Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững

Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes vừa tổ chức buổi Toạ đàm trực tuyến: “Áp thuế GTGT phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững”.

Buổi Tọa đàm có sự góp mặt của các đại biểu: Trịnh Xuân An - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; ông Nguyễn Văn Được - Ủy viên Thường trực Hội Tư vấn thuế Việt Nam; PGS.TS Đinh Trọng Thịnh- Chuyên gia kinh tế; ông Lê Văn Ngân- CVP Hiệp hội Phân bón Việt Nam.
Năm 2014, Quốc hội đã ban hành Luật thuế 71/2014/QH13 (gọi tắt là Luật thuế 71), có hiệu lực từ 01/01/2015.
Tại Khoản 1, Điều 3, Luật này quy định các mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Quy định này được kỳ vọng có thể giảm chi phí giá thành sản phẩm phân bón, giúp người nông dân tăng lợi nhuận trong quá trình canh tác nông nghiệp.
Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, Luật thuế 71 đã nảy sinh nhiều bất cập, đi ngược lại so với mong muốn ban đầu. Cụ thể là khiến giá bán phân bón trong nước không những không giảm mà còn tăng lên do phải gánh phần thuế GTGT đầu vào mà doanh nghiệp không được hoàn thuế do không có thuế GTGT đầu ra; tạo ra sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu; ngành sản xuất phân bón trong nước mất động lực phát triển; ngân sách nhà nước thất thu...
Do những bất cập nêu trên, Chính phủ đã xây dựng Dự thảo Luật Thuế GTGT sửa đổi đã được đưa ra thảo luận, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV này. Trong đó, phương án áp thuế GTGT 5% đối với phân bón đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều đại biểu Quốc hội cũng như các chuyên gia, nhằm đảm bảo cạnh tranh giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón được nhập khẩu, vì lợi ích người nông dân, sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nước nhà.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng khoản 3 Điều 15 trong Dự thảo Luật là không hợp lý, cần phải được điều chỉnh.
Nhằm làm rõ những bất hợp lý của Luật thuế 71 đối với người nông dân; cùng lợi ích của việc áp thuế GTGT phân bón 5% như Dự thảo Luật Thuế GTGT sửa đổi, Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề: “Áp thuế GTGT phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững”.
ĐBQH Trịnh Xuân An: Vấn đề này nhận được sự quan tâm rất lớn của các ĐBQH, doanh nghiệp, cử tri cả nước. Cơ bản những nội dung lớn của Luật Thuế GTGT đã được thống nhất chỉ còn một số ý kiến khác nhau. Thuế GTGT với phân bón có giá trị không chỉ dừng lại ở mặt kinh tế mà còn liên quan đến nhiều khía cạnh khác. Các ĐBQH cũng cần phải lắng nghe các ý kiến từ các chuyên gia, các đánh giá dưới góc độ khoa học để có sự thống nhất cao.
Vi mot nen nong nghiep phat trien ben vung
 Các đại biểu tham gia buổi tọa đàm.
Luật Thuế GTGT ảnh hưởng lớn đến nông dân. Liên quan đến Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo - Các trường hợp hoàn thuế: "... Cơ sở kinh doanh chỉ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%, trừ hoạt động thanh lý tài sản nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên sau 12 tháng liên tục hoặc 4 quý liên tiếp thì được hoàn thuế GTGT". Luật hiện hành không có điều này, quan điểm này đang nằm ở nghị định và không có từ “chỉ”.
Theo quan điểm ban soạn thảo thì việc có từ “chỉ” sẽ thu hẹp lại đối tượng được hoàn. Tuy nhiên, ý kiến của các ĐBQH rất băn khoăn như thế bù trừ cho phần hoàn của 10% và 5% rất phức tạp, dẫn đến chênh bị tồn đọng, ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Về ý kiến cá nhân tôi, không nên dùng từ “chỉ”, đồng thời có phương pháp hài hòa để giải quyết phương án hoàn thuế phù hợp.
PGS.TS Định Trọng Thịnh: Qua chuyến đi tới vùng nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, tôi nhận thấy người nông dân hiện nay sử dụng phân bón cho trồng lúa và cây trồng là chủ yếu. Tuy nhiên, qua tìm hiểu được biết người nông dân cho rằng hiện nay phân bón Việt Nam chưa đủ cạnh tranh đối với phân bón nước ngoài. Chính vì vậy, Luật Thuế GTGT trong đợt sửa đổi này mong muốn làm sao được chuyển hóa để nâng cao được năng suất chất lượng phân bón, vật tư thiết bị đáp ứng được nhu cầu người nông dân. Từ đó, dẫn đến chi phí giá thành giảm, đổi mới hoạt động sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ mới, ứng dụng khoa học công nghệ trông nông nghiệp sẽ đảm bảo sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước và nhu cầu xuất khẩu, nâng cao thu nhập đời sống người nông dân.
