Vì sao Eximbank "thay máu" đồng loạt 9 Phó Tổng Giám đốc?

(Kiến Thức) - Việc Eximbank "thay máu" đồng loạt tới 9 Phó tổng Giám đốc đang khiến dư luận xôn xao. Vậy lý do gì khiến Eximbank tiến hành động thái trên?

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank cho biết vừa chấp thuận cho 4 Phó tổng Giám đốc được nghỉ việc theo nguyện vọng bao gồm: ông Lê Hải Lâm, ông Nguyễn Quốc Hương, ông Nguyễn Quang Triết và bà Bùi Đỗ Bích Vân 
Cùng với đó, Eximbank cũng đồng loạt miễn nhiệm các Phó tổng Giám đốc là: ông Nguyễn Văn Hào, ông Lê Anh Tú, ông Bùi Văn Đạo, ông Yutaka Moriwaki và ông Masashi Mochizuki và bổ nhiệm chức danh Giám đốc cấp cao cho 5 nhân sự kể trên.
Như vậy, sau khi cắt giảm tổng cộng 9 Phó tổng Giám đốc, Ban điều hành của Eximbank gồm 15 thành viên đã được rút gọn xuống chỉ còn 7 thành viên gồm Tổng Giám đốc Lê Văn Quyết và 6 Phó tổng Giám đốc là: ông Trần Tấn Lộc, ông Đào Hồng Châu, bà Đinh Thị Thu Thảo, bà Văn Thái Bảo Nhi, ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ và ông Võ Quang Hiển.
Việc "thay máu" hàng loạt nhân sự cấp cao của ngân hàng Eximbank khiến nhiều người không khỏi bất ngờ và cho rằng nguyên nhân chính liên quan đến tình hình kinh doanh không mấy khả quan của ngân hàng này trong thời gian qua.
Mặc dù kết quả kinh doanh đã có cải thiện đáng kể trong suốt 2 quý đầu năm 2017 nhưng tình hình ở Eximbank vẫn chưa mấy sáng sủa, đặc biệt nổi cộm là tình hình nợ xấu. Hết quý I/2017, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank chạm ngưỡng 3%, trong đó, nợ có khả năng mất vốn chiếm 1.262 tỷ đồng. Với con số này, Eximbank có tên trong Top đầu những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất thời điểm đó. Đến hết quý II, Eximbank vẫn có hơn 1.300 tỷ đồng nợ xấu, chiếm tỷ lệ 2,89% trên dư nợ.
Cùng với gánh nặng nợ xấu, báo cáo tài chính cũng cho thấy, đến hết quý II, lỗ lũy kế của Eximbank vẫn gần 191 tỷ đồng.
Vi sao Eximbank "thay mau" dong loat 9 Pho Tong Giam doc?
Hoạt động tại một chi nhánh Eximbank. Ảnh: ANTT. 
Để ứng phó với khó khăn, cải thiện tình hình kinh dianh, HĐQT NEximbank đã thông qua định hướng tái cấu trúc New Eximbank. Đây là dự án tái cấu trúc và chiến lược Eximbank giai đoạn từ 2016 - 2020, được công bố vào ngày 5/12/2016.

Theo đó, ban quản lý dự án với hai người đứng đầu là ông Moriwaki Yukata và ông Nguyễn Quốc Hương, cùng là Phó tổng giám đốc Eximbank với mục tiêu xây dựng dự án với một lộ trình đảm bảo rằng Eximbank sẽ thay đổi, mang lại giá trị cho nhân viên, cổ đông và khách hàng.

Có vẻ như, việc thay đổi hàng loạt nhân sự cấp cao vừa qua nhằm mục đích tinh giản bộ máy quản lý là bước khởi đầu cho các chiến lược dài hơi và quan trọng của “New Eximbank”.
Sau khi ông Nguyễn Quốc Hương đã thôi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc, người phụ trách chính dự án tái cấu trúc và chiến lược Eximbank hiện tại là ông Yutaka Moriwaki.
Kế hoạch năm 2017, Eximbank đặt lợi nhuận trước thuế đạt 600 tỷ đồng, tăng trưởng 53% so với kết quả thực hiện năm 2016. Ngân hàng cũng dự kiến sẽ tăng trưởng quy mô tổng tài sản lên 150.000 tỷ đồng. Huy động vốn đạt 120.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ cấp tín dụng đạt 108.875 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%.

Lộ diện tân Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2015 – 2020

(Kiến Thức) - Một nguồn tin riêng của Kiến Thức cho biết, ông Lê Minh Quốc sẽ là tân Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2015 -2020.

Tại Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường diễn ra vào ngày 15/12 mặc dù vẫn chưa xác định được ai sẽ là tân Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank nhiệm kỳ VI (2015 -2020).

Sau khi danh sách bầu cử được công bố vào chiều cùng ngày, có 9 thành viên đã được bầu vào HĐQT Eximbank nhiệm kỳ mới. Ngay sau đó, các thành viên mới trong HĐQT đã họp và đề cử ông Lê Minh Quốc nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank.

Đại hội cổ đông của Eximbank vỡ trận

Dù cuộc họp được mời từ lúc 8h sáng nhưng trong gần 1 tiếng đồng hồ, tỉ lệ cổ đông Eximbank đến tham dự vẫn lác đác.

Đến 9h, tổng số cổ đông Eximbank tham dự chỉ là 372 người (chiếm 587.272.607 cổ phần), đạt tỉ lệ 47,77% tỉ lệ tham dự.

Tin mới