Vì sao chim biết nói tiếng người?

(Kiến Thức) - Tiếng nói của con người là dạng âm thanh đơn sắc, trong khi đó tiếng hót của loài chim, tiếng suối chảy, tiếng lá reo lại thuộc dạng đa âm sắc.

Hỏi: Vì sao chỉ có một số loài chim nhại được tiếng người, một số loại khác lại không? - Vũ Thị Thoa (Hà Nội).
 
ThS Trần Thanh Hương, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết: Tiếng nói của con người là dạng âm thanh đơn sắc, trong khi đó tiếng hót của loài chim, tiếng suối chảy, tiếng lá reo lại thuộc dạng đa âm sắc. Do vậy mà những loài chim hót (họa mi, chích choè, vành khuyên, hồng tước, yến hót...) vốn dĩ có tiếng hót đa âm sẽ dễ dàng bắt chước các âm thanh đa sắc của thiên nhiên. 
Còn các loài quạ, két, nhồng (yểng), cưỡng, sáo, vẹt... do bản chất tiếng kêu của chúng không đa âm như chim hót nên sẽ dễ dàng bắt chước tiếng người đơn sắc hơn. Một số loài chim thường có thể nuôi và dạy nói tại Việt Nam là bộ chim sẻ gồm quạ, cưỡng, sáo, nhồng (yểng)... Bộ két (vẹt) như két Việt Nam bao gồm két Alexander (còn gọi là con xít), két xanh (két rừng)...

Chim hót hay do được luyện tập?

- Hỏi: Tôi thắc mắc không biết tiếng hót của chim là do bẩm sinh hay do luyện tập nên mới có thể hay được như thế?           

Nguyễn Vũ Anh (Thanh Xuân, Hà Nội).

 
GS Võ Quý, Hội Sinh thái học Việt Nam cho hay:
Một số loài chim được nuôi cách ly với đồng loại từ lúc còn bé đã cất tiếng hót theo bản năng khi chúng đến tuổi trưởng thành. Trong thực tế, dù được sống tự do với đồng loại hay bị nuôi trong phòng cách âm, thì nhiều loài chim có tiếng hót không bao giờ thay đổi như tu hú, chào mào.

Vì sao chim nói được tiếng người?

(Kiến Thức) - Các loài két, yểng, vẹt... do bản chất tiếng kêu của chúng đơn âm nên chúng chỉ có thể bắt chước tiếng người đơn sắc. 

 
Hỏi: Vì sao con vẹt, con yểng có thể bắt chước được tiếng người, trong khi nhiều loài chim khác hót rất hay nhưng không bắt chước được như thế? - Lê Văn Hùng (Thường Tín, Hà Nội).

Tin mới