Ông Nguyễn Văn Được: Phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT sẽ gây ra nhiều bất cập. Bởi lẽ, khi thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và phải tính vào chi phí của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận, buộc họ phải cộng tiền thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ đã tính vào chi phí trong giá sản phẩm bán ra. Như vậy, người nông dân gián tiếp phải trả thuế, gây thiệt hại “kép” cho nông dân với phân bón giả, phân bón có giá thành cao, đồng thời có thể dẫn đến Nhà nước thất thu thuế.
Ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu phân bón lại có lợi thế không phải chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu đối với bán thành phẩm của phân bón hoặc sản phẩm phân bón và cũng không phải chịu thuế GTGT đầu ra nên không bị tác động giảm lợi nhuận do tác động chính sách thuế.
Ngoài ra, do lợi thế có được từ chính sách thuế nên nhóm doanh nghiệp nhập khẩu phân bón có điều kiện cạnh tranh về giá, chưa nói đến chất lượng và hậu mãi. Từ đó có thể gây khó khăn cho sản xuất trong nước, thậm chí có thể tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng dẫn đến độc quyền trong dài hạn khi các doanh nghiệp sản xuất trong nước kiệt quệ, thua lỗ, thậm chí phá sản…
Ông Lê Văn Ngân: Các nhà máy phân bón lớn là thành viên của Hiệp hội thì dây chuyền sản xuất vẫn rất lạc hậu. Để giúp các doanh nghiệp phân bón trong nước cải thiện dây chuyền sản xuất, quy trình công nghệ, cũng như quá trình nghiên cứu, cải thiện sản phẩm, cần có sự điều chỉnh về thuế GTGT theo hướng của các đại biểu đã phân tích là đưa thuế GTGT từ diện không chịu thuế về diện chịu thuế GTGT 5%, khi đó doanh nghiệp được khấu trừ đầu vào, doanh nghiệp sẽ có động lực đầu tư vào dây chuyền sản suất mới, hiện đại.
Liên quan đến nội dung sửa đổi quy định về hoàn thuế GTGT tại dự án sửa đổi Luật Thuế GTGT được nêu trong Tờ trình của Bộ Tài chính gửi đến Chính phủ. Theo đó, tại Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo - Các trường hợp hoàn thuế: “... Cơ sở kinh doanh chỉ sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết từ ba trăm triệu đồng trở lên sau 12 tháng hoặc 04 quý thì được hoàn thuế giá trị gia tăng”.
Với quy định này, nếu doanh nghiệp chỉ có 01 loại thuế suất thuế GTGT là 5% thì mới được hoàn thuế, còn những doanh nghiệp có từ 02 loại thuế suất thuế GTGT trở lên thì không được hoàn thuế. Điều này là không công bằng đối với các doanh nghiệp có từ 02 loại thuế suất thuế GTGT trở lên.
Trong thực tế, doanh nghiệp được tự do kinh doanh nên đa phần doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một lĩnh vực chịu thuế GTGT 5%. Do đó, sửa luật thuế GTGT cần đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT 5%...
Quy định về cách tính số thuế hoàn thuế và khống chế mức thuế được hoàn nêu trên tương tự đối với trường hợp người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu và hoạt động kinh doanh nội địa đã được áp dụng ổn định nhiều năm qua.
Nếu bỏ từ “chỉ” thì tất cả các doanh nghiệp có một hay nhiều loại thuế suất thuế GTGT trở lên đều được đối xử bình đẳng. Điều này giúp cho doanh nghiệp có điều kiện và động lực để liên tục đầu tư phát triển, đổi mới, đa dạng sản phẩm; dành thêm nguồn lực đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, khi áp thuế GTGT 5% liệu có làm tăng giá phân bón và làm tăng thì có đáng kể hay không. Theo tôi thì doanh nghiệp kinh doanh đều mong muốn thu lợi nhuận cao, mức tối đa. Quan trọng là việc kiểm soát giá của các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường kiểm soát giá đầu ra, đầu vào cũng như chịu trách nghiệm kiểm tra giám sát thị trường; giữ ổn định về giá sau khi thuế được áp dụng.
Khi đã có chiết trừ đầu vào, giá thành thấp đi nhưng lợi nhuận vẫn thu về, sẽ có điều kiện đổi mới máy móc, thiết bị công nghiệp, nghiên cứu nâng cao năng suất, hạ giá thành sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản xuất bền vững; khuyến khích nông dân kết hợp sử dụng phân bón hữu cơ, vô cơ, tiết kiệm chi phí; đẩy mạnh xanh hoá nông nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp và người nông dân đều được lợi.
Ông Trần Văn Khánh, nông dân ở Hòa Binh chia sẻ: Ở góc độ của người nông dân tôi mong muốn việc áp thuế GTGT là cơ sở, điều kiện cho doanh nghiệp phân bón giảm giá thành sản phẩm, tối ưu chi phí, tái tạo công nghệ; qua đó góp phần đảm bảo sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là phát triển sản xuất “xanh”, “sạch”, tăng cường cạnh tranh quốc tế. 

