Vì sao gọi là xuân Di Lặc?

Vì sao mùa Xuân trong đạo Phật được gọi là xuân Di Lặc? Tượng Phật Di Lặc trông ngộ nghĩnh và không giống như các Đức Phật khác là tại sao?

Vì sao gọi là xuân Di Lặc?
Vì sao mùa Xuân trong đạo Phật được gọi là xuân Di Lặc? Tượng Phật Di Lặc trông ngộ nghĩnh và không giống như các Đức Phật khác là tại sao?(MINH TÂM, Bảo Lộc, Lâm Đồng)
Bạn Minh Tâm thân mến!
Mùa Xuân trong đạo Phật được gọi là xuân Di Lặc vì ngày bắt đầu năm mới là ngày lễ vía của Phật Di Lặc (mùng 1 Tết). Lễ Giao thừa đón mừng Xuân mới đồng thời cũng là lễ kỷ niệm Phật Di Lặc đản sinh (Theo Cố HT.Thích Thiện Siêu - Pháp Thoại Đầu Xuân).
Vi sao goi la xuan Di Lac?
 Ảnh minh họa. 

Mặt khác, Ngài Di Lặc là vị Phật đương lai tượng trưng cho hạnh hoan hỷ, vui vẻ, hỷ xả, bao dung và tha thứ. Đây cũng là ước nguyện đầu xuân của những người con Phật, nguyện cầu và mong ước một mùa xuân an vui, hạnh phúc. Vì vậy, người con Phật mừng xuân, ngoài việc vui đón xuân mới thông thường còn mang ý nghĩa kỷ niệm Phật Di Lặc đản sanh và nỗ lực tu học, chuyển hoá tự thân để luôn hoan hỷ, vui vẻ, tha thứ và bao dung như Ngài, nên gọi là xuân Di Lặc.

Vấn đề hình tượng Ngài Di Lặc, thực ra Ngài là vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ hiện đang trú tại nội viện của cung trời Đâu Suất. Ngài là một vị Phật đương lai, cố nhiên có đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp như những vị Phật khác. Tượng Phật Di Lặc mà chúng ta đang thờ với cái bụng lớn, miệng cười và tay cầm một túi đãy lớn là phỏng theo một hóa thân của Ngài Di Lặc làm Bố Đại hòa thượng (vị Hòa thượng mang túi đãy lớn) ở Trung Quốc. Sinh thời, không ai biết Ngài là hoá thân của Phật Di Lặc. Mọi người chỉ biết một Bố Đại hoà thượng ăn mặc xuyền xoàng, tay mang túi vải lớn, lúc nào cũng cười tươi, thường xuyên phân phát bánh kẹo và vui đùa với trẻ con. Ngài hành đạo tuỳ duyên, hoan hỷ và tự tại. Trước khi viên tịch, Ngài để lại một bài kệ: “Di Lặc chơn Di Lặc/Thiên bách ức hoá thân/Thời thời thị thời nhân/Thời nhân thường phất thức”. (Nghĩa là: Di Lặc đúng thật là Di Lặc đây, hoá thân trăm ngàn ức, thường chỉ dạy cho mọi người, mà mọi người không biết được). Lúc bấy giờ người ta mới biết Ngài là hoá thân của Phật Di Lặc và tạc tượng để thờ.

Như vậy, tượng Phật Di Lặc mà chúng ta đang thờ hiện nay là hình tượng của Bố Đại hòa thượng, một hóa thân của Phật Di Lặc, do đó không giống với tượng của các đức Phật khác.

Chúc bạn tinh tấn!

Xôn xao tượng Phật Di Lặc có tóc

Xôn xao tượng Phật Di Lặc có tóc
Theo báo JSChina, bức ảnh được một người dùng mạng xã hội Weibo có tên Tian Yichen, đăng tải lần đầu hôm 22/4. Bức tượng Phật Di Lặc tại thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã thu hút sự chú ý trên mạng vì kiểu tóc giống của một quan chức địa phương hơn là một đấng giác ngộ.

Đức Di Lặc và ý nghĩa sáu đứa bé

Đức Phật Di-lặc là một vị Phật sẽ thành ở ngày mai do Ngài tu hạnh gì? Chính hình ảnh đó là câu trả lời cụ thể nhất.

Đức Di Lặc và ý nghĩa sáu đứa bé
Mỗi đứa bé soi lỗ tai móc lỗ mũi của Ngài mà Ngài vẫn cười không tỏ vẻ bực dọc, không tỏ vẻ chướng ngại buồn bã. Vì vậy Ngài sẽ thành Phật chắc chắn.

Không nên đặt cành vàng, lá ngọc lên bàn thờ?

Nhiều người đi lễ hay mua những cành vàng lá ngọc, đồ hàng mã đẹp để dâng cúng, rồi lại xin lộc mang về trưng trên ban thờ.

Không nên đặt cành vàng, lá ngọc lên bàn thờ?

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, nhà nghiên cứu Phật học (Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Tiềm năng con người), không nên tùy tiện mang các thứ được coi là “lộc” sau khi cúng bái về bày lên bàn thờ. Trước khi đặt lên bàn thờ bất cứ vật gì cũng nên suy xét.

Bày “đồ giả” liệu có tốt?

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, đa phần người dân sau khi đi lễ mang lộc về cắm ở nhà mình, coi đấy là lộc. Nhưng tốt nhất mọi người không nên mang về vì ở những nơi đó có thể có vong, rồi đủ thứ bám vào… Nếu tới di tích mua những cành vàng lá ngọc đó dâng lên, công đức sẽ được bề trên chứng giám thì nên hóa đi, không nên mang về nhà.

Tin mới