Vi phạm xây dựng trong di tích Yên Tử: Chủ đầu tư lên tiếng

(Kiến Thức) - Chủ đầu tư hạng mục Nhà văn hóa truyền thống trong ga Cáp treo 1 ở di tích Yên Tử lên tiếng về những lùm xùm quanh công trình này.

Gần đây, dư luận và các Phật tử có nhiều ý kiến khi tham quan di tích Yên Tử, thấy công trình Nhà văn hóa truyền thống thờ Tam tổ Trúc Lâm nằm trong tổng thể công trình ga Cáp treo 1 do Công ty CP phát triển Tùng Lâm làm chủ đầu tư đã được phá dỡ hoàn toàn. Ngay tại vị trí vừa phá dỡ, Công ty Tùng Lâm đang xây dựng một công trình mới. 
Nhiều ý kiến cho rằng, việc phá dỡ công trình cũ và xây dựng công trình mới nếu làm không cẩn thận sẽ phá vỡ cảnh quan di tích. Việc Công ty Tùng Lâm tự ý thay đổi công năng các phòng của khu nhà ga cáp treo thành nhà tập thể của công nhân viên trong công ty là không hợp lý. Bởi khi thực hiện việc làm trên, Công ty chưa hoàn thiện các thủ tục và chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. 
Thậm chí nhiều ý kiến còn nhận định, việc phá dỡ và xây mới công trình thay thế là hành vi xâm phạm di tích Yên Tử. tự ý thay đổi công năng các phòng của khu nhà ga cáp treo thành nhà tập thể của công nhân và treo biển nội quy là không hợp lý. Nếu nhu cầu cần thiết thì phải xin ý kiến và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
Vi pham xay dung trong di tich Yen Tu: Chu dau tu len tieng
Công trình khi được hoàn thành nằm trong quần thể nhà ga cáp treo 1. Theo bản vẽ phối cảnh được trưng bày tại khu vực xây dựng, công trình nhà văn hóa được thiết kế lại mang hình dáng là một ngôi chùa với mái cong, uốn lượn, ốp gỗ với quy mô hoành tráng và hiện đại. (Khu vực khoanh đỏ).
Theo tìm hiểu của PV, năm 2001, Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm được UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép xây dựng tổng thể công trình ga Cáp treo 1 và đưa vào hoạt động sử dụng vào năm 2002. Trong đó có hạng mục Nhà văn hóa truyền thống rộng khoảng 60m2. Khi hoàn thành, công trình này là nơi thờ Tam Tổ. 
Ngày 2/10/2015, Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm gửi báo cáo đến UBND TP. Uông Bí đề xuất được sửa chữa Nhà văn hóa truyền thống. Báo cáo nêu rõ nguyên nhân sửa chữa: "Sau hơn 14 năm đưa vào sử dụng, Nhà văn hóa truyền thống đang xuống cấp với hiện trạng tường bị nứt, mái dột gây nguy hiểm cho các hoạt động văn hóa của cán bộ, nhân viên công ty và không đảm bảo mỹ quan. Và theo đó, việc sửa chữa sẽ bao gồm dỡ bỏ toàn bộ Nhà văn hóa truyền thống, thay vào đó sẽ xây lại các cột trụ và mái vòm trên cơ sở quy chuẩn được thiết kế trong Khu nhà ga 1 đã xây dựng từ trước."
Ngày 5/10, UBND TP. Uông Bí đã có công văn trả lời, yêu cầu Công ty CP Phát triển Tùng Lâm phải báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh xin phép sửa chữa theo đúng thẩm quyền. Dù chưa có ý kiến hay văn bản đồng ý của UBND tỉnh Quảng Ninh, đơn vị này vẫn tháo dỡ công trình cũ và tiến hành dựng cột bê tông để xây dựng công trình mới ở vị trí công trình cũ vừa phá.
Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Lê Trọng Thanh, Phó Giám đốc Công ty CP Phát triển Tùng Lâm cho biết, việc sửa chữa công trình Nhà văn hóa truyền thống, một trong những hạng mục trong tổng thể công trình ga Cáp treo 1 là do nhà truyền thống cũ đã xuống cấp nghiêm trọng.
“Nhà ga cáp treo Yên Tử đã được các cấp các ngành Quảng Ninh cho phép từ năm 2001. Trong đó, công trình Nhà văn hóa truyền thống đã có từ nhiều năm nay là điểm sinh hoạt văn hóa phục vụ chính cho cán bộ công nhân viên vào mùng một, hôm rằm làm các nghi thức theo nghi lễ Phật giáo. Trong nhiều năm trở lại đây, nhà văn hóa bị xuống cấp nghiêm trọng, đảo ngói, chống thấm nhưng vẫn bị dột. Vào mùa mưa, trời ẩm thấp, nhất là trận mưa lớn vừa qua khiến di tích xuống cấp nhanh, không đảm bảo an toàn. Chúng tôi chỉnh trang, sửa chữa lại chuẩn bị cho Hôi xuân Yên Tử 2016, đảm bảo an toàn”, ông Thanh cho biết.
