Vị quan thanh liêm bậc nhất triều Nguyễn

(Kiến Thức) - Danh thần Trương Đăng Quế nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, được cả ba đời vua nhà Nguyễn trọng dụng.

Vị quan thanh liêm bậc nhất triều Nguyễn
Cùng học với các hoàng tử
Trương Đăng Quế tự Duyên Phương, tên hiệu là Đoan Trai, người làng Mỹ Khê, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Tổ tiên ông vốn người huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, theo Nguyễn Hoàng vào cư trú tại Quảng Ngãi năm 1624. Trương Đăng Quế sinh ngày 1/11 năm Quý Sửu (1793). Năm lên 9 tuổi ông mồ côi cha, là cậu bé chăm chỉ thông minh, hiền lành nên được anh chị em thương yêu đùm bọc. Năm 27 tuổi, ông đậu Hương cống (cử nhân) khoa Kỷ Mão (1819) triều Gia Long thứ 18. Tuy chỉ đậu cử nhân, nhưng ông thông suốt kinh sách, có tài thơ văn.
Trương Đăng Quế được bổ chức Hành tẩu bộ Lễ, một chức quan nhỏ chuyên về văn thư. Năm 1820, đời vua Minh Mạng, sau một năm tập sự ở bộ Lễ, vì có tiếng học hành và được một quan đại thần tiến cử, Trương Đăng Quế được bổ làm Đông cung bạn độc, tức là cùng học với các hoàng tử. Đó là cách nói khác của công việc dạy các hoàng tử học. Trong thời kỳ này, Trương Đăng Quế được gặp và gần gũi hoàng tử Miên Tông, sau này lên làm vua (tức là vua Thiệu Trị). Sau một thời gian ông được bổ chức Thượng bảo thiếu khanh với phẩm trật tòng tứ phẩm.
Năm 1830, Minh Mạng thứ 11, do có khả năng làm việc, ông được bổ chức Tả thị lang bộ Công làm ở Nội các, tức văn phòng của Vua, được gần Vua, tham gia cùng Vua bàn bạc đề ra những quyết sách liên quan đến cả nước. Cũng trong thời gian này Trương Đăng Quế được đổi bổ làm Tả thị lang bộ Lễ, vẫn làm việc ở Nội các. Một năm sau đó, vào tháng 12/1831, Trương Đăng Quế được thăng chức và điều chuyển từ Tả thị lang bộ Lễ sang làm Tả tham tri bộ Hộ, rồi sau đó lại được điều động về coi việc ở Võ Khố là kho quân sự nhà nước, quản lý phần lớn tài sản nhà nước.
Một vị quan thời nhà Nguyễn.
Một vị quan thời nhà Nguyễn. 
Một vị quan thanh liêm
Mùa xuân năm 1832, Vua lại điều Trương Đăng Quế về giữ quyền án triện bộ Hộ, chính thức là Tả tham tri bộ Hộ. Chức Tả tham tri chỉ đứng sau Thượng thư. Cũng năm này, Trương Đăng Quế được thăng chức Thượng thư bộ Binh kiêm lãnh ấn triện viện Đô sát. Đến mùa đông ông chính thức làm Thượng thư bộ Binh kiêm trông coi tài chính.
Năm 1841 niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất, Trương Đăng Quế là cố mệnh đại thần được thăng làm phụ chính đại thần, Văn minh Viện Đại học sĩ, phẩm hàm chánh nhất phẩm. Tháng 12 cùng năm, ông lại được vua Thiệu Trị sung chức Ngự tiền đại thần. Đến năm 1847, vua Tự Đức cho Trương Đăng Quế thăng chức Cần chánh đại học sĩ, tấn phong tước Tuy Thạch quận công.
Trương Đăng Quế là một vị quan thanh liêm, trung thành giúp rập ba triều vua triều Nguyễn: Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1848 -  1883), tận tâm, tận lực với công việc của triều đình.
Về việc chống thực dân Pháp: Trương Đăng Quế đã đứng về phe chống đối hoà ước Nhâm Tuất (5/8/1862) đã bác bỏ đề nghị của khâm sai Nguyễn Bá Nghi, kiên quyết chống thực dân Pháp dù có tin đồn Chí Hoà và thành Mỹ Tho bị thất thủ. Đầu năm Tân Dậu (1861), ông đã gián tiếp ủng hộ các lực lượng kháng chiến chống  thực dân Pháp do Bình Tây Đại nguyên soái Trương Công Định cầm đầu.
