Vì sao Hà Nội quyết bóc 20 loại gạch, lát mới vỉa hè hồ Gươm?

(Kiến Thức) - Lý giải cho quyết định bóc gạch lát mới vỉa hè Hồ Gươm, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, hiện đường dạo quanh hồ có hơn 20 loại gạch, thiếu đồng bộ. Đợt cải tạo này sẽ đem lại bộ mặt hoàn chỉnh cho khu vực hồ.

Trao đổi PV về dự án bóc gạch, lát mới vỉa hè Hồ Gươm, đại diện quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho hay, cơ quan chức năng đang triển lãm và lấy ý kiến người dân hoàn thiện Dự án “Đầu tư xây dựng cải tạo, chỉnh trang khu vực xung quanh Hồ Gươm”.
Lý giải cho dự án này khi mà lớp gạch lát quanh vỉa hè Hồ Gươm vẫn còn rất tốt, ông Phạm Tuấn Long- Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, sau nhiều đợt sửa chữa, vỉa hè, đường dạo quanh Hồ Gươm hiện có hơn 20 loại gạch đá khác nhau và thiếu đồng bộ. Do vậy, đợt cải tạo lần này thành phố sẽ cải tạo tổng thể, đem lại bộ mặt hoàn chỉnh cho khu vực Hồ Gươm.
Vỉa hè Hồ Gươm có tới 20 loại gạch khác nhau là lý do khiến Hà Nội quyết bóc sạch, thay mới để đồng bộ. Nguồn ảnh: Vietnamnet
 Vỉa hè Hồ Gươm có tới 20 loại gạch khác nhau là lý do khiến Hà Nội quyết bóc sạch, thay mới để đồng bộ. Nguồn ảnh: Vietnamnet
Cụ thể, xung quanh Hồ Gươm sẽ được thay thế toàn bộ bằng đá tự nhiên Granite có độ dầy 10 cm, với nguồn gốc từ tỉnh Bình Định chứ không phải các loại đá tự nhiên có nguồn gốc từ Thanh Hóa mà nhiều quận Hà Nội đang lát cho vỉa hè hiện nay.
Dự kiến, Quận Hoàn Kiếm sẽ thực hiện kế hoạch này vào giữa năm nay và hoàn thành vào dịp cuối năm 2018.
“Việc lát đá quanh Hồ Gươm thi công không phức tạp. Hạng mục mất thời gian xử lý nhất chủ yếu liên quan đến hệ thống điện đi ngầm, hệ thống tưới nước tự động. Hơn nữa, xác định đây là dự án quan trọng, nên quận và thành phố đã chuẩn bị kỹ từ khâu nghiên cứu, lựa chọn vật liệu và giải pháp kỹ thuật thi công cũng như quá trình giám sát. Thành phố cũng đã xin ý kiến các Bộ ngành để hoàn thiện dự án”, ông Long thông tin thêm.
Về số đá và gạch còn rất tốt hiện tại, sau khi bóc gỡ, theo ông Phạm Tuấn Long, có thể được sử dụng lại ở các vườn hoa khác của quận Hoàn Kiếm.
“Các viên đá hiện nay chất lượng vẫn tốt, chỉ bị trầy xước do quá trình sử dụng, về kỹ thuật vẫn xử lý được. Do vậy, chúng tôi sẽ cho dùng lại ở vị trí phù hợp”, ông Long cho biết.

“Cụ” rùa hồ Gươm đã chết

(Kiến Thức) - "Cụ" rùa Hồ Gươm qua đời vào khoảng 16h ngày 19/1 khi người dân phát hiện xác "cụ" nổi trên mặt hồ.

Thông tin "cụ" rùa hồ Gươm qua đời cũng được PGS. Hà Đình Đức, người dành 20 năm nghiên cứu, chăm sóc "cụ" rùa xác nhận chiều tối ngày 19/1. Ông cho biết đã được Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) gọi điện báo tin.

Trước đó, khoảng 17h chiều 19/1, nhiều người dân phát hiện "cụ" rùa nổi trên mặt hồ khu vực phía trước báo Hà Nội mới nhưng không cử động.

Hồ Gươm ô nhiễm và mất khả năng tự làm sạch

Qua khảo sát, công ty thoát nước Hà Nội cho rằng hồ Gươm ô nhiễm, mất khả năng tự làm sạch, cá và động vật trong hồ không được bảo vệ.

Tại hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học về cải tạo môi trường nước hồ Gươm chiều 15/2, nhiều chuyên gia lo lắng trước tình trạng hồ Gươm ô nhiễm.

Ông Võ Tiến Hùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, thông tin thành phố xử lý ô nhiễm môi trường khu vực hồ Gươm như tách nước ra khỏi hồ, thử nghiệm nạo vét bùn hồ bằng tàu hút bùn của Đức vào năm 2010.

Sau đó, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nôi cũng lấy ý kiến các nhà khoa học về các giải pháp cải tạo môi trường hồ (cải tạo nước, cung cấp thức ăn, gắn thiết bị cho cụ rùa…) nhưng chưa có giải pháp cụ thể hóa.

Theo ông Hùng, qua khảo sát hiện trạng cho thấy hồ Gươm mất khả năng tự làm sạch, nước bị ô nhiễm, cá và động vật trong hồ không được bảo vệ. Chất lượng nước suy giảm, độ PH cao ở mức 9,05 - 9,46.
Ho Guom o nhiem va mat kha nang tu lam sach
 Nước hồ Gươm ô nhiễm là một trong những nguyên nhân khiến cụ rùa bị bệnh, qua đời. Ảnh: Hà Đình Đức.

Tin mới