Vi pham xay dung trong di tich Yen Tu: Chu dau tu len tieng-Hinh-2
 Văn bản của UBND TP Uông Bí về vụ việc trên.
Nói về việc xây mới công trình thay thế có làm ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan của nhà ga cáp treo và di tích Yên Tử hay không?, ông Lê Trọng Thanh khẳng định: “Công trình vẫn được xây dựng trên vị trí cũ, kiến trúc vẫn như trước với mái cong truyền thống. Dư luận phải hiểu rõ, đây là nhà ga dịch vụ, nhiều thông tin cho rằng, công trình nhà văn hóa truyền thống là chùa ga, chúng tôi khẳng định không phải là chùa ga mà chỉ là điểm văn hóa sinh hoạt nội bộ công ty trong khuôn viên nhà ga. Vào mùa hội công ty có 300 người rất là đông. Đây là điểm sinh hoạt văn hóa của công ty. Hơn nữa, vị trí công trình này nằm trên phần diện tích được giao, có sổ đỏ, không xâm phạm ngoài diện tích mình được giao. Đây thực tế không phải là điểm di tích. Đây là công trình công cộng phục vụ cán bộ nhân viên và du khách che nắng che mưa cho an toàn”.
“Khi làm bất kỳ một công trình gì ở khu di tích Yên Tử, chúng tôi cũng tôn trọng thiên nhiên, đề cao giá trị văn hóa, giữ gìn cảnh quan. Hơn 10 năm nay, công ty Tùng Lâm làm việc ở đây, chúng tôi làm công trình hài hòa với không gian với các công trình đã hiện hữu từ năm 2011, chắc chắn sẽ mang lại cái đẹp cho du khách. Chúng tôi chỉ nghĩ mình làm chỉnh trang cho đẹp để đón khách chứ không có ý gì khác cả. Để đẩy nhanh tiến độ, chúng tôi chưa hoàn thiện hồ sơ đầy đủ. Khi các ban ngành vào kiểm tra chúng tôi cũng cố gắng hoàn thành các thủ tục. Sơ suất là chưa hoàn thiện các thủ tục văn bản. Chúng tôi tạm dừng việc thi công, chưa triển khai tiếp việc hoàn thiện công trình vì còn chờ hoàn tất thủ tục. Khi triển khai, chúng tôi báo cáo từng cấp một theo đúng quy trình từ UBND TP Uông Bí, đến UBND tỉnh Quảng Ninh và Bộ VHTTDL. Hiện phòng thờ nằm cùng phòng khách của công ty nên rất bất tiện và không phù hợp với không gian thờ tự”, ông Lê Trọng Thanh cho biết.
Diễn biến mới nhất liên quan đến vụ việc trên, vào chiều 23/10, tổ công tác liên ngành của Sở VHTT&DL cùng UBND TP. Uông Bí và UBND xã Thượng Yên Công đã tiến hành thanh tra vi phạm xây dựng đối với công trình Nhà văn hóa truyền thống thờ Tam tổ Trúc Lâm do Công ty CP phát triển Tùng Lâm làm chủ đầu tư. Kết thúc buổi kiểm tra ngày 23/10, tổ công tác liên ngành đã yêu cầu Công ty CP Phát triển Tùng Lâm dừng ngay mọi hoạt động xây dựng, chờ ý kiến chính thức của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh, Bộ VHTTDL cần sớm làm rõ về việc xây dựng công trình trên, có hướng xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời cần làm rõ, sau khi xây dựng công trình trên, Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm sẽ sử dụng vào mục đích nào, làm nhà văn hóa truyền thống, một điểm “thờ duyên” (nơi cán bộ công nhân viên của Công ty Tùng Lâm thực hiện nghi lễ Phật giáo) hay thành một điểm thờ tự mới…
Một số hình ảnh PV Kiến Thức ghi nhận lại về công trình đang gây nhiều tranh cãi trên:
Vi pham xay dung trong di tich Yen Tu: Chu dau tu len tieng-Hinh-3
 Công trình nhà văn hóa truyền thống đang được xây dựng mới trong quần thể Ga cáp treo 1.
Vi pham xay dung trong di tich Yen Tu: Chu dau tu len tieng-Hinh-4
 Cột trụ bê tông mới được xây dựng thay thế các trụ cũ đã được phá bỏ.
Vi pham xay dung trong di tich Yen Tu: Chu dau tu len tieng-Hinh-5
 Những hạng mục khác của quần thể nhà Ga cáp treo 1 được giữ nguyên.
Vi pham xay dung trong di tich Yen Tu: Chu dau tu len tieng-Hinh-6
 Cảnh quan nhà ga cáp treo 1 khi công trình nhà văn hóa truyền thống được xây dựng.
Vi pham xay dung trong di tich Yen Tu: Chu dau tu len tieng-Hinh-7
 Hiện công trình đã bị tạm dừng thi công....
Vi pham xay dung trong di tich Yen Tu: Chu dau tu len tieng-Hinh-8
... để đợi hoàn tất các thủ tục cần thiết.
Vi pham xay dung trong di tich Yen Tu: Chu dau tu len tieng-Hinh-9
 Sự ngổn ngang này không biết kéo dài đến bao giờ.

