/CP.

“Cổ phiếu vua” một thời sa cơ lâm cảnh thoái trào

Thị trường chứng khoán VN rất nhiều doanh nghiệp xưng vương với giá cổ phiếu nhưng đến nay không ít trong số này đã sa cơ và lặn ngụp dưới mệnh giá.

Mới đây cổ phiếu của doanh nghiệp “vua cá tra” Hùng Vương đã bị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đưa vào diện cảnh báo. Với thông tin này HVG đã lọt vào danh sách những “ông vua thoái vị” vì những bê bối tài chính gặp phải trong quá trình kinh doanh.

Điểm chung giữa các “ông vua” một thời chính là chính là vòng vây của việc vay nợ nhiều hơn khả năng của họ. Và khi thị trường biến động thì khoản nợ này trở thành mối nguy cực kỳ lớn lật đổ “ngai vàng” mà họ từng xưng vương.