Vị hoàng đế của Việt Nam khiến Càn Long ‘xanh mặt’ là ai?

Sinh thời, vị hoàng đế này là một trong những cái tên gây “ám ảnh” với Càn Long vì độ lì lợm và tài trí nổi trội. Hiện tại, tên của ông được chọn đặt cho nhiều phường, xã nhất Việt Nam.

Vào thế kỷ 18, Việt Nam có một triều đại tuy tồn tại ngắn ngủi nhưng có dấu ấn vô cùng mạnh mẽ - nhà Tây Sơn. Nói đến Tây Sơn là nói đến 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Người nắm quyền đầu tiên của nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, người anh cả, lên ngôi năm 1778. Và sau đó tới năm 1788, Nguyễn Nhạc nhường ngôi cho em là Nguyễn Huệ, chính là Quang Trung hoàng đế. Quang Trung – Nguyễn Huệ cũng là người nổi bật hơn cả so với hai người anh của mình.

Quang Trung (còn gọi là Nguyễn Huệ, 1753 – 1792). Cho đến bây giờ, hoàng đế Quang Trung vẫn là cái tên nổi bật trong lĩnh vực quân sự của Việt Nam. Ông được đánh giá là bậc minh quân, thiên tài quân sự, người sở hữu nhãn quan chiến thuật tài tình khiến bất cứ kẻ địch nào cũng sợ hãi.

Vi hoang de cua Viet Nam khien Can Long ‘xanh mat’ la ai?

Ảnh minh họa.

Nhờ có sự lãnh đạo của ông và 2 người anh, cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn bị chấm dứt, 2 triều đại phong kiến đó cùng nhà Hậu Lê cũng bị lật đổ. Đặc biệt hơn, dưới thời hoàng đế Quang Trung, nước ta đánh bại thế lực ngoại xâm như Xiêm La (phía Nam), Đại Thanh (phía Bắc). Một “bản thiết kế” vĩ đại đã được Quang Trung vạch sẵn trong đầu, nhắm đến mục tiêu xây dựng Đại Việt hùng mạnh sánh vai với các cường quốc xung quanh. Đáng tiếc, sự ra đi đột ngột của ông ngay sau đó đã khiến mọi chuyện dang dở.

Vi hoang de cua Viet Nam khien Can Long ‘xanh mat’ la ai?-Hinh-2

Hoàng đế Quang Trung là trường hợp hiếm hoi khiến hoàng đế Càn Long của Trung Quốc phải e ngại. Năm 1788, Càn Long lệnh cho 20 vạn quân Mãn Thanh đánh Đại Việt. Đáp lại, Nguyễn Huệ cùng 10 vạn quân ra Bắc nghênh chiến. Chênh lệch lực lượng là thế mà cuối cùng quân nhà Thanh bị đánh cho tan tác, 20 vạn quân bị truy sát bỏ mạng gần hết.

Lần đó, Tôn Sĩ Nghị của nhà Thanh chạy về Lạng Sơn, báo tin bị quân Tây Sơn đuổi đánh. Ai cũng nghĩ Quang Trung sẽ đánh lên phía Bắc, nhưng cuối cùng vị hoàng đế Đại Việt lại tỉnh táo mở đường hòa hiếu. Ông hiểu rõ mối nguy hiện tại của mình là quân của Nguyễn Vương Phúc Ánh “Đàng Trong”. 

Về phần Càn Long, nghe tin báo xong lại không ra lệnh xua quân sang đánh trả thù. Nhiều tài liệu lịch sử cho rằng nguyên nhân vì vị hoàng đế nhà Mãn Thanh nể phục uy vũ của hoàng đế Quang Trung và e ngại ông, dù cho Đại Việt khi đó chỉ là nước nhỏ.

Lại có nguồn bảo rằng, vì nể Quang Trung mà sau này Thanh Cao Tông Càn Long đã đối xử tệ với bọn vua quan lưu vong Lê Chiêu Thống. Sau khi Quang Trung mất, việc này cũng không thay đổi.

Vi hoang de cua Viet Nam khien Can Long ‘xanh mat’ la ai?-Hinh-3

Trong cuộc đời cầm quân của mình, hoàng đế Quang Trung chưa từng bại trận. Đây là chiến tích mà bất cứ vị tướng nào cũng ao ước. Nó còn là ‘bản profile” chất lượng khiến kẻ địch nào đối đầu với ông cũng phải dè dặt.