Ám ảnh những công trình bỏ hoang ở châu Âu

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia Jan Stel ở Purmerend, Hà Lan đã dành hơn 15 năm đi khắp châu Âu chụp ảnh các công trình bỏ hoang đẹp ma mị.

Am anh nhung cong trinh bo hoang o chau Au
 Nhiếp ảnh gia người Hà Lan Jan Stel đã lên ý tưởng thực hiện bộ ảnh những công trình bỏ hoang ở khắp châu Âu từ năm 1998. Trong ảnh là ga tàu ​​điện ngầm ở Premetro, Bỉ.

Đầu tuần sau trình phương án cắt ngọn tòa nhà Lê Trực

Chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực cho biết, đang xây dựng phương án "cắt ngọn" công trình để đầu tuần tới trình cơ quan chức năng TP Hà Nội.

Chiều 17/10, phóng viên đã liên lạc với ông Trần Đức Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP May Lê Trực - chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình) để tìm hiểu phương án, thời gian phá dỡ phần sai phép của công trình này. Ông Minh cho biết đã dừng thi công hoàn toàn công trình 8B Lê Trực, đang khẩn trương lên phương án phá dỡ phần sai phép của công trình.
Theo ông Minh, "đầu tuần tới công ty sẽ trình phương án phá dỡ công trình 8B Lê Trực lên cơ quan chức năng của UBND TP.Hà Nội".

Chạy lốt xe mất 600 triệu: Lộ người bắn tin cho Bộ trưởng Thăng?

Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội trả lời báo chí rằng: chính ông Lập là người đã “bắn tin nhiễu” đến Bộ trưởng Thăng về vụ chạy lốt xe mất 600 triệu.

Ngay sau khi Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng thông tin về việc có vụ chạy lốt xe mất 600 triệu ở bến xe Mỹ Đình hôm 15/10, Sở Giao thông Vận tải HN đã có nhiều động thái “phản pháo” tư lệnh ngành và sự kiện này đã gây nóng dư luận suốt 1 tuần qua.

