Vi điều khiển SG-8V1: Nhỏ gọn, rẻ, ứng dụng đa dạng

(Kiến Thức) - Vi điều khiển SG-8V1 vừa được Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế vi mạch - ICDREC (TPHCM) chạy thử thành công.

Từ thử nghiệm thành công 
Ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc Trung tâm ICDREC cho biết, SG-8V1 là sản phẩm đặt hàng của Sở KH&CN TPHCM. Sau khi phân tích kỹ thị trường chip vi xử lý, ICDREC nghiên cứu và đã cho ra đời chip vi xử lý SG-8V1 hiệu năng và tính năng đạt độ ổn định cao, nhất là khi SG-8V1 làm "trái tim" cho một số thiết bị dân dụng như thiết bị giám sát hành trình, điện kế điện tử...
SG-8V1 với bộ nhớ dữ liệu 16K x 8, bộ nhớ chương trình 64K x 16 cho phép tăng tốc độ xử lý lên nhiều lần, so sánh giữa chip SG-8V1 và chip PIC (hàng ngoại nhập) thì khả năng thực hiện lệnh của SG-8V1 nhanh gấp 4 lần. Môi trường phát triển tích hợp SG-8V1 là một phần mềm nhỏ gọn, cung cấp nhiều tính năng tích hợp, hỗ trợ hiện đại. Hiện nay, ICDREC đang sử dụng chip SG-8V1 trong các ứng dụng khác nhau để tạo ra sản phẩm như thiết bị giám sát hành trình trên xe ô tô X200, hộp xe gắn máy XM100, thiết bị giám sát nhiệt độ hàng hóa, thiết bị giám sát dành cho cá nhân...
Việc sản xuất và nắm vững công nghệ nguồn trong vi mạch điện tử không chỉ có giá trị trong tăng trưởng kinh tế, khẳng định vị thế kỹ thuật công nghệ mà còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo mật thông tin quốc gia.
Thiết bị hộp đen xe máy và giám sát hành trình trên ô tô.
Thiết bị hộp đen xe máy và giám sát hành trình trên ô tô.  
Đến "trái tim" của sản phẩm Việt
Nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Điện - Điện tử, trường Đại học Duy Tân, TP Đà Nẵng đã sử dụng vi điều khiển SG-8V1 nghiên cứu thiết kế thành công thiết bị kiểm soát phiếu giữ xe điện tử cầm tay (HEPTM). Hiện sử dụng tại bãi giữ xe của nhà trường. Thiết bị mang tính cơ động, nhỏ gọn cho phép người giữ xe mang theo trên tay, sử dụng trong mọi điều kiện không gian, thời gian, không cần kết nối mạng để đồng bộ dữ liệu, di chuyển linh hoạt trong khu vực bãi đỗ xe công cộng trong hoặc ngoài trời, an toàn, bảo mật và tiện lợi cho khách hàng... 
HEPTM có thể được áp dụng tại các bãi giữ xe công cộng, công viên, chợ, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, cơ quan... Mỗi thiết bị HEPTM hoạt động độc lập, không cần kết nối mạng mà vẫn đảm bảo tính đồng bộ về mặt dữ liệu bởi vì thông tin quản lý xe đã được lưu trữ lên thẻ. Mỗi bảo vệ sẽ mang theo một HEPTM để check-in hoặc check-out ngay tại vị trí bất kỳ trong bãi giữ xe. 
Ngoài ra, có thể ứng dụng trong việc cấp phát thông tin cho khách hàng dự hội nghị, bằng cách ghi thông tin khách lên thẻ khách. Với thông tin này khách có thể đi giao dịch, làm thủ tục hoặc đăng ký các dịch vụ của hội nghị một cách nhanh chóng tiện lợi mà không cần phải xuất trình các loại giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu... 
Sử dụng thiết bị tại trường Đại học Duy Tân, TP Đà Nẵng.
Sử dụng thiết bị tại trường Đại học Duy Tân, TP Đà Nẵng. 
SG-8V1còn có mặt trong giải pháp XAIO do Công ty Cổ phần Công nghệ Định vị Sài Gòn Track (TPHCM) nghiên cứu thực hiện. Thiết bị dành cho phương tiện và người tham gia giao thông, trong hộp đen của xe máy, đây là sản phẩm đang được chạy thử nghiệm bước đầu cho kết quả khả quan. Hộp đen xe máy có tính năng giám sát vị trí của xe, khóa chống trộm. Mỗi hộp có số điện thoại của xe, khi phát hiện mất xe chủ xe chỉ việc nhấn số điện thoại này lập tức hệ thống tự động rú còi, chủ xe tắt điện thoại xe ngừng hoạt động. Đặc biệt, có nút khẩn cấp nối với hộp đen xe máy, nếu bị cướp xe chỉ cần nhấn nút này xe chuyển trạng thái báo động. 
GS.TS Đặng Lương Mô, Cố vấn của trường Đại học Quốc gia TPHCM nhận định, việc đưa chip SG-8V1 vào các thiết bị đã tương thích khẳng định thành công trong lĩnh vực nghiên cứu vi mạch của Việt Nam. Đây là những thiết bị mang tính ứng dụng cao phục vụ xã hội. 
Riêng phân khúc cho sản phẩm giám sát hành trình cho ô tô và xe máy, ICDREC "chiếm lĩnh" 30.000 chip/năm, còn nếu đưa vào những sản phẩm phổ dụng như điện kế điện tử thì sản lượng cần có khoảng 300.000 chip/năm. Tính chung cho thị trường, nhiều loại thiết bị dân dụng sử dụng vi xử lý 8 bit, tầm 1 triệu con chip/năm. Như vậy, khi mua 1 triệu con chip ngoại với giá 75.000đ thì đã mất 75 tỷ đồng, trong khi mua SG-8V1 chỉ 40.000đ/chip thì tốn 40 tỷ đồng... 
Ông Ngô Đức Hoàng (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế vi mạch - ICDREC) 

Vào phòng siêu sạch chế tạo chip điện tử của VN

- Chíp 8, 16 và 32 bit Made in Viet Nam chào đời được coi là thành quả đáng ghi nhận của một "đất nước trồng lúa" khi bước vào lĩnh vực nghiên cứu công nghệ vi mạch. Những câu chuyện hậu trường thiết kế, chế tạo những con chip này cho thấy sự nỗ lực, vượt khó của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) và Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu công nghệ cao (KCNC) TPHCM…

Chip điện tử “made in Việt Nam“: Nhanh gấp 4 lần, rẻ hơn 30%

(Kiến Thức) - Chip vi xử lý do các nhà khoa học Việt Nam chế tạo cho phép tăng tốc độ xử lý và dung lượng bộ nhớ lên 4 lần.

Vượt trội về mặt kỹ thuật
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC), Đại học Quốc gia TPHCM vừa công bố chế tạo thành công chip xử lý bên trong các thiết bị điện tử như máy điều hòa, máy giặt, điện kế điện tử, máy đo huyết áp... Từ trước đến nay, thiết bị này luôn phải nhập khẩu từ các hãng công nghệ nước ngoài. Chip SG-8V1 ra đời sẽ mở ra hướng mới trong ngành thiết kế vi mạch ở Việt Nam. Hiện trong các thiết bị nói trên, chip PIC của Microchip, chip 8051 của Intel... vốn chiếm lĩnh trên thị trường, nhất là thị trường nội địa của ta mà nguyên nhân chính do trước đây ta chưa chế tạo thành công loại chip này.

Tin mới