Vì sao áo giáp giấy 2.600 tuổi cản được đao kiếm, cung tên?
Áo giáp giấy được các nhà nghiên cứu cho rằng đã được sử dụng khá sớm, vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Trái với vẻ ngoài mong manh, áo giáp giấy giúp binh sĩ mặc nó tránh được đao kiếm, cung tên.
Tâm Anh (TH)
Một số nghiên cứu của giới chuyên gia chỉ ra, người Trung Quốc thời phong kiến đã sử dụng áo giáp giấy vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Vật liệu dùng để làm nên loại áo giáp này là giấy.
Theo các nhà nghiên cứu, áo giáp giấy được chế tạo từ 10-15 lớp giấy. Mỗi lớp giấy được làm từ vỏ cây dâu tằm. Ngoài nguyên liệu chính là giấy, áo giáp được tẩm thêm nhựa thông hoặc một số loại nhựa cây khác giúp chúng bền và vượt trội hơn hẳn các áo giáp bằng kim loại thời bấy giờ.
Nhà nhân chủng học kiêm nhà địa lý lịch sử Berthold Laufer (1874 - 1934) cho hay, áo giáp giấy thời Đường (năm 618 - 907) được làm từ những tấm giấy gấp lại.
Trong khi đó, vào hơn 2.000 năm trước, binh lính ở tỉnh An Huy ngày nay, nơi nổi tiếng về sản xuất giấy, sử dụng áo giáp giấy cấu tạo từ những miếng vảy hình tam giác.
Bản ghi chép chi tiết nhất về áo giáp giấy nằm trong bộ sách "Võ bị chí" năm 1621 của một chỉ huy hải quân có tên là Mao Nguyên Nghi.
Trong tài liệu của Mao Nguyên Nghi có viết, lực lượng bộ binh ở miền nam dùng áo giáp giấy khi ra trận là lựa chọn tốt nhất. Áo giáp giấy của họ được tạo ra từ giấy kết hợp với nhiều loại lụa và vải.
Chương trình MythBusters của kênh truyền hình Discovery Channel từng kiểm tra xem áo giáp giấy có khả năng bảo vệ như áo giáp bằng thép hay không.
Kết quả khiến mọi người hoàn toàn bất ngờ khi áo giáp giấy nhiều lớp cho hiệu quả tốt hơn khi chống lại kiếm và tên so với áo giáp làm từ thép. Thậm chí, áo giáp giấy còn có hiệu quả bảo vệ vượt trội hơn.
Theo lý giải của võ sư Scott Rodell, giấy có thể được gấp lại và khâu thành miếng trong túi cotton để tạo thành những mảnh vảy giấy lẻ. Sau đó, người ta khâu vào một lớp lót bằng cotton. Áo giáp giấy hiệu quả trong việc bảo vệ người mặc trước đao kiếm, cung tên và súng hỏa mai nhưng không hiệu quả với đạn súng trường. Ưu điểm của áo giáp giấy là trọng lượng nhẹ và khả năng chống gỉ sét.
Từ đây, giới nghiên cứu nhận định, binh lính Trung Quốc thời phong kiến sử dụng áo giáp giấy khi ra trận giúp họ giảm thương vong khi đối đầu với kẻ thù sử dụng đao kiếm, cung tên.
Mời độc giả xem video: Nấm khổng lồ to hơn 1 quả bóng rổ tại Trung Quốc. Nguồn: VTV24.
Phát hiện áo giáp sinh học 2.500 năm của binh lính cổ đại
Áo giáp sinh học quý hiếm được phát hiện trong khu chôn cất 2.500 năm tuổi ở Trung Quốc. Đây vốn là loại áo giáp được sử dụng trong lĩnh vực quân sự.
Một người đàn ông ở Tây Bắc Trung Quốc được chôn cất với bộ áo giáp sinh học làm từ 5.000 vảy như vảy cá xếp chồng lên nhau. Đây có thể là một bộ thiết giáp trong quân đội thời xưa. Nguồn: Dongliang Xu/Turfan Museum.
Chi tiết những bộ áo giáp cổ xưa tinh xảo nhất thế giới
Đây là những bộ áo giáp có niên đại hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi từng thuộc sở hữu của nhiều nhân vật quyền lực.
Đây là bộ áo giáp Gusoku trong kho vũ khí của Daimyo lãnh chúa ở Sendai, Nhật Bản. Nó được làm bằng sắt, sơn mài, lụa và đồng mạ vàng. Trong đó, phần mũ giáp có niên đại từ thế kỷ 16 và phần còn lại của bộ áo giáp được tạo ra vào thế kỷ 18.