Vì sao cúng ông Công ông Táo vào trưa 23?

(Kiến Thức) - Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. 

Vi sao cung ong Cong ong Tao vao trua 23?
 Ảnh minh họa.
Cúng ông Công ông Táo thì thắp hương ở bàn thờ gia tiên hay thắp hương ở bếp? Nên cúng buổi sáng, trưa hay buổi tối? Nên để cá chép trong bếp hay ngoài nhà?... Đây là nội dung bức thư của bạn đọc Nguyễn Thanh Hà (Thành Công, Hà Nội) gửi đến mục Phong thủy.
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng. Nếu có ban thờ trong bếp thì đặt ở khu bếp, còn chưa có thì đặt gần ban thờ thần linh trong nhà.

Lý giải thú vị về lễ cúng ông Táo 23 tháng Chạp

Ở Việt Nam, sự tích ông Công ông Táo được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết...

Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà": thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc.

Vì sao ngày cúng ông Công ông Táo là ngày “mở cổng trời“?

(Kiến Thức) - Ngày 23 tháng Chạp tức ngày cúng ông Công ông Táo theo cổ nhân là ngày "mở cổng trời". Vì sao lại có cách gọi này?

Nhiều người quan niệm, nên cúng ông Công ông Táo sớm để ông lên trời báo cáo thành tích sớm thì sẽ được lộc nhiều hơn. Vậy có đúng?
"Hồn đi mây về gió"
Ông Trường Thịnh, nguyên cán bộ Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này cho biết, dân gian ta có câu "trần sao, âm vậy" nên trước tình trạng kẹt xe, đường chật, chen lấn chờ đợi... đã "sáng tác" ra chuyện cũng lễ trước ngày để tổ tiên, ông bà, ông Công, ông Táo nhà mình đi trước vào tâu trước, kẻo đến muộn mất thiêng, ít lộc... mà quên mất câu "hồn đi mây về gió". Xét theo khía cạnh khoa học cả về phần âm và phần dương thì điều này là chưa đúng, "cúng sai ngày thì chỉ được cái tâm, không được cái linh ứng là Phúc - Lộc - Thọ", ông Thịnh nhấn mạnh.

Tin mới