Vi khuẩn Salmonella trong kẹo trứng Kinder có thể gây chết người?
Vi khuẩn Salmonella, được phát hiện trong một số sản phẩm kẹo trứng chocolate nhãn hiệu Kinder của Công ty Ferrero sản xuất tại Bỉ, có thể gây tử vong.
An An
Vi khuẩn Salmonella có thể gây tử vong
Salmonella là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa ở người và động vật.
Theo Healthline, mặc dù hầu hết người nhiễm khuẩn Salmonella đều tự bình phục, nhưng trong một số trường hợp, bệnh nhân vẫn có thể bị bệnh nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Năm 2019, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính, bệnh nhiễm khuẩn Salmonella đã khiến 23.000 người phải nhập viện và 450 người tử vong tại Mỹ mỗi năm.
Salmonella là một loại vi khuẩn hình que có thể gây nhiễm trùng đường ruột. Ảnh: Shutterstock.
Nhóm người có nguy cơ tử vong cao hơn hoặc mắc biến chứng nghiêm trọng hơn khi nhiễm khuẩn Salmonella bao gồm: Người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu như người điều trị ung thư, bệnh nhân HIV/AIDS, người cấy ghép nội tạng, mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh thận,...
Người bệnh thường có các triệu chứng như tiêu chảy (phân có thể lẫn máu), đau bụng, sốt, buôn nôn hoặc nôn, ớn lạnh, đau đầu. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 3 ngày sau khi phơi nhiễm với vi khuẩn Salmonella.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh nhiễm khuẩn Salmonella
Mất nước
Tiêu chảy kéo dài do nhiễm khuẩn Salmonella có thể dẫn đến mất nước. Khi cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng, người bệnh có thể phải nhập viện.
Nhiễm trùng xâm lấn
Đôi khi vi khuẩn Salmonella có thể ra khỏi đường tiêu hóa và xâm nhập vào bộ phận khác của cơ thể, gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng.
Nhiễm trùng xâm lấn do Salmonella có thể bao gồm: Nhiễm trùng huyết, xảy ra khi vi khuẩn Salmonella xâm nhập vào máu và có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng; viêm màng não; viêm nội tâm mạc; viêm tủy xương và viêm khớp.
Viêm khớp phản ứng
Còn được gọi là hội chứng Reiter. Những người bị viêm khớp phản ứng thường sưng đau khớp, cũng có thể bị tiểu buốt và cay mắt.
Cách phòng tránh nhiễm khuẩn Salmonella
Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm: Đảm bảo thực hiện việc này trước và sau khi xử lý thực phẩm cũng như trước khi ăn.
Rửa thật sạch rau và trái cây trước khi ăn.
Nấu chín thức ăn ở nhiệt độ thích hợp: Để tiêu diệt vi khuẩn Salmonella, thực phẩm cần phải được nấu chín ở nhiệt độ tối thiểu là 71 độ C trong ít nhất 10 phút.
Tránh lây nhiễm chéo: Luôn để thực phẩm sống có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella riêng biệt với các thực phẩm ăn liền khác trong tủ lạnh và trong khi chế biến thực phẩm.
Đừng để thức ăn bên ngoài: Nếu bạn không sử dụng, hãy nhớ đặt thực phẩm trong tủ lạnh để ngăn vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, hãy rã đông thực phẩm đông lạnh trong tủ lạnh hoặc trong nước lạnh và không để trên mặt bếp.
Thời gian vừa qua, Tập đoàn sản xuất bánh kẹo Ferrero nổi tiếng của Italy thông báo đã thu hồi một số sản phẩm kẹo trứng Kinder bày bán tại Mỹ, Anh và một số nước châu Âu vì nghi bị nhiễm khuẩn Salmonella.
Tại Việt Nam, lực lượng quản lý thị trường các địa phương cũng tiến hành kiểm tra, giám sát việc thu hồi sản phẩm kẹo trứng chocolate nhãn hiệu Kinder. Việc thu hồi không bao gồm tất cả sản phẩm mang nhãn hiệu Kinder trên thị trường Việt Nam, mà sẽ chỉ thu hồi các sản phẩm kẹo trứng Kinder của Công ty Ferrero sản xuất tại Bỉ.
Cụ thể, danh mục các sản phẩm kẹo trứng chocolate nhãn hiệu Kinder tại Việt Nam thuộc diện rà soát thu hồi bao gồm: Kẹo Kinder Surprise gói 20g và Kinder Surprise 20g x3, kẹo Kinder Surprise loại gói 100g, kẹo trứng Kinder mini loại gói 75g, kẹo trứng Kinder Egg Hunt Kit loại gói 150g, kẹo trứng Kinder Schokobons loại gói 200g. Tất cả các sản phẩm này có hạn sử dụng từ tháng 4 đến tháng 8/2022.