Vụ lùm xùm được đẩy lên cao trào khi ngày 20/10, Sở GTVT tổ chức cuộc họp với đại diện Bộ GTVT, Công an và Thanh tra thành phố để tiếp tục xác minh, làm rõ nội dung Bộ trưởng Thăng nêu.  

Sau cuộc họp, PGĐ Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh khẳng định đã khoanh vùng và chỉ đích danh người có thể “bắn tin nhiễu” tới Bộ trưởng chỉ có thể là ông Nguyễn Văn Lập – GĐ Bến xe khách nước ngầm HN, bởi vì theo ông Linh, trong cuộc họp hôm 15/10, chỉ có ông Lập đưa ra ý kiến là có nghe nói vụ việc tiêu cực như trên.

Để rộng đường dư luận, ANTT.VN đã có buổi gặp gỡ ông Nguyễn Văn Lập – GĐ Bến xe khách nước ngầm HN để trao đổi về vấn đề trên.
Chay lot xe mat 600 trieu: Lo nguoi ban tin cho Bo truong Thang
 Ông Nguyễn Văn Lập - GĐ Bến xe khách nước ngầm HN (ảnh: Petrotimes)

PV: Thưa ông, trước thông tin ông Nguyễn Hoàng Linh – Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội nói rằng ông chính là người phát ngôn với Bộ trưởng Thăng về vụ chạy lốt xe mất 600 triệu ở bến xe Mỹ Đình, ý kiến của ông về việc này như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Lập: Tôi không nhắn tin đó cho Bộ trưởng. Tôi nghĩ chỉ có Bộ trưởng biết rõ ai là người đã nói.

PV: Nhưng ông Linh nói trong cuộc họp hôm 15/10, không ai có ý kiến về việc tiêu cực chạy lốt xe, chỉ có ông là đề cập có chuyện tiêu cực đó ở bến xe Mỹ Đình. Vậy thực hư như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Lập: Trong cuộc họp đó nhiều người phát biểu và phát biểu theo chỉ định. Bến xe nước ngầm HN là đơn vị được chỉ định phát biểu cuối cùng. Hôm đó tôi nói: tôi có nghe thông tin người ta nói rằng có câu chuyện bán lốt. Thì ông Linh hỏi ngay rằng có chứng cứ không. Tôi cũng trả lời rằng tôi không có chứng cứ vì chỉ là người nghe. Tóm lại chuyện đó tôi đã giải thích rồi: tôi nói là tôi “có nghe người ta nói” chứ không phải là “tôi biết  có chuyện đó” – hai việc đó khác nhau.

Nếu quả thực tôi biết rõ và tôi cung cấp thông tin đó cho bộ trưởng Thăng, được bộ trưởng Thăng tiếp nhận như vậy thì tôi rất mừng chứ chẳng có gì mà phải chối cả.

PVÔng có thể chia sẻ kỹ hơn về nguồn tin mình được nghe không?

Ông Nguyễn Văn Lập: Rất nhiều lái xe, nhà xe qua đây người ta nói chuyện vậy, tôi có định làm gì với thông tin đó đâu mà ghi âm lại làm gì.

PVNguồn tin từ bến xe Mỹ Đình hay khuồn khác, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Lập: Nguồn tin thì ở nhiều nơi. Ngay tại bến xe nước ngầm này, có nhà xe họ có xe hoạt động ở cả bến xe này và bến xe Mỹ Đình nên họ phản ánh lại.

PVTrước chủ trương của Bộ Giao thông vận tải về việc bỏ cơ chế xin – cho (chấp thuận tuyến) với các doanh nghiệp hoạt động vận tải hành khách, đối với những tuyến những giờ có nhiều doanh nghiệp đăng ký thì sẽ đấu thầu công khai, ông có đồng thuận với chủ trương đó không? Theo ông để áp dụng thì có gặp khó khăn, trở ngại gì hay không?

Ông Nguyễn Văn Lập: Tôi cho rằng nếu thực hiện được thì đó là chủ trương tích cực nhất trong điều tiết tuyến vận tải: công khai minh bạch, bỏ xin – cho.

