Ví điện tử tăng trưởng chóng mặt

Tại Việt Nam, hiện đã có 40 trung gian thanh toán được cấp phép và 20 tài khoản ví điện tử đang hoạt động.

Đó là khẳng định của lãnh đạo Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) tại sự kiện Không dùng tiền mặt năm 2022 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Sở Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng nhà nước chi nhánh Hà nội phối hợp tổ chức sáng nay, ngày 21-7.

Theo số liệu từ hệ thống của Napas, trong sáu tháng đầu năm 2022, giao dịch qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 94% về số lượng và 114,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Vi dien tu tang truong chong mat
Ảnh minh họa. 

Trong đó các hình thức thanh toán qua hệ thống điện tử liên ngân hàng, thanh toán thẻ chip, thanh toán trên internet; thanh toán qua di động, thanh toán qua mã QR và số lượng ví điện tử được kích hoạt... đều có sự tăng trưởng đáng kể.

Cụ thể, có 66% tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản ngân hàng (tương ứng khoảng 3,4 triệu tài khoản); trong đó có 1,3 triệu thẻ được mở mới qua hình thức e-KYC.

Hiện có ba tổ chức được cấp phép triển khai thí điểm Mobile Money với hơn 1 triệu tài khoản Mobile Money đã được mở, trong đó 60% tài khoản được mở tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, hiện đã có 40 trung gian thanh toán được cấp phép và 20 tài khoản ví điện tử đang hoạt động. Cho thấy dư địa phát triển và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam là rất lớn.

Chia sẻ về các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, bà Phạm Thị Hương Giang, Phụ trách Phát triển kinh doanh của NAPAS nói: “Để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ thanh toán không tiền mặt cho doanh nghiệp và người dân, Napas đã phối hợp các ngân hàng phát hành thẻ chip nội địa theo tiêu chuẩn mới do NHNN ban hành.

Đến nay, thị trường đã có bộ sản phẩm thẻ chip nội địa đầy đủ nhất gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước, thẻ đa ứng dụng. Thời gian qua, Napas đã nỗ lực hỗ trợ các ngân hàng thúc đẩy chuyển đổi thẻ chip cho người dân, đồng thời, mở rộng các tính năng, tiện ích giúp tăng trải nghiệm thanh toán nhanh, an toàn chỉ bằng 1 thao tác chạm thẻ của người dùng.

Cụ thể, người dùng chỉ cần 1 chạm là có thể thanh toán khi tiêu dùng tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, du lịch hay thanh toán trong giao thông khi đi xe buýt điện Vinbus tại Hà nội và TP.HCM... Bên cạnh các giải pháp công nghệ, Napas đã phối hợp với các ngân hàng, đối tác liên tục triển khai các chương trình ưu đãi, khuyến khích thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của người dân” - bà Giang nói.

Mobile Money “kèo trên hay dưới” ví điện tử, mobile payment?

Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, tháng 10/2021 sẽ chính thức triển khai thí điểm Mobile Money, điều này sẽ giúp Việt Nam tiến tới một nền kinh tế phi tiền mặt, các giao dịch sẽ minh bạch và rõ ràng hơn.

TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để triển khai thí điểm Mobile Money thì Ngân hàng Nhà nước cũng như các cơ quan liên quan phải có quy định pháp lý quản lý, giám sát chặt chẽ trước mọi nguy cơ có thể xảy ra. Đồng thời, cần phổ biến hình thức Mobile Money đến mọi vùng miền trong cả nước để mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận dịch vụ nhằm phát huy được tính ưu việt của nó.
Ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia kinh tế, nguyên cán bộ Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định: “Việc mở ra các hình thức thanh toán mới như Mobile Money là xu thế tất yếu. Tôi cho rằng, cần đặt ra mục tiêu các hình thức thanh toán này có thể thay thế phần lớn các giao dịch tiền mặt hiện nay. Mobile Money có lợi thế rất lớn là ngay lập tức khi đi vào triển khai đã có số lượng khách hàng rất lớn, lên đến hàng chục triệu tài khoản; số lượng điểm dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ như Viettel, VNPT cũng rất lớn và trải khắp cả nước. Đây chính là các lợi thế mà các dịch vụ khác không dễ gì có được và đồng thời cũng là cơ sở để cung cấp dịch vụ tốt hơn đến cho người dùng”.

Trở thành kỳ lân mới của Việt Nam, MoMo phát triển như thế nào?

Bắt đầu vào năm 2010 trong vai trò một ứng dụng thẻ SIM, đến nay MoMo trở thành nền tảng siêu ứng dụng số một tại Việt Nam.

Ví điện tử MoMo vừa công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ 5 (Series E) với số tiền đầu tư trị giá khoảng 200 triệu USD. Sau khi hoàn thành vòng gọi vốn Series E này, MoMo xác nhận giá trị của công ty sẽ vượt 2 tỷ USD, chính thức ghi danh thành startup kỳ lân tiếp theo của Việt Nam.

Tin mới