Vì sao Đông Tà Hoàng Dược Sư đánh gãy 2 gân chân của tất cả đệ tử?

Sau Hoa Sơn luận kiếm thứ nhất, Hoàng Dược Sư được xếp vào hàng Ngũ Tuyệt - một trong những cao thủ cao cường nhất bấy giờ và cũng là một trong số những người ngông cuồng và cao ngạo bậc nhất trong Kim Dung truyện.

Vì sao Đông Tà Hoàng Dược Sư đánh gãy 2 gân chân của tất cả đệ tử?
Xuất hiện trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp của cố nhà văn Kim Dung, Hoàng Dược Sư có ngoại hiệu Đông Tà, biệt hiệu Hoàng Lão Tà. Ông là đảo chủ đảo Đào Hoa, võ công của ông rất cao siêu, nhanh, chuẩn, lạ và đẹp. Các môn tuyệt kỹ của Hoàng Dược Sư là Lạc Anh thần kiếm chưởng, Ngọc Tiêu kiếm pháp, Đàn chỉ thần công, Lan hoa phất huyệt thủ, Hoàng phong tảo diệp thoái pháp và Bích hải triều sinh khúc. Ông từng làm một đôi câu đối về võ công của mình: "Đào hoa ảnh lạc phi thần kiếm - Bích hải triều sinh án ngọc tiêu".
Vi sao Dong Ta Hoang Duoc Su danh gay 2 gan chan cua tat ca de tu?
Hoàng Dược Sư là một trong Thiên hạ ngũ tuyệt sau lần Hoa Sơn luận kiếm thứ nhất. 
Hoàng Dược Sư là người tính tình quái dị, cổ quái, cô độc, làm mọi việc theo ý mình, hành sự không theo bất cứ khuôn phép, lề lối gì, chủ yếu chỉ tập trung vào 4 chữ: Ta thích thì làm, Hoàng Dược Sư chính là biểu tượng cao nhất của sự tự do, phóng khoáng và khát vọng đập tan mọi giới hạn, ranh giới lễ nghĩa, giáo điều.
Sau lần Hoa Sơn luận kiếm thứ nhất, Hoàng Dược Sư được xếp vào Thiên hạ ngũ tuyệt (bên cạnh Trung Thần Thông Vương Trùng Dương – người có võ công cao nhất, Nam Đế Đoàn Trí Hưng, Tây Độc Âu Dương Phong và Bắc Cái Hồng Thất Công), danh xưng là Đông Tà. Tiếp đến, Hoàng Dược Sư nhận 6 đệ tử là Khúc Linh Phong, Lục Thừa Phong, Trần Huyền Phong, Mai Siêu Phong, Vũ Thiên Phong và Phùng Mạc Phong. Ông lại lấy nữ sĩ Phùng Hằng làm vợ, sinh ra Hoàng Dung. Phùng Hằng (Phùng Hương Diệp) không biết võ công nhưng lại có một trí nhớ siêu việt. Hoàng Dược Sư cùng vợ con và các đệ tự sinh ở trên đảo Đào Hoa, tuy nhiên cũng tại đây đã xảy ra biến cố khiến ông nổi giận đã cắt gân chân của tất cả các đệ tử còn lại rồi đuổi ra khỏi đảo. 
Sau khi Vương Trùng Dương mất, Vương Trùng Dương giao bộ Cửu âm chân kinh cho sư đệ Chu Bá Thông cất giữ. Chu Bá Thông trên đường đi giấu bí kíp gặp vợ chồng Hoàng Dược Sư, bằng trí nhớ tuyệt vời của vợ, Hoàng lão tà nhanh chóng có được nội dung Cửu âm chân kinh. Tuy nhiên, cũng vì dụng công để chép lại Cửu Âm chân kinh từ trí nhớ của mình mà Phùng Hằng bị suy kiệt sức lực đến nỗi sau khi sinh Hoàng Dung thì qua đời. Chu Bá Thông biết mình bị lừa bèn tìm đến đảo đào hoa để cướp lại Cửu âm chân kinh. Không may bị lạc vào Đào hoa trận và bị Hoàng Dược Sư nhốt ông trên đảo Đào Hoa. Cũng tại thời điểm đó, ở trên đảo Đào Hoa, Mai Siêu Phong có tình cảm với đại đệ tử của Hoàng Dược Sư là Trần Huyền Phong, hai người lén kết làm vợ chồng. Sợ sư phụ phát hiện, nên cả hai đã lấy trộm quyển hạ của Cửu âm chân kinh rồi bỏ trốn khỏi đảo Đào Hoa.
Hai sự việc này khiến Hoàng Dược Sư bị chấn động mạnh về tâm lý. Ông đánh gãy chân những đệ tử còn lại, đuổi ra khỏi đảo. Từ đó, Hoàng Dược Sư một mình nuôi con. Ông đã biến đảo Đào Hoa thành một Bát Trận Đồ khiến cho ai lạc vào không thể tìm lối ra. Ông còn nuôi rất nhiều người từng phạm tội ác trước đây, đem cắt lưỡi, chọc thủng màng nhĩ dùng làm người hầu chăm lo cho mọi thứ trên đảo. Vì vậy đối với người dân sống ven biển gần đảo Đào Hoa, họ luôn coi đây như một nơi rất nguy hiểm, không bao giờ xâm phạm.