Petrovietnam thiết lập những kỷ lục trong SXKD

Từ năm 2020 trở lại đây, việc triển khai hiệu quả, đồng bộ giải pháp “quản trị biến động” đã giúp Petrovietnam vượt khó ngoạn mục, liên tục thiết lập nhiều kỷ lục trong SXKD, tạo đà “vươn tới đỉnh cao mới”.

Vững vàng vượt khó, thiết lập kỷ lục trong SXKD
Sau những năm 2020, 2021 với nhiều khó khăn, thách thức từ thị trường, từ “khủng hoảng kép” do dịch bệnh Covid-19 và giá dầu sụt giảm nghiêm trọng, Petrovietnam đã duy trì ổn định hoạt sản xuất kinh doanh, đạt mục tiêu phục hồi tăng trưởng so với trước đại dịch Covid-19. Với sự nỗ lực từ trong gian khó, Petrovietnam tự tin không ngại thách thức, vượt qua chính mình với việc đặt mục tiêu cao hơn cho những giai đoạn tiếp theo là tiếp tục đà tăng trưởng, phát triển bền vững.

Bảo hiểm Bảo Việt sắp chi 745 tỷ cổ tức, Bộ Tài chính sở hữu 65%

Hiện cổ đông lớn nhất của Bảo Việt là Bộ Tài chính với tỷ lệ sở hữu 65%, Công ty Sumitomo Life Insurance Company sở hữu 22,09%, theo đó, Bộ Tài chính ước thu về hơn 484 tỷ đồng.

Mới đây, Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) đã thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chi trả cổ tức là ngày 19/11. Theo đó, Bảo Việt sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10,037%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 1.003,7 đồng.

Tin mới