Sau khi bị đẩy lui khỏi khu vực biên giới Triều Tiên tiếp giáp với Trung Quốc, liên quân 38 nước của Liên hợp quốc đặt hết hy vọng lật ngược tính thế lên vai không quân và hải quân Mỹ với các chiến dịch ném bom quy mô chưa từng có từ cả trên không lẫn trên biển trên khắp bán đảo Triều Tiên. Theo đó hành động này được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp liên quân giữa vững các mốc phân giới trước chiến tranh và duy trì hiện trạng hiện tại trên chiến trường, mặt khác ngăn cản một kế hoạch tái chiếm mới từ Triều Tiên mà lúc này đã có sự hỗ trợ của chí nguyện quân Trung Quốc. Tuy vậy, chỉ có duy nhất Hải quân Mỹ thực hiện kế hoạch đề ra, trong khi đó không quân non trẻ của Mỹ (thành lập năm 1947) lại thất bại hoàn toàn trên chiến trường Triều Tiên.
Với lợi thế áp đảo về quân số lẫn trang bị so với đối phương, không quân Mỹ đã phát hiện ra rằng họ không chỉ phải đối đầu với Không quân Triều Tiên mà còn phải đối đầu với cả hai cường quốc xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ. Dưới sự hỗ trợ của Liên Xô, Trung Quốc đã được trang bị các máy bay đánh chặn MiG-15, có thể vượt xa máy bay sử dụng động cơ cánh quạt của Mỹ và hầu hết các máy bay phản lực thế hệ đầu của phương Tây.
Mỹ chiếm ưu thế trên không phần lớn là nhờ các loại chiến đấu cơ dùng động cơ cánh quạt. Ảnh: Defense. |
Nhiều vấn đề vẫn giữ nguyên, mặc dù những biến đổi cơ bản đã dần hình thành dựa trên sự biến động của nền chính trị toàn cầu. Trung Quốc ngày càng mệt mỏi với những “trò đùa” của Triều Tiên và việc cứu vớt nền kinh tế của Bình Nhưỡng đang tạo thêm gánh nặng cho Bắc Kinh.
Vĩ tuyến 38 chia đôi Hàn Quốc và Triều Tiên giống như Vĩ tuyến 17 đã từng được dùng để chia cắt hai miền Việt Nam. |
Trung Quốc và Mỹ nhớ tới cuộc xung đột này theo hai cách rất khác nhau. Đối với Mỹ, Chiến tranh Triều Tiên đại diện cho một sai lầm kỳ lạ; một cuộc chiến tranh được Mỹ cho là vì công lý nhưng cuối cùng lại không có kết quả thỏa đáng. Nhân chứng lâu dài nhất của người Mỹ về cuộc xung đột đã xuất hiện trên chương trình truyền hình M.A.S.H - chương trình nói về việc sử dụng chiến tranh như một cách thức hành động để biện minh cho sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam.
Đối với Trung Quốc, cuộc chiến tranh đại diện cho một chiến thắng đáng kể đối với chủ nghĩa đế quốc khi đối mặt với lực lượng quân sự mạnh bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Từ chính cuộc chiến này, Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc được cả thế giới biết đến. Đồng thời, di sản của cuộc chiến đã làm cho vị thế trên trường quốc tế của Trung Quốc trở nên nguy hiểm và phức tạp kéo dài tới tận ngày nay. Một phần là vì sự căm thù bên trong mỗi người dân Trung Quốc về cuộc chiến tranh, nhưng bên cạnh đó, cũng là do sự ảnh hưởng chính trị giữa Bắc Kinh và Washington đã khiến Trung Quốc bị cô lập khỏi thế giới phương Tây cho tới tận những năm 70. Còn ngày nay, Trung Quốc đại diện cho một trong ba trụ cột chính của nền kinh tế toàn cầu đang phát triển và cũng dần trở thành một thế lực quân sự đáng gờm đặc biệt là với những nước láng giềng.
Sau chuyến thăm lịch sử tới Bắc Kinh của Nixon, Trung Quốc mới bắt đầu được đổi mới. Ảnh: Gbtimes. |
Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn bị chia cắt và ngày thống nhất dù được rất nhiều người mong chờ nhưng vẫn "xa vời vợi". Ảnh: Vox. |
Nội dung trong bài trích dẫn bài phân tích của cây bút Robert Farley đăng trên trang National Interest, Robert Farley một người thường xuyên đóng góp các bài phân tích quốc phòng cho National Interest, hiện ông là giáo sư thỉnh giảng tại trường Học viện Lục quân Mỹ. Các quan điểm được thể hiện trong bài viết mang góc nhìn của tác giả và không phản ánh chính sách của Bộ Quốc phòng hoặc Chính phủ Mỹ.
Mời độc giả xem Video: Cuộc chiến tranh Triều Tiên diễn biến từng ngày.