Vi khuẩn trong miệng có thể gây ung thư ruột kết

(Kiến Thức) - Vi khuẩn có trong miệng được gọi là Fusobacterium nucleatum có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, theo các nhà khoa học thuộc Đại học Case Western Reserve (Mỹ).

Vi khuẩn trong miệng có thể gây ung thư ruột kết
Vi khuẩn Fusobacterium nucleatum (Fn), thường gặp nhiều ở những người bị bệnh nướu răng, có thể gây ung thư ruột kết.
 Vi khuẩn Fusobacterium nucleatum (Fn), thường gặp nhiều ở những người bị bệnh nướu răng, có thể gây ung thư ruột kết.
Vi khuẩn Fusobacterium nucleatum (Fn), thường gặp nhiều ở những người bị bệnh nướu răng, có thể gắn vào các tế bào ruột kết, kích thích một chuỗi các thay đổi có thể dẫn đến ung thư. Nghiên cứu này đã nêu lên mối liên quan giữa nhiễm trùng răng miệng và ung thư ruột kết.
Nó có ý nghĩa đối với việc giáo dục sức khỏe răng miệng, chứa đựng nhiều tiềm năng cho các công cụ chẩn đoán mới và phương pháp trị liệu để điều trị, ngăn ngừa các bệnh ung thư.
Từ kết quả nghiên cứu này, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên giữ vệ sinh răng miệng để tránh những rủi ro đáng tiếc về sức khỏe.
Bộ Y tế Mỹ đưa ra những khuyến cáo về cách giữ cho răng và nướu răng khỏe mạnh:
- Đánh răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có fluoride.
- Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày.
- Đến nha sĩ kiểm tra răng và làm sạch răng định kỳ.
- Giảm dùng thực phẩm và đồ uống có đường.
- Không hút thuốc lá hoặc nhai thuốc lá.
- Nếu uống rượu bia, chỉ uống ở mức vừa phải.

Mối liên hệ giữa táo bón và ung thư ruột kết

Theo TS. Alexander Ford, giảng viên cao cấp Viện Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học St.James (Mỹ) thì những người bị táo bón trong một thời gian dài không liên quan tới việc mắc ung thư ruột kết.

Mối liên hệ giữa táo bón và ung thư ruột kết
TS. Ford và cộng sự đã phân tích các số liệu từ 28 nghiên cứu về mối liên hệ giữa táo bón và ung thư đại trực tràng với số liệu của hơn 250.000 tình nguyện viên trong khoảng thời gian từ năm 1966 - 2011 cho biết, tìm thấy rất ít các bằng chứng cho mối liên hệ giữa táo bón và nguy cơ ung thư. Trong một nghiên cứu công phu hơn theo dõi các bệnh nhân về bệnh táo bón cũng như ung thư đại trực tràng trong khoảng thời gian từ 6 - 12 năm, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào.
 

Hiểm họa từ việc ngồi nhiều - dễ chết sớm

(Kiến Thức) - Ngồi lâu không những làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, béo phì mà còn làm giảm tuổi thọ, khiến bệnh nhân ung thư ruột kết tử vong sớm.

 Hiểm họa từ việc ngồi nhiều - dễ chết sớm
1. Mắc bệnh mãn tính. Một khảo sát được thực hiện vào tháng 2/2013 trên 63.048 người đàn ông trung niên tại Australia cho thấy, những người ngồi trên 4h/ngày có nguy cơ mắc các chứng bệnh kinh niên như huyết áp, tim mạch, tiểu đường và ung thư cao hơn rất nhiều. Không cần biết cân nặng của họ là bao nhiêu và cường độ luyện tập của họ như thế nào, càng ngồi lâu, những người này càng dễ mắc các bệnh kinh niên. Đặc biệt, những người ngồi ít nhất 6 tiếng một ngày rất dễ mắc phải chứng bệnh tiểu đường.
1. Mắc bệnh mãn tính. Một khảo sát được thực hiện vào tháng 2/2013 trên 63.048 người đàn ông trung niên tại Australia cho thấy, những người ngồi trên 4h/ngày có nguy cơ mắc các chứng bệnh kinh niên như huyết áp, tim mạch, tiểu đường và ung thư cao hơn rất nhiều. Không cần biết cân nặng của họ là bao  nhiêu và cường độ luyện tập của họ như thế nào, càng ngồi lâu, những người này càng dễ mắc các bệnh kinh niên. Đặc biệt, những người ngồi ít nhất 6 tiếng một ngày rất dễ mắc phải chứng bệnh tiểu đường.
2. Giảm tuổi thọ. Theo một nghiên cứu vào tháng 7/2012, tuổi thọ của người Mỹ có thể tăng lên đến 2 năm khi họ giảm thời gian ngồi xuống dưới 3h/ngày. Ngoài ra, khi giảm thời gian xem TV xuống dưới 2h/ngày cũng giúp tăng thêm 1,4 năm tuổi thọ.
2. Giảm tuổi thọ. Theo một nghiên cứu vào tháng 7/2012, tuổi thọ của người Mỹ có thể tăng lên đến 2 năm khi họ giảm thời gian ngồi xuống dưới 3h/ngày. Ngoài ra, khi giảm thời gian xem TV xuống dưới 2h/ngày cũng giúp tăng thêm 1,4 năm tuổi thọ.

Mỹ tạo ra phân tử diệt tế bào ung thư

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học Mỹ tại bang Maine tuyên bố, họ đã tạo được phân tử có khả năng kích thích tế bào ung thư tự diệt.

Mỹ tạo ra phân tử diệt tế bào ung thư
Các nhà khoa học Mỹ đã tạo được phân tử có khả năng kích thích tế bào ung thư tự diệt. Ảnh minh họa.
Các nhà khoa học Mỹ đã tạo được phân tử có khả năng kích thích tế bào ung thư tự diệt. Ảnh minh họa. 
Theo các nhà khoa học, công nghệ này an toàn hơn và hiệu quả hơn hóa trị liệu đang được sử dụng trong điều trị bệnh bạch cầu (ung thư máu).
Các phân tử độc đáo được khám phá trong quá trình nghiên cứu di truyền hoạt động như "máy hút bụi" tìm kiếm và tiêu diệt các “tế bào xấu". Phân tử này được tích hợp vào hệ thống bảo vệ của các tế bào ung thư và kích thích chúng tự hủy. Trong khi đó, phân tử không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh.

Tin mới