Trương Đăng Quế và vua Minh Mạng
Có thể nghĩ rằng, vua Minh Mạng đã biết sử dụng đúng khả năng của Trương Đăng Quế, sớm trọng dụng và hết lời khen ngợi khi ông làm chủ sát hạch giáo chức các tỉnh, độc quyển điện thí, chủ khảo trường thi Hội các năm 1833, 1838, Tổng tài Quốc sử quán. Sau khi đọc hết lời tâu của Trương Đăng Quế về sách lược miền thượng du Thanh Hoá, về lập địa bạ sáu tỉnh Nam Kỳ, vạch thế trận trấn Tây thành... 
Vua Minh Mạng đã khen Trương Đăng Quế: "Nhìn việc thấu triệt, nói được rõ ràng, có thể đi đến chỗ thành công", "Nói thì chính trực vô tư, làm thì quả quyết được việc, chặn được manh lưới kẻ gian, dứt được việc lừa dối trước đây". Và xem Trương Đăng Quế là một đại thần mưu lược và độ lượng. Vua Minh Mạng đã di chiếu cử Trương Đăng Quế sung phụ chính đại thần để tiếp tục giúp vua Thiệu Trị.
Đối với vua Thiệu Trị
Khi vừa lên ngôi, vua Thiệu Trị cho Trương Đăng Quế thăng Văn Minh điện Đại học sĩ, gia hàm Thái bảo, quản lý bộ Binh kiêm Cơ mật viện, tấn phong Tuy Thạch tử. Vua lại cho Trương Đăng Thụ, con trưởng của Trương Đăng Quế sánh duyên với con gái thứ tư của Minh Mạng, tức An Mỹ công chúa. Tháng 5 Bính Ngọ 1846, vua Thiệu Trị tấn phong Trương Đăng Quế tước bá, khen ông hiền lương, trung chánh, đặc ân cho một cái bài ngọc khắc 4 chữ "Cố mạng lương thần", bốn chốt sừng có hình thú bằng vàng, lại ủy nhiệm Trương Đăng Quế chức Tổng tài để tu chỉnh tập văn quy của vua Thiệu Trị. Tháng 9/1847, trong di chiếu phong Dục Tông lên ngôi, vua Thiệu Trị viết: "Trương Thái Bảo giúp Trẫm trị nước đã nhiều năm, nước thịnh, văn thị, võ thành, đem lòng trung yêu nước giúp trẫm thì cũng phải đem lòng ấy giúp thị quân".
Tranh minh họa.
Tranh minh họa. 
Với vua Tự Đức
Tự Đức lên ngôi lúc 18 tuổi. Năm 1848, Trương Đăng Quế được thăng Cần chánh đại học sĩ, tước Quận công, sung Kinh diên giảng quan. Nhà vua rất ưu đãi Trương Đăng Quế. Sau giờ giảng sách, ông thường được mời ở lại uống trà. Vua hết lòng tín nhiệm vị cố mạng triều thần này, 6 lần Trương Đăng Quế xin về hưu nhưng Vua vẫn giữ lại để chung lo việc nước.
Ngày Trương Đăng Quế về hưu (1863) Tự Đức ban các thứ dưỡng lão và khiến đình thần làm lễ tiễn đưa. Vua Tự Đức tỏ lòng mến mộ, luyến tiếc và ca ngợi tài đức của Trương Đăng Quế: "Xưa nay được một tôi già có tài, có đức, ít có. Trẫm cũng biết người khanh bệnh yếu, e khó kiếm người thay. Vì có tài, bất luận già trẻ, ưa nhau xin chớ phụ nhau. Nay đã đến ngày tiễn biệt nhau, gắng giữ cho trong cái chí cao thượng. Tiếc mãi người lão thành. Khanh về cũng nhớ ta, không phải là an cảnh già mà quên được đâu, huống chi cơ trời không nhất định, ta cũng hay đau...". Vua Tự Đức còn bảo với Trương Đăng Quế, sau khi về hưu có biết được gì hay, nghĩ điều gì quan hệ về việc lợi hại trong nước, cho phát tạm tâu lên.
Ngày 15/2 năm Ất Sửu (1865) Trương Đăng Quế từ trần, thọ 73 tuổi. Vua Tự Đức tặng bài thơ đại ý: "Một người tôi hiền đã thác rồi, làm sao mà người trong nước khỏi kinh ngạc. Thần hồn của người đã về trên non cao, không mấy đời tái sinh lại nữa. Đối với đời thì người có bốn chữ: Phúc, Lộc, Danh, Thọ ghi trên minh tinh không thể hết. Đối với triều đình thì Lưỡng triều cố mạng ghi để trong Quốc sử...". Vua sai tỉnh thần mang rượu tới nhà ban tế, tuyển thợ xây mộ.

