Vị phi tần kém sắc nhưng dám ly hôn với vua để lấy chồng nghèo

Vào thời phong kiến, Hoàng đế là người có quyền lực cao nhất. Vì vậy hầu như không ai dám làm trái ý vua.

Đó là Ngạch Nhĩ Đức Đặc Văn Tú (1909-1953), thường được gọi là Thục phi Văn Tú, là Hoàng phi của Phổ Nghi, vị Hoàng đến cuối cùng của triều đại nhà Thanh.
Văn Tú vốn xuất thân trong một gia đình quý tộc nhưng đến đời cha của bà thì cơ nghiệp sa sút, gia cảnh nghèo khó. Dẫu vậy, bà vẫn được ăn học đàng hoàng và các môn bà đều học rất giỏi. Thời gian rảnh rỗi, Văn Tú còn giúp mẹ kiếm tiền nên bà sớm trưởng thành hơn tuổi.
12 tuổi vào cung làm Thục phi
Năm 1921, vua Phổ Ngi tròn 16 tuổi. Các thành viên trong hoàng thất bắt đầu chọn cho ông một vị hoàng hậu. Uyển Dung và Văn Tú lọt vào mắt xanh của vua nhưng vì Văn Tú xuất thân kém hơn, nhan sắc cũng thua Uyển Dung nên không được chọn. Năm đó, Uyển Dung được chọn làm Hoàng hậu còn Văn Tú chỉ được phong làm Thục phi.
Sống làm vợ vua nhưng bà không được sủng ái. Uyển Dung luôn lấy thân phận chính thất để lấn lướt, tranh đoạt sủng ái của Phổ Nghi với Văn Tú. Cuộc sống mất tự do lại cô đơn, vắng vẻ khiến bà vô cùng chán nản và mệt mỏi. Bà dành nhiều thời gian để đọc sách, thêu thùa hoặc dạy các cung nữ đọc sách.
Vi phi tan kem sac nhung dam ly hon voi vua de lay chong ngheo
 
Quyết định ly hôn với vua
Tháng 11/1924, Hoàng thất nhà Thanh bị quân phiệt Phùng Ngọc Tường ép rời khỏi hoàng cung, kết thúc thời kỳ hoàng kim. Phổ Nghi dẫn theo 2 người vợ đến Thiên Tân, sống trong một ngôi làng nhỏ như người bình thường.
Phổ Nghi có ý định kết thân với Nhật Bản, mong người Nhật giúp mình đòi lại vương vị. Văn Tú biết chuyện hết lời khuyên nhủ nhưng Phổ Nghi không nghe, cho rằng Văn Tú là phụ nữ không nên xen vào chuyện chính trị.
Mối quan hệ giữa hai người ngày càng căng thẳng. Văn Tý đã trốn ra ngoài đệ đơn kiện lên tòa án yêu cầu ly hôn với Phổ Nghi. Trong đơn kiện có viết như sau:
"Kiện Phổ Nghi ngược đãi Văn Tú đến mức không thể chịu đựng được nữa. Phổ Nghi mắc bệnh yếu sinh lý, ở cùng nhau 9 năm mà chưa từng sủng hạnh Văn Tú lần nào. Vì thế, Văn Tú quyết định ly hôn và yêu cầu mỗi tháng Phổ Nghi phải cung cấp 500 ngàn tiền sinh hoạt phí".
Đơn kiện của Văn Tú không chỉ ảnh hưởng đến thể diện của Phổ Nghi mà còn gây chấn động cả xã hội. Từ đó, Văn Tú được mệnh danh là “Hoàng phi cách mạng” vì là vị phi tần đầu tiên trong lịch sử dám chủ động ly hôn với hoàng đế.
Tháng 10/1931, nhờ sức mạnh của dư luận, Văn Tú đã thắng kiện.
Tái hôn với người chồng ‘nghèo rớt mồng tơi’
Sau ly hôn, cuộc sống của Văn Tý khá khốn khổ. Bà làm đủ nghề để kiếm sống, từ ve chai, cu li cho đến rao thuốc lá đầu ngõ.
Năm 1947 Văn Tú tái hôn với một người đàn ông tên Lưu Chấn Đông. Cuộc sống tuy nghèo khó nhưng hạnh phúc. Họ sống yên bình trong một căn nhà nhỏ, không con cái.
Năm 1953, Văn Tú qua đời do bệnh tim co thắt tái phát trong căn nhà vỏn vẹn 10 mét vuông. Bên cạnh bà chỉ có Lưu Chấn Đông. Năm đó, vị Hoàng phi cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc mới 45 tuổi.

