Vì sao đá đổi màu?

(Kiến Thức) - Các loại đá muốn chuyển màu sắc đều phải phụ thuộc vào yếu tố hóa học, chính xác là nguyên tố kim loại nặng chứa trong nó.

Hỏi: Việc sử dụng nhiệt có thể thay đổi màu sắc của đá trang sức không? - Đinh Văn Hoàn (Thanh Hóa).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
TS Kiều Quý Nam, Viện Địa chất Việt Nam: Các loại đá muốn chuyển màu sắc đều phải phụ thuộc vào yếu tố hóa học, chính xác là nguyên tố kim loại nặng chứa trong nó. Bởi chuyển màu ở đây thực chất là thay đổi tính chất của kim loại nặng. 
Vì thế, nếu đá chứa kim loại nặng không cao khó có thể thay đổi màu. Ví dụ, các loại đá chứa hàm lượng nguyên tố crôm hay kẽm, sắt cao có thể chuyển màu khi sử dụng nhiệt như nung, chiếu tia nhằm thay đổi màu sắc kim loại.  

Lý giải hiện tượng đặc biệt trong đá quý


Hỏi: Hiệu ứng opal của đá quý xuất phát từ đâu? Hiệu ứng đó thể hiện thế nào? - Lan Anh (Hà Nam).

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay: Các hiệu ứng của đá quý như hiệu ứng mắt mèo, opal, hiệu ứng sao, hiệu ứng lụa, hiệu ứng adularia... là kết quả của sự tán xạ ánh sáng gây ra. Đây là một số hiệu ứng quang học đặc biệt trong đá quý.

Hiệu ứng opal là hiện tượng có màu sắc khác nhau như lơ sữa trong ánh sáng phản xạ và hơi đỏ trong ánh sáng truyền qua do sự tán xạ ánh sáng từ các phân tử rất nhỏ. 

Top thảm họa thiên nhiên “xoay chiều” lịch sử

(Kiến Thức) - Động đất Đường Sơn là “cú hích” dẫn đến kết thúc Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, bão Bhola Cyclone là nguyên nhân dấy lên nội chiến...

Động đất Đường Sơn, Trung Quốc năm 1976 được coi là trận động đất gây thương vong nhiều nhất thế kỷ 20. Thiên tai này hủy diệt gần như toàn bộ thành phố công nghiệp Đường Sơn, nơi sinh sống của khoảng 1,6 triệu người Trung Quốc. Có từ 240.000 đến 255.000 người thiệt mạng, ước tính 164.000 người khác cũng bị thương nặng vì trận động đất.
Động đất Đường Sơn, Trung Quốc năm 1976 được coi là trận động đất gây thương vong nhiều nhất thế kỷ 20. Thiên tai này hủy diệt gần như toàn bộ thành phố công nghiệp Đường Sơn, nơi sinh sống của khoảng 1,6 triệu người Trung Quốc. Có từ 240.000 đến 255.000 người thiệt mạng, ước tính 164.000 người khác cũng bị thương nặng vì trận động đất. 

Những robot cổ đại “gây sốt”

(Kiến Thức) - Mặc dù những mẫu hình robot này vẫn còn sơ khai, nhưng nó là minh chứng rõ ràng cho sự tiến bộ của khoa học thời cổ đại.

Con sư tử máy huyền thoại của danh họa Leonardo Da Vinci là một thách thức đối với các nhà khoa học. Da Vinci thiết kế sư tử máy vào năm 1517 dựa theo một bản phác thảo sơ bộ do ông vẽ ra, ông đã tạo ra ít nhất 3 "phiên bản", nhưng không còn giữ được tài liệu mô tả con sư tử có thể di chuyển như thế nào.
Con sư tử máy huyền thoại của danh họa Leonardo Da Vinci là một thách thức đối với các nhà khoa học. Da Vinci thiết kế sư tử máy vào năm 1517 dựa theo một bản phác thảo sơ bộ do ông vẽ ra, ông đã tạo ra ít nhất 3 "phiên bản", nhưng không còn giữ được tài liệu mô tả con sư tử có thể di chuyển như thế nào.