Bộ Công Thương đã đề nghị các đơn vị phối hợp cung cấp thông tin nêu trên tới các nhà cung cấp, kinh doanh, phân phối sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn thực phẩm và không bán các sản phẩm đó đến khi có thông báo mới của Bộ.
Mời độc giả xem thêm video: Bê bối thuốc giảm cân tại Pháp (Nguồn video: THĐT)
Món kẹo hình nón của Bỉ khiến mọi tín đồ hảo ngọt mê mẩn
(Kiến Thức) - Một món ăn mà bạn sẽ không muốn bỏ lỡ trong khi thăm đất nước Bỉ đó chính là kẹo Cuberdon. Đây là một trong những món ăn vặt đường phố của Vương Quốc Bỉ được nhiều tín đồ hảo ngọt ưa chuộng.
Kẹo hình nón Cuberdon có nguồn gốc từ thành phố Ghent của Bỉ và đã trở thành đặc sản địa phương của nơi này. Người dân địa phương đôi khi gọi chúng là "neuzeke", có nghĩa là "chiếc mũi nhỏ".
Kẹo được làm từ siro đường, bên trong là chất lỏng sệt với mùi hương hoa quả dễ chịu. Ngày nay, món kẹo này có khoảng 30 hương vị khác nhau.
Một số người nghĩ rằng hình dạng của kẹo Curberdon được lấy cảm hứng từ chiếc mũ của linh mục, nhưng nhiều người lại cho rằng cuberdons được tạo ra bởi một dược sĩ, giống như kẹo hạt dẻ.
Từ cuối thế kỷ XIX, các xe gỗ bán kẹo nón này đã đầy ngoài chợ.
Những chiếc kẹo xinh xắn này được tạo nên từ các thành phần gồm gum arabic, glucose, tinh bột, đường và chiết xuất quả mâm xôi.
Tất cả những thành phần này được đun sôi cùng nhau, đặt trong khuôn hình nón và sấy khô ít nhất 12 tiếng trước khi được đưa đi làm mát.
Cuberdon truyền thống có vị quả mâm xôi. Món đặc sản Bỉ này là tổng hòa của lớp vỏ hơi cứng nhưng vẫn dẻo, cùng nhân lỏng chua ngọt bên trong, có hương vị quả mâm xôi mạnh mẽ.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghiệp bánh kẹo, Cuberdon có nhiều hương vị khác như chanh, táo, dâu, cam, việt quất, chocolate….
Tuy nhiên, với những người dân Bỉ, kẹo Cuberdon ngon nhất vẫn là vị mâm xôi tím đậm được sản xuất thủ công ở thành phố Ghent.
Ngày nay, ở thành phố Ghent vẫn còn rất nhiều tiệm bánh kẹo sản xuất thủ công Cuberdon, với công thức không có gì thay đổi và vẫn được làm thủ công bằng tay. Ảnh: Internet.
Video "Hướng dẫn cách làm món bánh donut nổi tiếng". Nguồn: Feedy VN.
Cảnh báo loại bánh kẹo bán cho học sinh có chứa cần sa
Theo báo cáo của Công an TP Hà Nội, trong thời gian gần đây, hoạt động của tội phạm ma tuý vẫn diễn biến phức tạp; đáng chú ý là xuất hiện vụ việc các đối tượng chế biến, làm bánh có chứa cần sa (thành phần gồm có: cần sa, bơ, bột mỳ, socola, đường…) và rao bán trên mạng hướng tới đối tượng là giới trẻ, học sinh, sinh viên.
Trước thông tin một số đối tượng mua bán bánh kẹo có chứa ma túy (cần sa), để bán qua mạng xã hội cho “dân chơi” sử dụng, lực lượng Công an Hà Nội đã khẩn trương điều tra xác minh, làm rõ thủ đoạn này... Qua đó, lực lượng công an phát hiện một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội đăng ảnh bánh kẹo chứa chất cần sa, rao bán từ 230.000 đồng đến 270.000 đồng/bánh cho “dân chơi”.
Qua rà soát và tiến hành áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngày 23/12/2019, các trinh sát Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Công an TP Hà Nội) đã phát hiện và bắt giữ đối tượng Hoàng Minh Quang (SN 1999, trú tại khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng), thu giữ 4 bánh chất bột màu nâu, tổng khối lượng 147,54 gam. Qua giám định cả 4 bánh này đều có chứa chất THC là chất ma túy có trong cần sa.