Tôi cũng nghĩ rằng không khó khăn gì khi thực hiện, như bộ trưởng Thăng nói thì chỉ cần thay đổi Thông tư 63 và cái đấy hoàn toàn do Bộ quyết định. Còn về quy hoạch tuyến thì Bộ cũng đang xây dựng cơ chế đấu thầu, việc đó cũng khả thi, không khó khăn gì.

Về đấu thầu tuyến này thì tôi có nghe kết quả đấu thầu sẽ không phụ thuộc vào giá đấu thầu mà căn cứ vào chất lượng vận tải. Ví dụ anh muốn chạy xe tuyến này, chúng tôi sẽ xem xét 3 năm hay 5 năm qua nhà xe của anh có để xảy ra tai nạn hau không, có bị phạt không, xe có đảm bảo an toàn không, ý thức chấp hành của lái xe ra sao, vv… Điều này có ý nghĩa rất tích cực khi mà những yếu tố về an toàn và chất lượng dịch vụ được đặt lên hàng đầu, sẽ khiến các doanh nghiệp vận tải phải chú trọng đến tiêu chí an toàn và chất lượng phục vụ của mình.

PV: Thế nếu các doanh nghiệp có hồ sơ tốt trúng thầu, sau đó họ bán hoặc chuyển nhượng lại cho các doanh nghiệp vận tải khác, việc này sẽ quản lý như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Lập: Tôi khi lúc đó sẽ phải có “rào chắn pháp lý” để ràng buộc. Ví dụ đấu thầu phải có đặt cọc, trúng thầu xong anh không sử dụng thì sẽ mất quyền sử dụng đồng thời mất tiền đặt cọc, và không được chuyển nhượng. Cái đó là do khâu quản lý, khâu kiểm soát rào chắn.

PV: Có thông tin dư luận nói rằng mối quan hệ giữa Bến xe nước ngầm HN và Sở GTVT Hà Nội thời gian qua không được tốt lắm, có vài vụ trục trặc, vụ việc vừa rồi ông lại trả lời báo chí rằng ông Linh đang “nhắm” vào mình. Xin ông xác minh lại chuyện này là như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Lập: Không có chuyện đó. Phải nói là mối quan hệ giữa bến xe nước ngầm đối với Sở Giao thông cũng như các cơ quan quàn lý là rất tuyệt vời, không có trục trặc gì. Trước đây giám đốc Sở GTVT HN là anh Hùng, sau này là anh Viện là hai lãnh đạo rất sát sao với các chỉ đạo của UBND thành phố về điều chuyển các tuyến xe theo hướng bắc Nam Đông Tây…

Tôi nghĩ  chỉ có thể khúc mắc ở chỗ người điều hành thực hiện thôi. Cụ thể là anh Phó giám đốc (ông Nguyễn Hoàng Linh – PV), tôi nghĩ đó cũng là quyền điều hành của anh ấy thôi, có gì trục trặc đâu.

Tôi cũng không hẳn nói rằng anh Hoàng Linh: nhắm” vào tôi. Thực ra là anh Linh đã thực hiện một số điều chuyển phương tiện trái so với quy hoạch của thành phố. Lẽ ra xe này điều về bến xe nước ngầm thì anh ấy lại ‘cho sang” bến xe Mỹ Đình, ví dụ thế…

PV: Việc này là có thật chứ, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Lập: Thật chứ, có bằng văn bản chứ không phải nói mồm. Từ 2007, TP Hà Nội đã quy định tất cả các tuyến xe đi Hà Tĩnh, Nghệ An từ bến xe Giáp Bát chuyển về bến xe nước ngầm, sau đó không có văn bản nào khác chỉ đạo vấn đề này nữa. Thế nhưng mà chỉ được hơn 1 tháng gì đó, anh ấy lại điều chuyển về bến xe Mỹ Đình. Việc này anh ấy phải chịu trách nhiệm trước thành phố chứ không phải trước tôi, do đó tôi và anh ấy không có trục trặc gì về cá nhân cả.

PV: Xin cảm ơn ông!

Tin mới