Tờ Russia & India Report dẫn lời Tổng giám đốc Tổng Công ty máy bay MiG Sergey Korotkov cho biết, dù 2015 là một năm đầy khó khăn nhưng dự báo nhu cầu từ thị trường máy bay chiến đấu phản lực toàn cầu vẫn khá lớn và đây sẽ là cơ hội cho MiG dành lại thị phần của mình trên thị trường vũ khí thế giới. Khi mà tập đoàn này luôn bị lép vế trước một người anh em khác của mình là hãng chế tạo máy bay Sukhoi.
Từ sau khi Liên Xô sụp đổ, không phải công ty quốc phòng nào của Nga cũng có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ như Sukhoi. Nhờ có những chính sách phát triển phù hợp trong giai đoạn đầy khó khăn vào đầu những năm 1990 bằng việc mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, Sukhoi đã vượt qua khủng hoảng. Trong khi đó, MiG lại hoàn toàn ngược lại và hoàn toàn phụ thuộc vào các hợp đồng quốc phòng nhỏ giọt từ Quân đội Nga.
Đã từng có một thời các dòng máy bay chiến đấu của MiG thống trị trong lực lượng Không quân Liên Xô. |
Mất dần vị thế vào tay Sukhoi
Từ năm 2000, Bộ quốc phòng Nga đã bắt đầu ưu tiên các đề án máy bay chiến đấu thế hệ 5 do Sukhoi phát triển khi hãng này có cách thức quản lý tốt hơn và hiệu hơn các công ty quốc phòng khác của Nga trong giai đoạn khó khăn, mặt khác Sukhoi cũng dành được khá nhiều các đơn đặt hàng từ nước ngoài.
Điển hình có thể kể tới việc Sukhoi tiếp nhận đề án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 vốn do MiG đảm nhận. Bất chấp việc nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 MiG 1.42 biến thể đầu tiên của MiG 1.44 (hay còn được gọi là MiG-39) do MiG phát triển đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 2000. Sau đó Bộ quốc phòng Nga còn ưu tiên kinh phí cho các dự án của Sukhoi thay vì ủng hộ cho đề án phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ của MiG.
Ngay cả khi đề án S-37 (Su-47 Berkut) của Sukhoi chỉ sẽ mãi là một nguyên mẫu thử nghiệm và các đề án khác của MiG bị từ chối, trong khi đó chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 PAK FA của Sukhoi được khởi động từ năm 2002 và phải đến năm 2010 nó mới thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
Mặc dù cho ra mắt nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 thuộc đề án MiG 1.42 sớm hơn Sukhoi nhưng Bộ quốc phòng Nga không hề coi trọng nổ lực này của MiG. |
Còn đề án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 MiG 1.44 của MiG được bắt đầu từ đầu những năm 1980 và sau khi Liên Xô sụp đổ các thiết kế sơ bộ và nguyên mẫu của MiG 1.44 cũng đều đã được hoàn tất. Trong năm 1990, dù không có kinh phí nhưng MiG vẫn tiếp tục phát triển đề án MiG 1.44 và cho ra mắt nguyên mẫu đầu tiên nhưng mọi cố gắng của MiG đều không được Bộ quốc phòng Nga ghi nhận.
Tìm kiếm cơ hội từ trong khó khăn
Trong năm 2006, MiG được tái cơ cấu và trở thành công ty con của Tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất (UAC), điều này càng khiến MiG giảm đi khả năng độc lập trong việc phát triển các mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới
Thiết kế sư Ovanes Mikoyan, con trai của người lập sáng lập ra Cục thiết kế MiG và hiện cũng là cố vấn kỹ thuật của MiG cho biết, chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của MiG đơn giản chỉ là bị loại bỏ khi nó không lại bất cứ lợi ích thiết thực nào trong giai đoạn đó và nền công nghiệp hàng không Nga hiện nay chỉ dành cho các công ty quốc phòng sở hữu nguồn vốn cực lớn và có ảnh hưởng chính trị.
Đề án MiG 1.44 của MiG nhanh chóng bị thay thế bởi đề án S-37 của Sukhoi cho dù S-37 không có nhiều mấy cơ hội được Không quân Nga đưa vào trang bị. |
Cũng theo Mikoyan, trước khi Liên Xô sụp đổ, MiG và Sukhoi luôn phát triển các dòng máy bay chiến đấu khác nhau. Nếu MiG là nơi chuyên phát triển các mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ cho Không quân Liên Xô thì Sukhoi lại là nơi phát triển các dòng máy bay chiến đấu hạng nặng. Cả hai cục thiết kế này không hề mâu thuẫn về mặt lợi ích nhưng mọi chuyện đã thay đổi khi lợi ích tài chính giữa hai bên bắt đầu xảy ra mâu thuẫn và MiG là phía thua cuộc trong cuộc đua dành sự hổ trợ tài chính từ chính phủ Nga.
Hiện tại, MiG hầu như không có đơn đặt hàng nào ngoài các đơn hàng cung cấp tiêm kích hạm MiG-29K dành cho Hải quân Nga và Hải quân Ấn Độ cũng đang dần được hoàn tất. MiG còn đánh mất gói thầu cung cấp máy bay chiến đấu thế hệ mới cho Ấn Độ vào tay hãng Dassault Aviation của Pháp với những chiếc Rafale. Tại chính sân nhà, số phận của MiG cũng chẳng khá hơn khi Bộ quốc phòng Nga không tài trợ cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu không người lái của MiG.
Với hàng loạt khó khăn, ban quản trị của MiG đã buộc phải tìm kiếm các cơ hội khác để tăng số lượng các đơn đặt hàng bao gồm cả việc tìm kiếm đối tác nước ngoài để phát triển một mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới.
Cho dù gặp nhiều khó khăn nhưng MiG vẫn còn một tương lai phía trước với những nổ lực không ngừng nghỉ của mình |
Điều này sẽ là một thách thức lớn đối với MiG khi tập đoàn này vẫn chưa sở hữu bất kỳ đề án phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 khả thi nào, vì vậy MiG cần tới ít nhất một thiết kế hoặc một nguyên mẫu hoàn chỉnh. Tuy nhiên đại diện của MiG cũng từng tuyên bố việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 không phải là ưu tiên hàng đầu của công ty này, khi mà chương trình PAK FA của Sukhoi đang là một gánh nặng ngân sách cho Bộ quốc phòng Nga và số lượng máy bay được đặt mua bị cắt giảm liên tục.
Đó là lý do tại sao Tổng giám đốc Korotkov của MiG bắt đầu nói đến việc tìm ứng viên thay thế cho MiG-29, mẫu máy bay chiến đấu vốn đang hoạt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng vẫn còn một rào cản khác là việc chính phủ Nga liệu có đồng ý cho MiG xuất khẩu một dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 ra bên ngoài hay không?