Người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ tuy tại vị ngắn, triều đại cũng không tồn tại lâu nhưng lại rất được lòng người dân. Sau khi ông mất, nhân dân khắp nơi xây lăng, lập đền thờ, dựng bia tưởng niệm. Nhà Nguyễn sau này tìm cách bôi nhọ, cấm thờ cúng hoàng đế Quang Trung nhưng vẫn không thể xê dịch hình ảnh anh hùng của ông trong lòng người dân.

Vi hoang de cua Viet Nam khien Can Long ‘xanh mat’ la ai?-Hinh-4

Ngày nay, theo thống kê của Tổng cục Thống kê đưa ra, có 25 phường, xã tại Việt Nam mang tên vị anh hùng dân tộc Quang Trung. Ông chính là người được đặt tên cho nhiều phường, xã nhất nước ta. Các tỉnh, thành có phường, xã mang tên Quang Trung bao gồm: Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Kon Tum, Đồng Nai.

Loài động vật cùng thời với khủng long nay vẫn có ở Việt Nam

Tồn tại cùng thời với khủng long, nhưng vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay, loài này hiện là một trong những chi cá cổ nhất thế giới. Đặc biệt, nó rất phổ biến ở Việt Nam.

Loai dong vat cung thoi voi khung long nay van co o Viet Nam

Khoảng 200 triệu năm trước, khi khủng long vẫn còn thống trị Trái đất, có rất nhiều loài sinh vật cũng tồn tại cùng chúng. Đến hiện tại, khi khủng long đã tuyệt chủng, một số loài lại vẫn còn sót lại, thậm chí phát triển mạnh. Cá tầm là ví dụ điển hình nhất.

Loai dong vat cung thoi voi khung long nay van co o Viet Nam-Hinh-2

Cá tầm có mặt vào khoảng đầu kỷ Jura, cùng thời với khủng long, có tên khoa học là Acipenser, gồm 21 loài có mặt ở nhiều nơi. Chúng được ghi nhận là loài cá nước ngọt có kích thước khủng nhất, cũng là loài sống lâu nhất (có con cá tầm có thể sống 150 năm).

Loai dong vat cung thoi voi khung long nay van co o Viet Nam-Hinh-3

Thịt cá tầm là một trong những loại thịt cá thơm ngon, bổ dưỡng nhất. Nó có vị ngọt, săn chắc, chứa nhiều vitamin A, selenium, canxi, phốt pho, DHA tự nhiên. Sụn cá tầm còn chứa collagen, omega-3, omega-6… Thế nên cá tầm từ lâu đã là loại thức ăn bổ dưỡng của loài người, đặc biệt với chị em phụ nữ.

Loai dong vat cung thoi voi khung long nay van co o Viet Nam-Hinh-4

Ở Việt Nam hiện nay chỉ có 2 nơi đáp ứng được điều kiện để nuôi cá tầm là Sapa và Lâm Đông. Hai địa phương này được thiên nhiên ưu đãi, có thời tiết, khí hậu rất thích hợp để cá tầm phát triển, sinh trưởng.

Loai dong vat cung thoi voi khung long nay van co o Viet Nam-Hinh-5

Thức ăn của cá tầm là các loài động vật nhỏ dưới đáy biển. Sở dĩ loài cá này không thể bắt các con mồi lớn hơn là bởi chúng không có răng. Cá tầm đặc biệt ở chỗ rất hiền lành, gần như không gây nguy hiểm trừ khi bị khiêu khích.

Loai dong vat cung thoi voi khung long nay van co o Viet Nam-Hinh-6

Càng ngày cá tầm càng ít đi. Lý do bởi tốc độ lấy trứng cá tầm của loài người quá nhanh, khiến chúng không kịp sinh sản. Để có thể cho ra lứa cá tầm mới, loài này mất đến 20 năm.

Càn Long có 17 con trai, 2 người có tư cách cạnh tranh ngôi vị

Càn Long nổi tiếng không chỉ phong lưu, đa tình mà còn là một vị vua sống lâu nhất trong thời cổ đại Trung Quốc. Tuy nhiên, ở thời kỳ của ông lại không xảy ra việc tranh giành ngôi vàng kịch liệt giữa các con trai.

Là vị hoàng đế có thời gian cầm quyền dài nhất, cũng là vị hoàng đế trường thọ nhất trong lịch sử Trung Quốc. Càn Long cầm quyền 63 năm, thọ 89 tuổi, việc số người con trai của ông vượt qua tất cả các vị hoàng đế khác dường như trở thành điều không còn nghi ngờ gì nữa.