Hoàng Dược Sư là cao thủ “hoàn mỹ” nhất trong võ hiệp Kim Dung?

Sự thông tuệ của Hoàng Dược Sư không chỉ nằm trong mỗi võ học. Mà cầm kỳ thi họa, kỳ môn độn giáp, không môn nào ông không phải tông sư.

Hoàng Dược Sư là cao thủ “hoàn mỹ” nhất trong võ hiệp Kim Dung?
Với tất cả những gì mà cố nhà văn Kim Dung từng tạo ra ở nhân vật Hoàng Dược Sư trong bộ Anh hùng xạ điêu, đây xứng đáng là vị cao thủ vượt xa cảnh giới của Vương Trùng Dương, Trương Tam Phong hay thậm chí là Độc Cô Cầu Bại.

Vì sao Bang chủ Cái Bang Hồng Thất Công chỉ có 9 ngón tay?

Đối với độc giả truyện Kim Dung, cái tên Bắc Cái Hồng Thất Công đã chẳng còn gì xa lạ. Tuy nhiên, ít người biết rằng vị đại anh hùng ấy chỉ vì ham ăn khiến một huynh đệ của mình chết thảm nên ông đã tự chặt đứt một ngón tay.

Vì sao Bang chủ Cái Bang Hồng Thất Công chỉ có 9 ngón tay?
Xuất hiện trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp của cố nhà văn Kim Dung, Hồng Thất Công là Bang chủ đời thứ mười tám của Cái Bang, biệt hiệu Cửu Chỉ Thần Cái. Là nhân vật võ lâm tuyệt đỉnh được liệt vào bậc đại tông sư võ học với hai môn tuyệt học nổi tiếng là Hàng long thập bát chưởng và Đả cẩu bổng pháp.

Cuộc đối đầu dai dẳng và ác liệt nhất trong truyện Kim Dung

Nhắc đến Võ lâm ngũ bá trong Xạ điêu tam khúc của cố Kim Dung, không mấy ai lại không biết đến. Đặc biệt, là cuộc đối đầu dai dẳng của Bắc Cái Hồng Thất Công và Tây Độc Âu Dương Phong thuộc vào hàng xưa nay giang hồ hiếm gặp.

Cuộc đối đầu dai dẳng và ác liệt nhất trong truyện Kim Dung
Xạ điêu tam bộ khúc là bộ ba tiểu thuyết kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung (gồm có Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp và Ỷ thiên đồ long ký). Câu chuyện bắt đầu từ sự sụp đổ của nhà Kim, nhà Tống và sự nổi lên của Đế chế Mông Cổ. Câu chuyện kết thúc một trăm năm sau đó với sự thiết lập nhà Minh. Những nhân vật trong truyện đóng vai trò quan trọng trong sự suy tàn và hưng vong của những triều đại đó. Hầu như 3 tác phẩm đều có mối liên hệ về nhân vật qua nhiều đời, nhất là các nhân vật chính.

Tin mới