Ly kỳ vị quan sống qua 13 đời vua Nguyễn

Ly kỳ vị quan sống qua 13 đời vua Nguyễn
Thí sinh “cổ lai hy”

Vị quan cứu hai làng thoát khỏi án tử

(Kiến Thức) - Xưa kia nhờ cụ mà cả làng Thạch Đà (Mê Linh, TP Hà Nội) và làng Đinh Xá (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) thoát khỏi án tru di của vua Lê Trung Hưng.

Vị quan cứu hai làng thoát khỏi án tử
Trải qua hơn 400 năm, nhưng những câu chuyện về quan Thượng Láng Nguyễn Duy Thì (thị Trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) vẫn được người dân nơi đây ca tụng.

Chi tiết cực lạ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

(Kiến Thức) - Theo kết quả nghiên cứu mới công bố, tượng chiến binh đất nung của Trung Quốc được lấy cảm hứng từ nghệ thuật Hy Lạp cổ đại.

Chi tiết cực lạ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Đội quân chiến binh của Tần Thủy Hoàng gồm gần 8.000 pho tượng binh sĩ bộ binh, kỵ binh, người đánh xe ngựa, các tướng sĩ... nằm cách lăng mộ của Tần Thủy hoàng khoảng 1 dặm về phía Đông Bắc. Tần Thủy Hoàng là vị vua đã thống nhất giang sơn Trung Quốc về một mối vào khoảng 2.000 năm trước.
Đội quân chiến binh của Tần Thủy Hoàng gồm gần 8.000 pho tượng binh sĩ bộ binh, kỵ binh, người đánh xe ngựa, các tướng sĩ... nằm cách lăng mộ của Tần Thủy hoàng khoảng 1 dặm về phía Đông Bắc. Tần Thủy Hoàng là vị vua đã thống nhất giang sơn Trung Quốc về một mối vào khoảng 2.000 năm trước.  
Vị hoàng đế này thống trị Trung Quốc vào năm 221 – 210 trước Công nguyên và được cho là đã dành nhiều thập kỷ để xây dựng khu lăng mộ khổng lồ dưới mặt đất.
Vị hoàng đế này thống trị Trung Quốc vào năm 221 – 210 trước Công nguyên và được cho là đã dành nhiều thập kỷ để xây dựng khu lăng mộ khổng lồ dưới mặt đất.
Nhà nghiên cứu Lukas Nickel đưa ra nhiều tài liệu cổ vừa dịch được nói về bức tượng khổng lồ mới xuất hiện ở phía Tây khu mộ.
 Nhà nghiên cứu Lukas Nickel đưa ra nhiều tài liệu cổ vừa dịch được nói về bức tượng khổng lồ mới xuất hiện ở phía Tây khu mộ.
Theo đó, bức tượng chính là bằng chứng về mối liên hệ giữa Trung Quốc và phương Tây. Các tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại trở thành nguồn cảm hứng cho Tần Thủy Hoàng xây dựng đội quân đất nung để phục vụ ông khi sang thế giới bên kia.
Theo đó, bức tượng chính là bằng chứng về mối liên hệ giữa Trung Quốc và phương Tây. Các tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại trở thành nguồn cảm hứng cho Tần Thủy Hoàng xây dựng đội quân đất nung để phục vụ ông khi sang thế giới bên kia.
Đó cũng là nguồn cảm hứng để Tần Thủy Hoàng ra lệnh tạo nên 11 bức tượng khổng lồ khác. Những bức tượng đó cao khoảng 11,55m, chiều dài chân khoảng 1,38m.
Đó cũng là nguồn cảm hứng để Tần Thủy Hoàng ra lệnh tạo nên 11 bức tượng khổng lồ khác. Những bức tượng đó cao khoảng 11,55m, chiều dài chân khoảng 1,38m.

Tin mới