Vì sao 13 toa tàu hạng sang nằm “đắp chiếu” ở CTCP Xe lửa Gia Lâm?
13 toa tàu hạng sang của Tập đoàn Jinxin (Trung Quốc) có tổng giá trị hơn 275 tỉ đồng vẫn đang nằm "đắp chiếu" tại Công ty CP Xe lửa Gia Lâm.
Thiên Tuấn
Vừa qua, thông tin về việc 13 toa tàu hạng sang của Tập đoàn Jinxin (Trung Quốc) với giá tiền tỷ nằm "đắp chiếu" tại Công ty CP Xe lửa Gia Lâm gây xôn xao dư luận.
13 toa tàu hạng sang của Tập đoàn Jinxin nằm "đắp chiếu".
Được biết, 13 toa tàu hạng sang được Tập đoàn Jinxin thuê Công ty CP Xe lửa Gia Lâm lắp ráp 8 toa và Công ty CP Toa xe Dĩ An 5 toa. Hiện cả 13 toa xe đều đã được tập kết về Nhà máy Xe lửa Gia Lâm.
Dự án gồm 6 toa giường nằm, 5 toa ghế ngồi, 1 toa xe hàng cơm và 1 toa xe công vụ phát điện. Các thiết bị và phụ tùng toa tàu đều được nhập khẩu, hai nhà máy xe lửa chỉ đóng vỏ và lắp ráp...
Theo Tập đoàn Jinxin, tổng giá trị đóng 13 toa tàu hơn 275 tỉ đồng. Các toa tàu đã được giới thiệu tại Hội nghị đường sắt ASEAN lần thứ 42 tại Đà Nẵng vào năm 2022.
Các toa xe này đã hoàn thành chạy thử nghiệm 15.000km nhưng chưa thể cấp giấy phép đăng kiểm vì chưa đủ điều kiện.
Theo quy định hiện hành, toa xe đường sắt quốc gia phải chạy thử nghiệm vận dụng 100.000km. Quy định này được áp dụng theo quy chuẩn quốc gia về phương tiện đường sắt ban hành năm 2011.
Để đảm bảo cho các quy định được cập nhật và phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, đáp ứng được các loại hình đường sắt mới như đường sắt đô thị với các công nghệ khác nhau, cũng như phù hợp với các yêu cầu đối với loại hình đường sắt truyền thống, Cục Đăng kiểm VN đã trình Bộ GTVT sửa đổi ban hành các quy chuẩn về linh kiện cũng như các quy chuẩn kỹ thuật về phương tiện. Các quy định sửa đổi, bổ sung trên cơ sở nghiên cứu các quy định của EN (tiêu chuẩn châu Âu), IEC (Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế), các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản..., đảm bảo hài hòa hóa quy định quốc tế, cũng như đã được lấy ý kiến rất nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Đầu tháng 11/2023, Bộ GTVT đã ban hành 3 quy chuẩn: QCVN 18:2023/BGTVT về kiểm tra toa xe sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới (trên cơ sở sửa đổi bổ sung QCVN 18:2018/BGTVT); QCVN 15:2023/BGTVT về kiểm tra định kì phương tiện giao thông đường sắt (trên cơ sở sửa đổi bổ sung QCVN 15:2018/BGTVT); QCVN 16:2023/BGTVT về kiểm tra đầu máy diesel sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới (trên cơ sở sửa đổi bổ sung QCVN 16:2011/BGTVT).
Đối với quy định về chạy thử nghiệm vận dụng, quy chuẩn sửa đổi lần này đã cập nhật các quy định mới của châu Âu như EN50215 và IEC61133, quy chuẩn Hàn Quốc, quy định Trung Quốc... quy định về số km chạy thử nghiệm vận dụng 5.000km đối với phương tiện giao thông đường sắt kiểu loại mới. Như vậy, theo quy định mới từ ngày 21/12/2023, phương tiện giao thông đường sắt phải chạy thử nghiệm vận dụng tối thiểu 5.000 km để xem xét cấp giấy chứng nhận đăng kiểm.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cận cảnh tàu hai đầu lớn nhất thế giới vừa được xuất xưởng:
Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường
Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.
Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng
Giang nhặt 1 khúc gỗ trong vườn, đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân, sau đó bóp cổ, hiếp dâm, rồi kéo thi thể ném xuống giếng. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án,
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 14/3/2022, chị chị Trịnh Thị Hồng (SN 1976, trú thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy rời khỏi nhà đi đến rẫy của gia đình tại thôn Ia Sâm để tưới cà phê. Đến sáng 15/3, người thân không thấy chị Hồng trở về nên vào rẫy tìm kiếm. Tới nơi, mọi người thấy máy bơm nước vẫn hoạt động mà không có chị H., gọi điện thì không liên lạc được.
Nghi ngờ xảy ra điều xấu, gia đình tích cực tìm kiếm và đến 16h cùng ngày, anh Trịnh Văn Hùng (1988, em trai chị Hồng) phát hiện ở gốc cà phê gần vòi nước đang tưới có hai chiếc quần phụ nữ.