Vì sao có sự khác biệt trong bữa ăn của phi công?
Những bữa ăn của phi công được chuẩn bị rất kỹ và mỗi người ăn khác nhau, đồng thời, họ cũng không được ăn cá sống để tránh ngộ độc khi lái máy bay.
Trong lịch sử ngành hàng không, vào năm 1982, một vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên chuyến bay từ Boston (Mỹ) đến Lisbon (Bồ Đào Nha). Bữa ăn của phi công với món bánh pudding đã làm cho phi hành đoàn, bao gồm cả cơ trưởng, cơ phó, tiếp viên hàng không đều bị ngộ độc khiến họ buộc phải đưa chuyến bay quay lại Boston. "Thảm họa" này cũng chính là "cảm hứng" cho bộ phim Flying High.
|
Ảnh minh họa. |
Dù món ăn trên máy bay không thể ngon miệng như ở dưới vì khẩu vị nhưng thực phẩm trên máy bay được chuẩn bị rất kỹ để tránh ngộ độc. Ngộ độc là điều hiếm thấy nhưng không phải không có khả năng xảy ra, vì vậy, các phi công rất thận trọng.
Và để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các suất ăn của các phi công trong cùng một chuyến bay cũng sẽ khác nhau, đồng thời, họ cũng tránh ăn cá sống trước mỗi chuyến bay.
Mặc dù không có quy định cụ thể bắt buộc phải thực hiện điều này, các hãng hàng không trên thế giới đều nghiêm túc thực hiện. Vì nếu chẳng may có vấn đề gì xảy ra trong bữa ăn trên chuyến bay, chỉ có một phi công bị ngộ độc, người còn lại sẽ không bị ảnh hưởng nên vẫn sẽ đảm bảo được an toàn bay.
Thậm chí, thay vì phải ăn thức ăn của hãng hàng không, một số phi công chọn để mang theo thức ăn riêng của họ. Thậm chí, với phi công có chế độ ăn kiêng có thể chỉ ăn những phần lành mạnh của bữa ăn hàng không.