Vì sao con cháu nhà Trần thường mang tên các loài cá?
Trong buổi đầu, con cháu nhà Trần đều được đặt theo tên các loài cá như: Trần Lý (cá chép), Trần Thừa (cá Dưa), Trần Liễu (cá Leo), Trần Thị Dung (cá Ngừ)… Sở dĩ có điều này là bởi tổ tiên của nhà Trần vốn làm nghề đánh cá nên họ đặt tên con cháu theo các loài cá.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing News
Xem toàn bộ ảnh
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quê hương của nhà Trần ở tỉnh Nam Định, về sau mới chuyển sang sinh sống ở Long Hưng, Thái Bình.
Dù chưa bao giờ làm vua, chỉ giữ chức thái thượng hoàng, Trần Thừa (1184-1234) lại được con trai (Trần Thái Tông) suy tôn là Trần Thái Tổ.
Trần Thủ Độ là người “một tay lập nên nhà Trần”. Giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ dưới thời vua Lý Huệ Tông, Trần Thủ Độ từng bước giành ngôi báu cho dòng tộc bằng cuộc “hôn phối chính trị” do chính tay ông sắp đặt giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh.
Trong buổi đầu, con cháu nhà Trần đều được đặt theo tên các loài cá như: Trần Lý (cá chép), Trần Thừa (cá Dưa), Trần Liễu (cá Leo), Trần Thị Dung (cá Ngừ)… Sở dĩ có điều này là bởi tổ tiên của nhà Trần vốn làm nghề đánh cá nên họ đặt tên con cháu theo các loài cá.
Lễ khai ấn đền Trần hàng năm diễn ra giữa đêm 14, rạng sáng 15 tháng giêng âm lịch. Lễ Khai ấn có từ năm 1239, mục đích là triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ.
Sau khoảng thời gian đầu hưng thịnh, nhà Trần bắt đầu suy yếu dưới thời vua Trần Dụ Tông (1341-1369), do nhà vua ham chơi, không chăm lo đến chính sự.
Nhà Trần chính thức bắt đầu khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh năm 1225 và kết thúc khi bị Hồ Quý Ly truất ngôi năm 1400. Tổng cộng nhà Trần trị vì nước ta 175 năm.
Hiện nay, 8 tỉnh ở miền Bắc có khu tích đền Trần. Riêng các đền Trần ở Nam Định, Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên đều nằm trong các khu di tích quốc gia đặc biệt.