Vì sao có nghi vấn Napoleon bị người ngoài hành tinh bắt cóc?
Sau vụ mất tích bí ẩn năm 1794, chỉ trong một thời gian rất ngắn, sự nghiệp chính trị của Hoàng đế Napoleon Bonaparte bỗng nhiên lên như diều gặp gió.
Thùy Dung (T.H)
Napoleon là một vị hoàng đế tài ba và nổi tiếng trong lịch sử nước Pháp. Điều mà người đời nhớ nhất ở ông là các cuộc chiến tranh mà Pháp phải đương đầu với hàng loạt liên minh ở châu Âu, được gọi là “các cuộc chiến tranh Napoleon”.
Napoleon từng mất tích mấy ngày trong tháng 7/1794, khi ông 25 tuổi. Sau đó ông tuyên bố mình đã bị cầm tù trong thời chính biến của Thermidor – nhưng không tồn tại ghi chép nào về vụ bắt giữ cả.
Kể từ sau vụ mất tích bí ẩn đó, công danh sự nghiệp Napoleon lên như diều gặp gió. Chỉ 1 năm sau, ông được hoàng gia sắp xếp phụ trách quân đội Pháp tại Italia. Kỳ lạ hơn nữa là ông có thể đào tạo một đội quân thiếu đói, tinh thần uể oải và ô hợp thành một lực lượng tinh nhuệ, trăm trận trăm thắng, nhất là trong cuộc chiến đánh bại người Italia.
Sau một loạt chiến thắng gây bất ngờ, Napoleon lên ngôi Hoàng đế, nhanh chóng mở rộng đất nước và đưa quân xâm chiếm Phổ (hiện là Đức), Áo, Thụy Sĩ và Đan Mạch.
Khi khai quật hộp sọ của Napoleon, các nhà khoa học đã phát hiện một vật lạ nằm trong đó nghi thuộc về nền văn minh ngoài Trái Đất. Nó trông giống như một vi mạch nhỏ, dài nửa inch.
Từ mức độ sinh trưởng của vùng xương quanh vi mạch, chuyên gia tin rằng nó đã được cấy vào khi Napoleon vẫn còn trẻ. Vì vậy rất có thể nó liên quan đến vụ mất tích năm ông 25 tuổi.
Có lẽ, chính chiếc vi mạch đã nâng cao khả năng tư duy và lãnh đạo giúp Napoleon có trí nhớ phi phàm, trí óc linh hoạt, có khả năng đọc rất nhanh những ý nghĩ trong đầu cho thư ký ghi chép, cùng một lúc đọc cho nhiều thư ký về những vấn đề khác nhau.
Các nhà khoa học cũng cho biết rằng, vật thể kỳ bí này có thể là một vật cấy của người ngoài hành tinh, và đây chính là bằng chứng về vụ việc Napoleon từng bị bắt cóc bởi UFO!
Hiện không có một bằng chứng nào có thể giải thích tại sao siêu vi mạch này lại được cài vào trong não bộ của Napoleon. Tiến hành nghiên cứu vi mạch, họ phát hiện ra một tia sóng rất nhỏ liên tục truyền đi tín hiệu lạ, ảnh hưởng đến não của con người.
Có thể tia sóng này đã ảnh hưởng đến não của Napoleon, khiến ông luôn có vấn đề về thần kinh, thường có những hành động thái quá như giận dữ nhưng bất chợt trầm uất.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng vẫn không loại trừ khả năng cái chết của Napoleon là do ung thư dạ dày. Các cuộc khám nghiệm cho thấy dạ dày của Napoleon có một khối u dài 10,16cm và nhiều chất có màu sẫm như bã cà phê, chứng tỏ ông đã bị chảy máu dạ dày trầm trọng.
Điều này càng được củng cố khi nhiều báo cáo từ các tài liệu lịch sử cho thấy Napoleon đã giảm tới 9kg trong những tháng cuối đời và đặc biệt là cha của ông cũng qua đời do chứng bệnh tương tự.
Hoàng đế Napoleon là nhân vật nổi tiếng lịch sử Pháp. Ông qua đời năm 1821 với nguyên nhân tử vong được công bố là ung thư dạ dày. Thế nhưng, một nhà khoa học cho hay ông hoàng nước Pháp có thể mất mạng vì dùng nhiều nước hoa để cơ thể thơm phức.
Trong lịch sử nhân loại, hoàng đế Napoleon lừng lẫy nước Pháp là một nhà quân sự tài ba. Dù vậy, sau thất bại lịch sử trong trận Waterloo năm 1815, ông hoàng nước Pháp đánh mất vương quyền, buộc phải thoái vị và sống lưu đày trên hòn đảo Saint Helena xa xôi giữa Đại Tây Dương.
Người phụ nữ nào được Hoàng đế Napoleon tặng nhẫn đính hôn quý giá?
Khi đính hôn với Josephine Beauharnais, hoàng đế Napoleon trao cho hoàng hậu tương lai một chiếc nhẫn vàng nạm 2 viên đá hình giọt nước.
Hoàng đế Napoleon là một trong những nhà cầm quân nổi tiếng nhất nước Pháp cũng như thế giới. Ông chỉ huy quân đội Pháp giành được nhiều chiến thắng lừng lẫy ở châu Âu.