Ngã ngửa nhan sắc thật của cung tần mỹ nữ Trung Quốc

Mỹ nữ Trung Quốc xưa được tái hiện xinh đẹp trên màn ảnh nhỏ, nhưng thật ra, nhan sắc của những cung phi “chính hiệu” lại không long lanh đến vậy.

Dòng phim cổ trang đã góp công lớp trong việc đưa truyền hình Hoa ngữ lên vị trí “đại gia” của làng phim châu Á. Song, nếu chỉ qua những thước phim truyền hình đề tài hậu cung để đánh giá về hình ảnh thực tế các cung tần mỹ nữ Trung Quốc xưa thì có phần không được đúng đắn cho lắm. Bởi giữa phim ảnh và đời sống luôn có khoảng cách khá xa.
Nga ngua nhan sac that cua cung tan my nu Trung Quoc
Những cách cách, a ca trong phim truyền hình Trung Quốc luôn xinh đẹp long lanh như thế này. 
Trong phim, đền đài, cung điện, ngay cả cái... ghế ngồi cũng đẹp mỹ mãn, cái gì cũng nguy nga tráng lệ, nhất là dàn phi tần, công chúa thì đẹp như mơ. Nhưng sự thật thì không được tuyệt vời như thế:
Nga ngua nhan sac that cua cung tan my nu Trung Quoc-Hinh-2
Ảnh một cô công chúa sau khi sinh con. 
Ta có thể lấy hình tượng Thục phi Văn Tú - phi tần của vua Phổ Nghi (vị hoàng đế cuối cùng của Trung Hoa) làm ví dụ cụ thể. Trong bộ phim Mạt Đại hoàng phi, Văn Tú được miêu tả là một cô gái thông minh, xinh đẹp, sắc nước hương trời, nhưng theo những bức ảnh tư liệu còn để lại thì bà còn... kém mức đẹp một khoảng cách khá xa.
Nga ngua nhan sac that cua cung tan my nu Trung Quoc-Hinh-3
Thục phi Văn Tú trong phim và ngoài đời thật. 
Điều đáng chú ý là Văn Tú được chính hoàng đế chọn lựa từ tranh được gửi đến để làm hoàng hậu. Tuy nhiên, do những thế lực khác trong cung mà cô chỉ được làm vợ lẽ, phong là Thục phi. Bà xuất thân từ một gia đình quý tộc sa sút, do muốn lấy lại vinh quang xưa mà được gả cho vua Phổ Nghi lúc chỉ 14 tuổi.
Nga ngua nhan sac that cua cung tan my nu Trung Quoc-Hinh-4
 Một bức chân dung khác của Thục phi Văn Tú.
Sự chênh lệch giữa phim ảnh và hiện thực trên phần nào có thể được giải thích bằng quan niệm khác biệt về cái đẹp thời xưa và ngày nay. Dương Quý Phi - một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc không mang vẻ đẹp "thanh mảnh" như những mỹ nữ hiện đại.
Theo sử sách vào thời Đường, phụ nữ được cho là đẹp, hấp dẫn thì phải tròn trịa, mập mạp. Ta cũng nhận thấy điều này phần nào thông qua những bức tranh miêu tả lại hình ảnh của Dương Quý Phi thường là với khuôn mặt tròn và nước da trắng bóc.
Võ Tắc Thiên - người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung hoa cũng nổi tiếng bởi vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” khiến không chỉ hoàng đế mà cả thái tử cũng phải xiêu lòng lập bà thành phi. Tuy nhiên ít người biết rằng, theo sử sách ghi lại thì Võ Mị Nương từ nhỏ đã “mặt vuông trán rộng, béo phục phịch, đôi mắt phụng dài, có tướng đế vương”.
Nga ngua nhan sac that cua cung tan my nu Trung Quoc-Hinh-5
 Từ Hy thái hậu cũng không phải là người sở hữu vẻ đẹp không tuổi như lời đồn đại.

Tiết lộ “kinh thiên động địa” về đệ nhất mỹ nhân Trung Quốc cổ đại

Sự thật về các mỹ nhân thời cổ đại là như thế nào? Những mỹ nhân luôn được nói với vẻ đẹp "chim sa cá lặn, nghiêng nước nghiêng thành" kia là...

Đứng đầu trong tứ đại mỹ nhân cổ đại là Tây Thi, nhưng nếu chỉ dùng tiêu chí về nhan sắc để bình bầu có lẽ danh hiệu đệ nhất mỹ nhân cổ đại phải dành cho Mao Tường.

Tin mới