Can Long co 17 con trai, 2 nguoi co tu cach canh tranh ngoi vi

(Ảnh minh họa)

Hàm Hương qua đời, Càn Long đau buồn bỏ thiết triều suốt 3 ngày

Không chỉ nổi tiếng trong phim "Hoàn châu Cách Cách", nhân vật Hàm Hương hay còn gọi là "Hương phi" thường xuất hiện trong nhiều tác phẩm vào cuối triều Thanh.

Theo các nhà khảo cổ Trung Quốc, đây là người có thật trong lịch sử Trung Quốc. Hình tượng Hàm Hương được cho là lấy nguyên mẫu từ Dung Phi, một trong những sủng phi của vua Càn Long. Sử sách chép rằng, vua Càn Long có hơn 40 phi tần, trong đó có một người dân tộc Hồi chính là Dung Phi.

Nàng Dung Phi được cho là sinh ra trong gia tộc quý tộc Hòa Trác, thuộc dân tộc Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương nên còn gọi là Hòa Trác Thị. Theo truyền thuyết kể lại, ngay từ khi sinh ra thân thể nàng đã tỏa ngát hương thơm giống như một bông hoa vậy. Thế nên, nàng mới được gọi là Yiparhan, nghĩa là hương thơm. Mùi hương này không chỉ làm tăng thêm sự quyến rũ của nàng mà còn được xem như một biểu tượng của sự thuần khiết và nét đẹp không thể chạm tới. Mùi hương được cho là rất thu hút khiến những người xung quanh cảm thấy dễ chịu và thư giãn.

Ham Huong qua doi, Can Long dau buon bo thiet trieu suot 3 ngay

Hình ảnh Hàm Hương trong phim

Năm 1760, sau khi dẹp loạn ở Hồi Bộ, Đồ Nhĩ Đô cùng các trợ thủ của mình tới Bắc Kinh, được vua Càn Long tiếp đón nồng hậu và phong làm Nhất đẳng đại cát. Em gái Đồ Nhĩ Đô khi đó 27 tuổi cũng được vào cung, được phong làm Hòa quý nhân, chính là Hàm Hương. Càn Long sau khi thống nhất Tân Cương liền yêu cầu liên hôn vì mục đích chính trị.

Tương truyền khi Hàm Hương vào cung thì có điềm lành, cây vải phương Nam trồng trong cung năm đó sai hơn 200 quả. Vì vậy, nàng rất được vua xem trọng và yêu thương. Năm thứ ba sau khi nàng vào cung, tức 1762, hoàng thái hậu sắc phong nàng làm Dung tần.

Ham Huong qua doi, Can Long dau buon bo thiet trieu suot 3 ngay-Hinh-2

Hoàng hậu qua đời, vua Càn Long không muốn lại lập hậu. Năm 1775, hoàng quý phi bị ban tội chết, còn mỗi Dung phi là người có địa vị cao nhất trong cung, được vua coi trọng. Năm 1788, Hàm Hương qua đời, hưởng thọ 55 tuổi.

Sau khi nàng qua đời, vua Càn Long giữ lời hứa khi xưa, phái 120 binh sĩ mang nàng về an táng tại quê nhà và chôn cất trong lăng mộ chung của gia đình - lăng Apak Khoja (Tuân Hóa, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày nay). Mộ của Hàm Hương được cho là nằm tách biệt ở phía Đông của khu lăng mộ, bên ngoài có khắc tên nàng bằng cả tiếng Hồi Cương và tiếng Trung.

Ham Huong qua doi, Can Long dau buon bo thiet trieu suot 3 ngay-Hinh-3

Đặc biệt hơn nữa là sau khi Dung phi qua đời, Càn Long vô cùng đau lòng, đến mức phải bãi triều 3 ngày. Trong xã hội phong kiến, một hoàng đế vì cái chết của phi tử mà bãi triều 3 ngày - việc này là vô cùng bất thường, chưa từng có tiền lệ dưới thời nhà Thanh. Việc Càn Long bãi thiết triều 3 ngày để tang cho nàng không chỉ là biểu hiện của nỗi buồn mà còn là minh chứng cho tình cảm sâu sắc mà ông dành cho nàng. Dù việc này đã khiến cho văn võ bá quan vô cùng bất mãn, nhưng không thể phủ nhận rằng Hàm Hương đã chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong trái tim của Càn Long.

Tin mới