Vì sao đám tang Bao Công có tới 21 quan tài đầy bí ẩn?
Bao Công nổi tiếng lịch sử là vị quan thanh liêm, chính trực dưới thời Tống Nhân Tông. Ông qua đời năm 64 tuổi và được Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu. Điều bí ẩn là trong tang lễ của ông có tới 21 quan tài.
Tâm Anh (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Theo sách Tống sử, Bao Công (999-1062), tên thật Bao Chửng, chữ là Hi Nhân, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, Trung Quốc. Ông đỗ tiến sĩ năm Thiên Thánh thứ năm (1027) dưới thời Tống Nhân Tông.
Chính sử và dã sử Trung Quốc đều ghi nhận Bao Công là vị quan thanh liêm, chính trực, vì nước, vì dân, không bao giờ làm trái pháp luật. Ông không bao giờ bỏ qua cho tội phạm dù kẻ phạm tội là hoàng thân quốc thích.
Chính vì vậy, khi Bao Công qua đời năm 64 tuổi (lúc đang giữ chức Khu mật phó sứ), đích thân vua Tống Nhân Tông làm chủ lễ truy điệu và ban thụy hiệu là “Hiếu Túc”. Sau đó, Bao Công được đưa về quê cũ Lư Châu an táng.
Điều đáng chú ý là trong tang lễ của Bao Công có tới 21 cỗ quan tài. Thông thường, người ta chỉ cần dùng tới 1 quan tài để đặt thi hài người quá cố.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, việc người nhà Bao Công chuẩn bị 21 quan tài là có lý do đặc biệt. Lúc sinh thời, ông là vị quan thanh liêm, cương trực, không bao giờ cúi đầu trước cái ác hay những người có chức có quyền.
Vì vậy, Bao Công "đắc tội" với không ít người có "máu mặt" trong xã hội. Khi ông chết, kẻ thù có thể nhân cơ hội phá hoại thi hài, quấy nhiễu phần mộ.
Nhằm bảo vệ thi hài của Bao Công nên người nhà chuẩn bị 21 cỗ quan tài trong lễ tang. Theo đó, những người có ý đồ xấu sẽ không thể biết thi hài Bao Công được đặt trong cỗ quan tài nào và địa điểm chôn cất thực sự là ở đâu.
Vào ngày đưa tang, 21 cỗ quan tài được đưa qua 7 cổng thành ở Hợp Phì. Sau đó, mỗi quan tài được đưa đến các địa điểm khác nhau để chôn cất. Nhờ vậy, nơi an nghỉ của Bao Công được bảo mật tránh bị kẻ gian phá hoại.
Chính điều này khiến giới khảo cổ mất nhiều năm mới xác định được vị trí ngôi mộ thực sự của Bao Công. Nơi an nghỉ của vị quan lỗi lạc này nằm ở Đại Hưng Tập, ngoại ô thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy.
Trên mộ chí có dòng chữ: “Năm Gia Hựu thứ bảy, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày 12/5/1062) ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa”.